Hiện trạng môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Hiện trạng môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam



Việc áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ở Việt Nam được tiến hành vào năm 1990 trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường. Vào năm 1995, hệ thống kế toán Việt Nam (VAS) được ban hành. Hệ thống này từng bước áp dụng cho các doanh nghiệp ĐTNN và doanh nghiệp trong nước. Ban đầu VAS có vài điểm khác biệt so với tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IAS) và các doanh nghiệp FDI cảm giác không thuận tiện trong việc áp dung VAS.
Năm 1999, để giới thiệu khái niệm của IAS vào VAS, Uỷ ban xây dựng tiêu chuẩn kế toán Việt Nam được thành lập. Các tiêu chuẩn kế toán theo quan niệm IAS được xây dựng và dần áp dụng.
Quy định và phổ cấp Tiêu chuẩn kế toán được công nhận là cần thiết không chỉ đối với các doanh nghiệp ĐTNN mà đối với cả các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Điều này tạo ra cơ sở đáng tin cậy trong hoạt động ngân sách tài chính và trong các nhà đầu tư, cũng như cơ sở cho việc đưa ra quyết định và thu thuế công bằng. Vì vậy, chính phủ đã xây dựng Luật kế toán năm 2003 sau khi xem xét chế độ kế toán của các nước khác. Đồng thời một điều cũng quan trọng là phát triển Kế toán công được xác nhận (CPA) và chuyên gia kế toán cũng như các Tiêu chuẩn kiểm toán để kiểm soát hoạt động kế toán. Liên quan đến vấn đề này, Trung Quốc đã thay đổi cơ bản hệ thống kế toán của họ trong năm 2002 rất gần với IAS.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2004. [MOF: WT7]
15. Xóa bỏ nghĩa vụ đấu thầu khi mua sắm thiết bị, nhà xưởng... của các liên doanh mà phía Việt Nam góp vốn từ 30% trở lên bằng giá trị quyền sử dụng đất.
1) Hiện trạng
Vấn đề này có liên quan đến quy định tại điều 100 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, nguồn gốc của Điều 100 xuất phát từ các quy chế đấu thầu như sau:
Khoản 2-b điều 2 “các dự án liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hay góp vốn trong đó phần vốn đóng góp của tổ chức kinh tế nhà nước (doanh nghiệp nhà nước) chiếm ít nhất 30% vốn pháp định, vốn kinh doanh hay cổ phần.”
hoản 8 điều 10 “các nhà thầu tham gia đấu thầu ở Việt Nam phải cam kết mua và sử dụng nguyên vật liệu, thiết bị phù hợp về mặt chất lượng và giá cả và được sản xuất, gia công hay có bán tại Việt Nam.”
khoản 8 điều 10 ”trong trường hợp đấu thầu quốc tế được tổ chức tại Việt Nam cho các dự án quy định tại khoản 2 điều 2 của quy chế này, các nhà thầu và sản phẩm sản xuất trong nước sẽ được ưu tiên”
2) Các vấn đề từ nhìn phía doanh nghiệp
Nhằm thúc đẩy hoạt động của các liên doanh, các đối tác Nhật Bản gợi ý là việc áp dụng hệ thống đấu thầu nên để cho liên doanh được tự quyết định. Thay đổi này không chống lại quyền lợi của Chính phủ vác các đối tác Việt Nam.
3) Quan điểm của các cơ quan liên quan của Chính phủ Việt Nam
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, doanh nghiệp liên doanh có trên 30% vốn góp của doanh nghiệp nhà nước thì bắt buộc phải tổ chức đấu thầu khi mua máy móc thiết bị. Đây là quy định nhằm bảo vệ tài sản của Chính phủ Việt Nam. Nói một cách khác, chính phủ Việt Nam không chỉ coi trọng mặt quản lý doanh nghiệp mà còn coi trọng cả mặt sở hữu doanh nghiệp.
4) Các giải pháp cụ thể
Chính phủ Việt Nam sẽ giao các Bộ có liên quan sửa Pháp lệnh về đấu thầu để trình lên Uỷ ban thường vụ Quốc hội để xóa bỏ nghĩa vụ đấu thầu trong việc mua sắm thiết bị nhà xưởng trong các doanh nghiệp liên doanh mà phía Việt Nam góp vốn hơn 30% bằng quyền sử dụng đất trong thời gian sớm nhất có thể. [MPI: WT1]
16. Quy định về các quỹ hoạt động ở nước ngoài của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và công ty bảo hiểm
1) Hiện trạng
Giới hạn trần của vốn sử dụng tại nước ngoài của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 30% tổng số vốn huy động, trong khi các công ty bảo hiểm chỉ được sử dụng các nguồn vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư tại Việt Nam.
Luật và quy định
Thông tư của Ngân hàng Nhà nước 08/2000/ TT-NHNN, Luật Bảo hiểm khoản 2 điều 98
2) Các vấn đề nhìn từ phía doanh nghiệp
Nhiều khách hàng của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới thành lập. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có một lượng vốn huy động và tiền thu được từ xuất khẩu ngày càng tăng, trong khi không có nhiều cơ hội đầu tư tại Việt Nam do rủi ro cao. Trong các trường hợp này, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nước ngoài. Việc bãi bỏ quy định hạn chế sử dụng vốn ở nước ngoài này sẽ giúp các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được khuyến khích phát triển, dẫn tới việc gián tiếp xúc tiến ĐTNN. Người ta cũng khuyến cáo rằng không nên cấm các công ty bảo hiểm sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi bằng việc đầu tư ra nước ngoài để tăng sức sống cho thị trường bảo hiểm Việt Nam.
3) Quan điểm của cCc cơ quan lian quan của Chính phủ Việt Nam
Chính sách của Ngân hàng Nhà nước là khuyến khích các ngân hàng nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. Về các công ty bảo hiểm, luật bảo hiểm mới có hiệu lực hai năm trước đây, quy định vốn huy động của công ty bảo hiểm sử dụng để đầu tư tại Việt Nam theo quy định là phù hợp.
Các cơ quan có liên quan:
Ngân hàng nhà nước, đối với các ngân hàng
BTC đối với các công ty bảo hiể
4) Các giải pháp cụ thể
Chính phủ Việt Nam nhanh chóng xoá bỏ các hạn chế về việc sử dụng vốn và tài sản của các ngân hàng nước ngoài và các công ty bảo hiểm theo các cam kết quốc tế. [SBV: WT8]
17. Xoá bỏ yêu cầu về vốn đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài
1) Hiện trạng
Diều 16 Luật đầu tư nước ngoài không cho phép giảm vốn đầu tư. Tuy nhiên, theo Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi tháng 7 năm 2000, vấn đề này sẽ do Thủ tướng quyết định. Mặt khác, theo điều 43 và điều 50 Luật Doanh nghiệp, các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam có thể giảm vốn đầu tư.
2) Các vấn đề nhìn từ phía doanh nghiệp
Có không ít doanh nghiệp Nhật Bản có nguyện vọng giảm vốn đầu tư vì lý do hợp lý hoá quy mô hay vì cho đó là quyền quyết định chính đáng của bản thân doanh nghiệp.
3) Quan điểm của các cơ quan liên quan của Chính phủ Việt Nam
Luật Đầu tư nước ngoài hiện hành không cho phép giảm vốn đầu tư.
4) Các giải pháp cụ thể
1. Với mục đích đảm bảo sự mềm dẻo của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Chính phủ Việt Nam sẽ đề xuất với Quốc hội sửa Luật Đầu tư nước ngoài để cho phép các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được giảm vốn đầu tư trong những điều kiện nhất định tại lần sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài tới đây. [MPI: WT1] (Ghi chú: hiện nay việc giảm vốn đầu tư không được cho phép)
2. Chính phủ Việt Nam sẽ đề xuất với Quốc hội xoá bỏ hạn chế giới hạn sàn về vốn pháp định trong tổng vốn đầu tư (hiện nay quy định ít nhất bằng 30% vốn đầu tư) tại lần sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài tới đây. [MPI: WT1]
18. Vấn đề về định nghĩa tổng vốn đầu tư liên quan đến nhập khẩu tài sản cố định
1) Hiện trạng
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay đang được miễn thuế nhập khẩu đối với tài sản cố định theo một số điều kiện nhất định.
Để được hưởng chế độ miễn thuế này cần có giấy phép của Sở Thương mại nằm trong Uỷ ban nhân dân nơi cấp miễn thuế nhập khẩu. Sở Thương mại sẽ kiểm tra giấy phép đầu tư/báo cáo nghiên cứu khả thi và cấp giấy phép nhập khẩu trong phạm vi giá trị tổng vốn đầu tư quy định tại giấy phép đầu tư. Vấn đề phát sinh khi một công ty sản xuất nhập khẩu tài sản cố định cho thời gian gia hạn. Sở Thương mại sau đó có thể yêu cầu điều chỉnh giấy phép đầu tư để tăng tổng vốn đầu tư và vốn pháp định, vì họ cho rằng tổng cộng dồn tài sản cố định sẽ vượt quá tổng vốn đầu tư quy định tại giấy phép đầu tư. Sở Thương mại có thể không coi đây là khấu hao tài sản cổ định trong các trường hợp này.
Luật và quy định có liên quan đến vấn đề này
Luật ĐTNN 18/2000/QH10, Nghị định 24/2000/NĐ-CP, Nghị định 27/2003/NĐ-CP
2) Các vấn đề nhìn từ phía doanh nghiệp
Doanh nghiệp không lý giải được việc tăng tổng vốn đầu tư ghi trên giấy phép đầu tư trong trường hợp nhập khẩu tài sản cố định để gia hạn đầu tư. Việc nhập khẩu tài sản cố định nên được coi là khấu hao nhiều hơn là mở rộng đầu tư. Khoản khấu hao nên được khấu trừ từ tổng tài sản cố định nhập khẩu.
3) Quan đi...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status