Nông nghiệp Trung Quốc sau khi nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) - pdf 16

Download miễn phí Nông nghiệp Trung Quốc sau khi nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)



Do nhiều nguyên nhân, sản xuất nông nghiệp trên thế giới đang trở nên khó khăn, giá lương thực thực phẩm leo thang và nguồn cung cấp giảm sút, hậu quả là cạnh tranh trên thị trường quốc tế gia tăng. Xuất khẩu hàng nông sản, nhất là nông sản chế biến của Trung Quốc cũng đang gặp nhiều cản trở. Những tin báo chí về vụ bánh bao Trung Quốc xuất khẩu sang Nhật làm người ăn ngộ độc “Bim bim ” xuất sang Hàn Quốc có gói bị phát hiện có cả vật nghi là đầu chuột vv chứng tỏ cạnh tranh quốc tế trên thị trường nông sản đang diễn ra phức tạp.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

NÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC
SAU KHI NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)
Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực Trung Quốc quan tâm e sợ nhất trước khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Bởi lẽ, nông nghiệp Trung Quốc tuy đã đạt nhiều thành tựu trong quá trình phát triển, nhưng nói chung vẫn yếu kém lạc hậu, và nhiều khó khăn so với nông nghiệp các nước phát triển, do vậy sẽ đặt Trung Quốc vào lợi thế bất lợi trong cạnh tranh quốc tế sau khi ra nhập WTO . Vấn đề nông nghiệp gắn liền với vấn đề nông dân và vấn đề nông thôn, hợp thành vấn đề “ tam nông” có tầm quan trong hàng đầu trong chiến lược phát triển của Trung Quốc . Trung Quốc có sự chuẩn bị trước khi gia nhập WTO, và sau khi gia nhập đã đẩy mạnh cải cách, phát triển nông nghiệp, đạt những thành tích đáng ghi nhận. “ Báo cáo công tác chính phủ” do Thủ tướng Ôn Gia Bảo trình bày trước kỳ họp Quốc hội Trung Quốc vừa qua, khi đề cập đến thành tựu cải cách phát triển kinh tế trong 5 năm 2003-2007 đã nói rõ “Chúng ta bắt đầu bằng cách tăng cường cơ sở nông nghiệp, coi việc thúc đẩy tăng sản lượng lương thực và tăng thu nhập của nông dân là nhiệm vụ hàng đầu, áp dụng một loạt các giải pháp quan trọng về chế độ chính sách, và đầu tư…Những giải pháp đó đã phát huy cao độ tính tích cực của nông dân, thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc xây dựng nông thôn mới XHCN. Nông thôn đã có sự đổi mới mang tính lịch sử. Hàng trăm triệu nông dân đã thực sự cảm giác phấn khởi. Sự phát triển của nông nghiệp đã đóng vai trò quan trọng trong sự ổn định và phát triển của tình hình kinh tế xã hội nói chung (1). Nhưng đồng thời Chính phủ Trung Quốc cũng đã thừa nhận thực trạng kinh tế Trung Quốc hiện nay là “ Cơ sở nông nghiệp vẫn yếu kém, phát triển ổn định nông nghiệp và tiếp tục tăng thu nhập của nông dân ngày càng trở nên khó khăn, tình trạng khoảng cách chênh lệch về phát triển ngày càng lớn giữa thành thị và nông thôn, giữa các khu vực vẫn chưa có biến chuyển (2).
Vấn đề nông nghiệp nói riêng, và vấn đề “ tam nông” nói chung ở Trung Quốc sau khi gia nhập WTO có nhiều tương đồng với tình hình ở Việt Nam. Do vậy, tìm hiểu vấn đề này ở Trung Quốc sẽ có ý nghĩa tham khảo thiết thực với chúng ta. Vấn đề chúng ta cần tìm hiểu là tình hình nông nghiệp ở Trung Quốc sau khi gia nhập WTO, những vấn đề đặt ra hiện nay và hướng giải quyết.
I.vài nét về nông nghiệp Trung quốc trong quá trình phát triển.
Nông nghiệp từ trước đến nay vẫn được các nhà lãnh đạo Trung Quốc coi là cơ sở của nền kinh tế quốc dân. Trước cải cách, do những khó khăn khách quan và những sai lầm chủ quan, đặc biệt sai lầm trong “ phong trào nhảy vọt”, “ phong trào công xã nông thôn”, “Phong trào cách mạng văn hóa”, nông nghiệp Trung Quốc trong tình trạng trì trệ kéo dài. Dư luận xã hội đã tổng kết tình trạng “ ba nhất” : “ Nông nghiệp lạc hậu nhất, nông dân khổ nhất, nông thôn cùng kiệt nhất” . Qua 30 năm cải cách và phát triển, trong đó có hơn 6 năm sau khi gia nhập WTO, nông nghiệp Trung Quốc đã có bước phát triển đáng khích lệ. Thành tựu đáng ghi nhận là với diện tích đất trồng chỉ chiếm 9% tổng diện tích đất trồng của thế giới, nông nghiệp Trung Quốc đã nuôi sống 1,3 tỷ dân, chiếm 21% tổng dân số thế giới. Từ 1979, khi bước sang cải cách đến 2006, nông nghiệp Trung Quốc phát triển tương đối ổn định và tăng bình quân hàng năm 4,6%. Mặc dầu tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp trong thời gian đó không cao bằng tốc độ tăng trưởng của công nghiệp (11,3%), và của dịch vụ (10,7%) nhưng sự tăng trưởng ổn định của nông nghiệp đã có ý nghĩa rất quan trọng đến phát triển kinh tế và an sinh xã hội ở Trung Quốc trong mấy chục năm qua.
Sau khi gia nhập WTO , để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế Trung Quốc trong thời kỳ hội nhập sâu vào kinh tế toàn cầu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thị trường thế giới, Chính phủ Trung Quốc đã đặc biệt coi trọng vấn đề nông nghiệp nói riêng và vấn đề ‘tam nông” nói chung. Từ năm 2004-2008, văn kiện số 1 công bố đầu năm của TW Đảng Cộng sản Trung Quốc đều là văn kiện về vấn đề “ tam nông”. Văn kiện số 1 năm 2004 chủ yếu đề cập vấn đề tăng thu nhập cho nông dân. Văn kiện số 1 năm 2005 chủ yếu đề cập vấn đề nâng cao sức sản xuất tổng hợp của nông nghiệp ! Văn kiện số 1 năm 2006 chủ yếu đề cập vấn đề xây dựng nông thôn mới. Văn kiện số 1 năm 2007 chủ yếu đề cập vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại là cốt lõi của công cuộc xây dựng nông thôn mới. Văn kiện số 1 năm 2008 cũng vấn đề cập vấn đề “ tam nông” . Trong các văn kiện đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra nhiệm vụ cho công nghiệp là phải “ Trở lại phục vụ phát triển nông nghiệp”, nhà nước phải kiện toàn chế độ và mở rộng mức độ trợ cấp cho nông nghiệp, phù hợp với nguyên tắc của WTO; xây dựng cơ chế có hiệu quả lâu dài nhằm phát triển nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân vv…
Trên thực tế, trong mấy năm qua nhà nước Trung Quốc đã có rất nhiều nỗ lực để phát triển nông nghiệp, hỗ trợ nông dân, ổn định nông thôn, Một số giải pháp đã đã được áp dụng; Xóa bỏ toàn bộ thuế nông nghiệp, thuế chăn nuôi, và thuế đặc sản, tính ra mỗi năm nông dân được giảm đóng góp 133,5 tỷ NDT: thực hiện chính sách trợ cấp nông nghiệp về giống, máy móc và các tư liệu sản xuất khác…Nhà nước Trung Quốc đã tăng đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn nói chung. Trong 5 năm qua (2003-2007) ngân hàng nhà nước đã chi 1600 tỷ NDT đàu tư vào nông thôn, trong đó 300 tỷ NDT được chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, đó là chưa kể đầu tư từ ngân sách địa phương. Trong 5 năm qua, diện tích tưới tiêu tăng thêm 100 triệu mẫu(3) , xây dựng mới và tu sửa 1,3 triệu cây số đường nông thôn vv…Những nỗ lực và giải pháp đó đã đem lại kết quả đáng khích lệ. Trước năm 2003 sản lượng lương thực có xu hướng giảm sút hàng năm, thì sau đó đã tăng lên một cách tương đối ổn định: năm 2004-469,4 triệu tấn , năm 2005 484 triệu tấn, năm 2006 497,45 triệu tấn, năm 2007 500 triệu tấn. Trong mấy năm qua thu nhập của dân nông thôn cũng đã tăng đáng kể: Từ 2476 NDT năm 2002 lên 4140 NDT năm 2007.
Tỷ lệ của nông nghiệp trong kết cấu kinh tế Trung Quốc qua quá trình cải cách, phát triển cũng có sự thay đổi đáng kể:
Nông nghiệp trong kết cấu kinh tế Trung Quốc (%)
Năm
1978
1980
2000
2006
GDP
28,1
30,1
16,4
11,8
Lao động
70,5
68,7
50
42,6
Xuất khẩu
26,7
6,3
3,2
Nhập khẩu
33,8
50,0
4,0
Dân số
(nông thôn)
82,1
80,6
63,8
56,1
Nguồn: lấy từ con số của niên giám thống kê Trung Quốc.
Trên đây là những nét khái quát về thực trạng nông nghiệp từ sau ngày cải cách, đặc biệt là sau khi Trung Quốc gia nhập WTO
II tác động của WTO đối với nông nghiệp trung quốc trong những năm qua.
Với tính chất là Tổ chức thương mại Thế giới, tổ chức này đã tạo điều kiện cho sản phẩm nông nghiệp Trung Quốc đi ra thị trường thế giới và tạo điều kiện cho sản phẩm nông nghiệp thế giới đi vào thị trường Trung Quốc . Theo thống kê của hải quan Tru...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status