Câu bị động tiếng Việt - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Câu bị động tiếng Việt



MỤC LỤC
 
1. Quan niệm về câu bị động tiếng Việt 1
1.1. Cấu trúc cú pháp chung của câu bị động 1
1.2. Chủ ngữ bị động và các vai nghĩa 2
1.3. Phân biệt động từ bị động với động từ thực và động từ tình thái 3
1.4. Trường hợp sử dụng bị, được gây lẫn lộn 5
1.5. Câu bị động khác với câu trung tính 5
2. Bàn luận và đánh giá 6
3. Kết luận 13
Tài liệu tham khảo 16
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Câu bị động tiếng Việt
Vấn đề câu bị động trong tiếng Việt đã được bàn đến khá nhiều nhưng cho đến nay các ý kiến vẫn còn phân tán, thậm chí ngay cả đối với việc câu bị động có tồn tại hay không, Có thể nói vấn đề câu bị động nằm trong một hiện tượng rộng hơn là cách dùng của các từ bị, được nói chung trong câu tiếng Việt và sự có mặt của kết cấu cú pháp có danh từ chỉ thực thể làm đối tượng đứng trước động từ chỉ hành động tác động lên thực thể là đối tượng.
Bài viết này tui không cố gắng đi thuyết phục mọi người rằng trong tiếng Việt tồn tại câu bị động. Ở đây tui chỉ đề cập đến quan niệm của GS. Diệp Quang Ban về câu bị động tiếng Việt và những suy nghĩ, đánh giá của cá nhân xung quanh vấn đề mà tác giả đã trình bày trong cuốn “ Ngữ pháp tiếng Việt ”.
1. Quan niệm về câu bị động tiếng Việt
1.1. Cấu trúc cú pháp chung của câu bị động
Điều kiện cần và đủ cho một kiến trúc bị động:
Chủ ngữ bị động, về mặt nghĩa chịu ảnh hưởng của động từ chuyển tác trong câu bị động.
Có mặt của trợ động từ bị động( hay tác tố bị động) bị hay được
Vị tố là một câu bị bao( giáng cấp), trong đó có chủ ngữ chủ động( có thể vắng mặt) và vị tố là động từ chuyển tác; thực thể nếu ở chủ ngữ chủ động của câu bị bao không trùng với thực thể nêu ở chủ ngữ bị động của câu. Điều kiện hai thực thể này không trùng nhau là điều kiện cần để phân biệt bị, được là trợ động từ bị động với bị, được là động từ tình thái.
Như vậy, câu bị động chứa một kiến trúc cú pháp, không phải là dạng thức biến hình từ cho nên những câu nào thoả mãn ba điều kiện trên thì đều là câu bị động.
Các từ bị, được trong câu bị động vẫn là yếu tố tình thái nhưng chúng được chuyên môn hoá trong chức năng tạo câu bị động nên chúng có tư cách của trợ động từ với tính chất hư cao nhất. Vậy theo quan điểm của tác giả, bị và được không phải là động từ thực hay động từ tình thái mà phải được hiểu là hư từ.
Cấu trúc cú pháp chung của câu bị động:
CN1 (bị động)
Trợ động từ bị động: Bị, được
Vị tố1 (Câu bị bao)
Tác tố tạo câu bị động
CN2
(Chủ động)
Vị tố (động từ chuyển tác)
Bổ ngữ
(và tân ngữ)
Ví dụ:
Giáp bị thầy chê
Tường được chủ nhà treo đầy tranh
1.2. Chủ ngữ bị động và các vai nghĩa
Theo giáo sư Diệp Quang Ban, trong tiếng Việt với các sự việc thuộc về vật chất, chức năng cú pháp chủ ngữ trong câu bị động thường do các thực thể sau đây đảm nhiệm:
Đích thể:
Nó bị ( cảnh sát) phạt
Thuyền được người lái đẩy ra xa
Tiếp thể:
Giáp được ( nhà trường) tặng bằng khen
Thuyền được( thợ) lắp máy điện
Điểm đến:
Xe bị ( kẻ xấu) ném đá
Dù bị ( người ta) chất lên đầy hàng
Đắc lợi thể:
Em bé được mẹ rửa chân cho
Giáp được ( các bạn) chép bài giùm cho
Bị hại thể:
Đứa trẻ bị ( chúng nó) xé rách áo
Nhà bị ( bão) tốc mái
Vị trí:
Tường được ( chủ nhà) treo đầy tranh
Phòng ngủ được (người ta) kê hai cái giường.
1.3. Phân biệt động từ bị động với động từ thực và động từ tình thái
Chức năng cú pháp và các chu cảnh cú pháp khác nhau của bị, được phản ánh phạm vi hoạt động của chúng trong 3 tiểu phạm trù khác nhau: hoạt động như động từ thực và làm vị tố trong câu, hay như động từ tình thái và không làm vị tố trong câu, mà cũng có thể hoạt động như trợ động từ bị động( tác tố bị động) tạo câu bị động và cũng không làm tham gia vào vị tố trong câu. Điều này được tổng kết qua bảng sau:
Tiểu phạm trù của bị, được
Chức năng và chu cảnh cú pháp
Ví dụ
Động từ thực
Làm vị tố; đứng trước bổ ngữ do danh từ ( cụm dạnh từ) đảm nhiệm.
Là vị tố; đứng trước bổ ngữ do một câu bị bao đảm nhiệm, với điều kiện:
- Chủ ngữ của toàn câu không chịu tác động của vị tố trong câu bị bao
- Thực thể ở chủ ngữ của toàn câu không trùng với thực thể ở chủ ngữ của câu bị bao.
Con thỏ bị đạn
Cậu bé được cái bút
Em này bị bố mẹ mất sớm(Trong cú bị bao, động từ không chuyển tác)
Bà ấy được hai đứa con học toán rất giỏi.(Trong cú bị bao, động từ chuyển tác)
Động từ tình thái
Làm yếu tố tình thái, không tham gia vào vị tố; đứng trước vị tố là động từ không chuyển tác, động từ chuyển tác, tính từ hay một vài quan hệ từ; các từ này có chủ ngữ trùng với chủ ngữ của bị, được
Nó được đi
Họ được để xe ở đây
Bạn ấy bị ốm và bị học lại một năm
Anh có được khoẻ không?
Trợ động từ bị động (tính chất hư từ cao nhất)
Làm tác tố bị động, không tham gia vào vị tố; đứng trước vị tố là câu bị bao (câu này có thể vắng chủ ngữ), vị tố của câu bị bao là động từ chuyển tác tác động lên thực thể nêu ở chủ ngữ của toàn câu; chủ ngữ của câu bị bao và của bị, được không trùng nhau
Thuyền được người lái đẩy ra xa.
Đá được( người ta) chuyển lên xe.
Họ bị( kẻ gian ) lấy mất tiền
Xe bị( kẻ xấu ) ném đá
Tường được treo tranh
Chính từ cách dùng này rất phức tạp của bị, được như bảng trên nên dẫn tới cấu trúc cú pháp và cấu trúc nghĩa biểu hiện của những câu chứa chúng rất khác nhau. Ví dụ:
Nó được đi xem kịch
Tượng này mà được bằng đồng nhỉ!
1.4. Trường hợp sử dụng bị, được gây lẫn lộn
Ví dụ:
(A) Cầu thủ X bị phạm lỗi
(A’) Em này bị phạm lỗi chính tả trong bài viết
Ở câu (A), chủ ngữ của câu khác chủ ngữ chủ ngữ của “ phạm lỗi”. ở câu ( A’), chủ ngữ là một: Em này. Theo đó, câu ( A) là câu bị động có bị là trợ động từ bị động( tác tố bị động). Nếu bỏ đi, nghĩa của câu thay đổi.
Ở câu ( A’) là câu có bị là động từ tình thái, không giữ chức năng vị tố của câu, có thể bỏ đi mà không làm thay đổi nghĩa sự việc của câu.
(B) Các nhà báo được chất vấn
(B’) Ông cố vấn bị chất vấn
Ở câu ( B), chủ ngữ của toàn câu và của “ chất vấn” là một: Các nhà báo
Ở câu ( B’), chủ ngữ của câu là ông cố vấn. Do đó, được trong câu (B’) là động từ tình thái, nó không tham gia vào vị tố của câu. Bị ở trong câu ( B’) là trợ động từ bị động, nó không tham gia vào vị tố của câu nên ( B’) là câu bị động.
1.5. Câu bị động khác với câu trung tính
Điểm khác biệt của câu trung tính với câu bị động và câu có đề ngữ:
Câu trung tính là câu có vị tố là động từ chuyển tác, nhưng chủ ngữ không phải là yếu tố tạo ra hành động chuyển tác ở động từ, mà là chịu tác động của động từ( như chủ ngữ ở câu bị động).
Trong câu trung tính không có mặt trợ động từ bị, được (khác với câu bị động)
Trước vị tố- động từ chuyển tác ở câu trung tính không thể có một chủ ngữ tác động. Nếu chủ ngữ này xuất hiện thì câu đó sẽ là câu có đề ngữ.
Ví dụ:
Vải này bán rất chạy. ( Câu trung tính )
Vải này họ bán rất chạy.( Câu có đề ngữ là phần được in đậm )
2. Bàn luận và đánh giá
Trong tiếng Việt, câu bị động là một vấn đề ngữ pháp đã gây nhiều tranh cãi. Cooc...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status