BT cá nhân: hậu quả pháp lý của trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật - pdf 16

Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: BT cá nhân: hậu quả pháp lý của trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật
1 khoản này và trợ cấp quy định tại Điều 42 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận về
khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.”
Như vậy, hậu quả pháp lý trong trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ
trái pháp luật trước hết là phải nhận NLĐ trở lại làm công việc theo hợp đồng đã ký và
phải bồi thường một khoản căn cứ điều luật trên, Khoản 1 Điều 15 Nghị định
114/2002/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, trong thực tế vẫn xảy ra trường hợp sau khi NSDLĐ đơn phương
chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì NLĐ không muốn tiếp tục làm việc hoặc NSDLĐ
không muốn nhận NLĐ trở lại làm việc. Lúc này, hậu quả pháp lý sẽ khác đi. Cụ thể:
- Nếu NLĐ không muốn trở lại làm việc, thì ngoài khoản tiền được bồi thường quy
định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 41, NLĐ còn được trợ cấp theo quy định tại Điều 42 BLLĐ,
tức là NSDLĐ có trách nhiệm trợ cấp thôi việc cho NLĐ đã làm việc thường xuyên trong
doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng
lương, cộng với phụ cấp lương (nếu có).
- Nếu NSDLĐ không muốn nhận NLĐ trở lại làm việc và NLĐ đồng ý thì ngoài
khoản tiền bồi thường theo đoạn 1 khoản 1 Điều 41 và trợ cấp theo Điều 42 của BLLĐ,
hai bên thỏa thuận về khoản tiền bồi thường thêm cho NLĐ để chấm dứt HĐLĐ.
* Trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật
Khoản 2 Điều 41 BLLĐ đã sửa đổi, bổ sung quy định: “Trong trường hợp người
lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì không được trợ cấp
thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và phụ
cấp lương (nếu có).”
Điều 13 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP có quy định: “Người lao động đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động phải bồi thường chi phí đào tạo theo quy định tại khoản 4
Điều 32 Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2001 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề, trừ trường hợp
chấm dứt hợp đồng lao động mà thực hiện đúng và đủ các quy định tại Điều 37 của Bộ
luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung.”
Nhằm đảm bảo nguyên tắc tự do, tự nguyện khi xác lập HĐLĐ, pháp luật lo động quy định NLĐ và NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Ngày nay, việc các chủ thể
Dành riêng cho anh em Ket-noi, bác nào cần download miễn phí bản đầy đủ thì trả lời topic này, Nhóm Mods sẽ gửi tài liệu cho bạn qua hòm tin nhắn nhé.
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status