Từ vựng tiếng Việt trong Việt Nam Tự Điển - pdf 16

Download miễn phí Khóa luận Từ vựng tiếng Việt trong Việt Nam Tự Điển



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 4
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC 4
1. Quan niệm về từ và từ tiếng Việt 4
2. Về mặt cấu trúc của từ 5
2.1. Từ đơn 6
2.2. Từ ghép 6
2.2.1. Định nghĩa 6
2.2.2. Phân loại 6
2.3. Từ láy 7
2.3.1. Định nghĩa 7
2.3.2. Phân loại 7
2.4. Từ ngẫu hợp 11
3. Về mặt nguồn gốc của từ 12
3.1. Từ Hán Việt và từ ngữ gốc Hán 12
3.2. Từ Ấn Âu 14
3.3. Từ Địa Phương 15
4. Cụm từ cố định 16
5. Một số vấn đề về từ điển và cấu trúc của Việt Nam Tự Điển 18
5.1. Một số vấn đề về từ điển 18
5.2. Cấu trúc từ điển 19
5.2.1. Cấu trúc vĩ mô của từ điển 19
5.2.2. Cấu trúc vi mô của từ điển 20
6. Phương pháp làm việc 21
CHƯƠNG II 23
PHÂN TÍCH TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT TRONG “VIỆT NAM TỰ ĐIỂN” THEO CẤU TRÚC CỦA ĐƠN VỊ TỪ VỰNG 23
1. Từ đơn 24
2. Từ ghép 24
3. Từ láy 25
4. Từ ngẫu hợp 26
5. Cụm từ cố định 27
CHƯƠNG III 33
PHÂN TÍCH TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT TRONG “VIỆT NAM TỰ ĐIỂN” THEO NGUỒN GỐC VÀ PHẠM VI SỬ DỤNG 33
1. Các từ ngữ Hán Việt 35
2. Từ gốc Ấn - Âu 43
3. Từ Địa Phương 49
4. Tên Riêng 60
4.1. Các địa danh 61
4.2. Các nhân danh 62
4.3. Mục từ chỉ tên các bộ sách, tác phẩm văn học 62
4.4. Mục từ chỉ tôn giáo 63
4.5. Mục từ tên gọi các triều đại, thời đại 63
4.6. Ngoài ra còn có các mục từ là tên của một dòng họ 63
KẾT LUẬN 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC 71
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

đô đốc, chinh phạt, chinh chiến, nhập ngũ, xung đột, quân đội, quân luật, quân lệnh...
h. Các mục từ thuộc lĩnh vực y học:
- Gồm các mục từ sau: Bệnh viện, bệnh tình, bệnh nhân, ban (một thứ bệnh), giang mai, thương hàn, thương tích, y khoa, y tế, y sĩ, y viện, huyết mạch...
Như vậy, kết quả của quá trình tiếp xúc lâu dài giữa văn hóa Hán và văn hóa Việt nói chung, giữa tiếng Hán và tiếng Việt nói riêng trong thời kì Bắc thuộc, về mặt ngôn ngữ là sự du nhập mạnh của một loạt các từ tiếng Hán vào tiếng Việt, nhưng chúng bị chi phối bởi quy luật của ngôn ngữ tiếng Việt và cách sử dụng của người Việt. Sau khi thống kê, miêu tả thành phần từ Hán Việt trong Việt Nam Tự Điển, chúng tui có một số nhận xét sau:
1. Trong số 12.193 mục từ Hán Việt, điều dễ nhận thấy là số mục từ thuộc lĩnh vực tự nhiên, sinh hoạt xã hội, chính trị, tôn giáo chiếm phần lớn. Tiếp sau đó là các mục từ thuộc các lĩnh vực: giáo dục, quân sự, tư pháp, kinh tế, y học, cũng có một khối lượng không nhỏ trong Việt Nam Tự Điển. Điều này chứng tỏ rằng, các tác giả của Việt Nam Tự Điển không chỉ tập trung vào vốn từ thông dụng được sử dụng trong đời sống hàng ngày mà còn quan tâm đến các thuật ngữ sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nữa. Chỉ tính số lượng từ Hán Việt giữa Việt Nam Tự Điển (12.193 từ Hán Việt) và từ điển Việt – Bồ - La của A.De.Rhodes (1.097 từ Hán Việt), chúng tui thấy số lượng từ Hán Việt trong vốn từ vựng tiếng Việt đã tăng lên rất nhiều. Và nếu như A.De.Rhodes chỉ tập trung thu thập những từ Hán Việt thuộc lĩnh vực tự nhiên, sinh hoạt xã hội, tôn giáo, hoàn toàn không có các mục từ thuộc lĩnh vực kinh tế, khoa học kĩ thuật, thì đến Việt Nam Tự Điển các tác giả Hội Khai Trí Tiến Đức đã cho chúng ta thấy sự vay mượn từ Hán Việt vào nước ta rất mạnh, với khối lượng lớn các từ ngữ thuộc tất cả các lĩnh vực.
2. Đáng chú ý là, vì đây là cuốn tự điển nên các tác giả của Việt Nam tự điển thu thập các Hán tự đơn như là các từ đơn trong tiếng Việt. Hiện nay, các mục từ này chỉ có tư cách là các yếu tố cấu tạo từ (hay hình vị) trong tiếng Việt. Khả năng sử dụng độc lập của các mục từ đơn tiết Hán Việt này trong tiếng Việt hiện tại không còn nữa, ví dụ:
Mục từ trong
Việt Nam tự điển
Nghĩa trong Việt Nam tự điển
Là hình vị cấu tạo trong các từ
An
Im lặng, yên lành, định sẵn, đành rồi, không e sợ gì nữa
An bài, an phận
Báo
Trả lại, đền lại
Báo đáp, báo oán
Cần
Siêng năng, chịu khó
Cần cù, cần kiệm

Lẻ loi một mình
Cô hồn, cô độc
Cố
Ngoảnh lại, đoái đến
Hạ cố, chiếu cố
Cụ
Đủ
Cụ thể
Cung
Dâng nộp
Cung cấp
Cốt
Xương
Xương cốt, hài cốt
Chi
Một thứ cỏ thơm
Chi lan
Chính
Ngay thẳng
Chính đáng, chính trực
Giản
Sơ sài, không phiền phức
Giản dị, giản tiện
Phục
Lại, trở lại
Phục chức, phục sinh
Thỉnh
Xin cầu
Thỉnh an, thỉnh cầu
Trực
Ngay thẳng
Trực ngôn, trực tiếp
Lãm
Xem
Triển lãm
..............
3. Đặc biệt, trong số các mục từ Hán Việt, chúng tui thấy có khá nhiều mục từ được chú thích về khả năng kết hợp của từ. Điều này chứng tỏ ngay từ thời kì đó các tác giả của Việt Nam đã rất có ý thức không chỉ trong việc thu thập các mục từ mà họ còn cung cấp cho chúng ta cách sử dụng các từ Hán Việt. Đó là các từ không có khả năng hoạt động độc lập, được chú giải là : “không dùng một mình”, nghĩa là chúng chỉ được coi như hình vị cấu tạo từ, ví dụ:
Mục từ trong Việt Nam tự điển
Nghĩa trong Việt Nam tự điển
Có mặt trong các kết hợp
Cận
Gần
Cận cổ
Cập
Kịp, theo tới kịp
Cập kê, cập cách
Cật
Hỏi vặn, hỏi gặng
Cật vấn
Cẩm
Gấm
Cẩm tú,cẩm thạch
Căn
Rễ
Căn bản, căn nguyên
Cảnh
Răn
Cảnh báo, cảnh giới
Bảo
Giữ gìn
Bảo dưỡng, bảo hiểm
Bác
Rộng
Bác ái, bác học
Anh
Sáng, đẹp
Anh danh, anh hùng
Am
Biết rõ, từng trải
Am hiểu, am tường

Hãy, biết
Cô thứ, cô khoan
Cự
To lớn
Cự nho, cự tộc
Thán
Than đốt
Thán chất, thán khí
Tham
Xen vào, dự vào
Tham báo, tham mưu
Phủ
Chẳng
Phủ định, phủ quyêt
Phục
Đồ mặc
Phục sắc
Phù
Nổi
Phù vân, phù sinh

Thêu
Tú cầu
Thái
Rất, lớn, cả
Thái dương, thái tử, thái thậm
...............
4. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có rất nhiều từ Hán Việt có khả năng hoạt động độc lập đến mức, có lẽ trừ những người có vốn Hán học và những nhà nghiên cứu ra, không mấy ai còn để ý đến hay “cảm thấy” nguồn gốc Hán của chúng nữa, ví dụ:
Mục từ trong Việt Nam tự điển
Nghĩa trong Việt Nam tự điển
Cao
Trái với thấp. Trổi lên, nổi gồ lên, bồng lên
Thấp
Kém bề cao, trái với cao
Ông
Cha của cha mẹ mình

Tiếng gọi mẹ của cha mẹ mình
Cậu
Tiếng gọi anh hay em trai mẹ

Tiếng gọi chị hay là em cha
Học
- Theo lời thầy hay sách dạy mà bắt chước, luyện tập cho quen
- Kể lại, đọc đi đọc lại cho thuộc
Bút
Đồ dùng để viết chữ
Hiền
Lành có đức tốt
Ác
Trái với thiện. Dữ tợn, không tốt
Tuyết
Chất nước ở trên đông lại và rơi xuống, sắc trắng tinh
Thánh
Bậc thông minh, trí tuệ, tài đức khác thường
Tiên
Người tu Đạo giáo luyện được phép trường sinh
...............
5. Khảo sát từ Hán Việt trong Việt Nam Tự Điển, chúng tui còn thấy có hiện tượng nhiều từ Hán Việt được rút ngắn từ lại theo cách nói của người Việt, mà vẫn đảm bảo đúng nghĩa của từ. Ví dụ các mục từ: Cử nhân - cử (cụ cử), tú tài - tú (cậu tú), thục địa – thục (củ thục), tiểu đồng – tiểu (chú tiểu), tiểu tiện - tiểu (đi tiểu)...
Đặc biệt, trong số 12.193 mục từ Hán Việt mà chúng tui thống kê được trong Việt Nam Tự Điển, có nhiều mục từ mà ngày nay rất ít được sử dụng hay không còn được sử dụng nữa, ví dụ :
- Canh trương: Thay đổi, mở mang
- Cao chi: Dầu mỡ
- Nha lại: Người thuộc lại ở các nha
- Nha môn: Cửa dinh các quan
- Mỗ: Tôi, ta, tự xưng khi nói một mình
- Liêu thuộc: Các quan nhỏ thuộc quyền một quan lớn
- Hoàng khảo: Bố vua nói về khi đã chết
- Phủ doãn: Chức quan coi phủ sở, tại chỗ kinh đô
- Phủ đường: Công đường quan phủ
- Quan điền: Ruộng công của các quan viên
- Quận mã: Tiếng gọi chồng của quận chúa
- Thám hoa: Bậc đỗ thứ 3 trong hàng tiến sĩ
- Thành thủ úy: Chức quan võ coi giữ khu vực ở trong thành
- Trương phiên: Người đứng đầu phiên tuần trong tuần
- Thái hoàng thái hậu: Tiếng gọi bà nội vua
..............
Hầu hết các từ này đều là những từ lịch sử, phản ánh một giai đoạn lịch sử nhất định đặc thù cho xã hội phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ. Khi giai đoạn lịch sử đó qua đi thì những mục từ này không được sử dụng hay không được sử dụng một cách tích cực nữa. Nói khác đi, khi đối tượng mà các mục từ biểu thị, gọi tên bị gạt ra ngoài đời sống xã hội như hiện nay thì các mục từ đó mất dần vị trí của nó trước đây cũng là điều dễ hiểu.
6. Phân tích các mục từ Hán Việt trong Việt Nam Tự Điển cho chúng ta kết quả tỉ lệ từ ngữ Hán Việt so với Đại Nam Quốc Tự Vị (Huỳnh Tịnh Của, 1896), văn bản văn xuôi văn chương đ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status