Tiểu luận: Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong Tố tụng dân sự và việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc này - pdf 16

Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Tiểu luận: Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong Tố tụng dân sự và việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc này
2
II/ Nội dung nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự
trong Tố tụng dân sự
1, Cơ sở pháp lý
“Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” ( Khoản 1 Điều 56 BLTTDS)
Ngay từ những văn bản pháp luật đầu tiên của nhà nước ta như Sắc lệnh số
69/SL ngày 18/6/1949, Luật TCTAND, nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự đã được ghi nhận như một nguyên tắc “then chốt” trong việc thực hiện quy trình tố tụng. Hiện nay, nguyên tắc này được kế thừa và được quy định tại Điều 9 BLTTDS. Điều luật này quy định những vấn đề cơ bản của nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự: “Đương sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật sư hay người khác có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật này bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.Toà án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ của họ.”
Bên cạnh đó, Điều 58 BLTTDS cũng quy định rất cụ thể về quyền, nghĩa
vụ của các đương sự khi tham gia tố tụng.
2, Đảm bảo cho các đương sự tự thực hiện các quyền, nghĩa vụ
tố tụng của họ
Quyền tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án là
quyền tố tụng dân sự của đương sự. Đó cũng là một nội dung quan trọng của việc bảo đảm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Thông qua việc thực hiện quyền này, đương sự đưa ra được yêu cầu, chứng cứ, lý lẽ để bảo vệ quyền lợi của mình trước Tòa án.
2.1 Quyền khởi kiện, thay đổi yêu cầu, phản đối yêu cầu của
đương sự
Trước tiên, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được thực hiện ở
quyền khởi kiện vụ án dân sự - một phương thức pháp luật cho phép mỗi người được thực hiện để đưa ra yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Việc khởi kiện này là sự khởi đầu cho các hoạt động tố tụng dân sự và là cơ sở để các đương sự thực hiện các quyền tố tụng dân sự tiếp theo. Quyền khởi kiện vụ án dân sự chính là đặc quyền pháp luật quy định cho mọi người trong việc bảo vệ các quyền, lợi ích đã được thừa nhận. Nó đã được ghi nhận một cách cụ thể tại Điều 161 BLTTDS “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”
Tuy nhiên, để thực hiện quyền khởi kiện vụ án dân sự cũng như các quyền
tố tụng khác, đương sự phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Đó là

khả

năng
Pháp luật là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng được hình thành trên cơ sở hạ tầng tương ứng, muốn pháp luật phát huy được vai trò tích cực của mình trong vi
Dành riêng cho anh em Ket-noi, bác nào cần download miễn phí bản đầy đủ thì trả lời topic này, Nhóm Mods sẽ gửi tài liệu cho bạn qua hòm tin nhắn nhé.
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status