Tìm hiểu tiểu thuyết Báu vật của đời của Mạc Ngôn - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Tìm hiểu tiểu thuyết Báu vật của đời của Mạc Ngôn



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài . 1.
2. Mục đích nghiên cứu . 2.
3. Lịch sử vấn đề . 2
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu . 3
5. Đóng góp của đề tài . 3
6. Phương pháp nghiên cứu . 3
7. Dàn ý của khoá luận . 4
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Nhân vật trong tác phẩm văn học . 6
2. Quan niệm nghệ thuật về con người – phạm trù trung tâm của
thi pháp học hiện đại . 7
CHƯƠNG 2: VÀI NÉT VỀ TIỂU THUYẾT TRUNG QUỐC
VÀ NHÀ VĂN MẠC NGÔN
1. Tiểu thuyết Trung Quốc . 8
1.1. Tiểu thuyết Trung Quốc cổ điển . 8
1.2. Tiểu thuyết trung Quốc thời kì đổi mới . 8
1. 2. Nhà văn Mạc Ngôn . 12
 
CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI”
CỦA NHÀ VĂN MẠC NGÔN
1. Hình tượng người mẹ vĩ đại và đau thương . 16
1.1. Đứa con dâu của xã hội phong kiến Trung Quốc 16
1.2. Người mẹ Lỗ thị – thân phận đất nước Trung Hoa vĩ đại và đau thương 18
1. Hình tượng những cô gái biết ước mơ, khao khát sống và hành động . 22
2. Hình tượng đám con rể gia đình Thượng Quan – những quyền lực chi phối
vùng Cao Mật . 38
3.1. Kháng chiến chống Nhật, nội chiến và những lực lượng chính trị trong buổi bình minh thời đại . 38
3.1.1. Sa Nguyệt Lượng, từ du kích đến Hán gian . 40
3.1.2. Tư Mã Khố và Lỗ Lập Nhân, hai thế lực thay mặt cho
cuộc nội chiến 41
3.2. Đất nước trong thời kì mới, những thế lực mới và sự thác loạn 51
1. Một kết cấu độc đáo được xây dựng thông qua đôi mắt của Kim Đồng 53
KẾT LUẬN . 58
PHỤ LỤC 1 . 59
PHỤ LỤC 2 . 63
PHỤ LỤC 3 . 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nạn nhân trong buổi bình minh thời đại, giữa lúc tranh tối tranh sáng, thị phi bất phân ấy, biết bao người đã sa lầy, đã phải trả giá bằng cả tính mạng của mình. Họ là vết đen của thời đại, chúng ta có thể lên án và phê phán họ nhưng chúng ta cũng không thể lãng quên họ, vì họ cũng là một phần của lịch sử. Nhiều người đã phủ nhận sự tồn tại của họ, nhưng trong “Báu vật của đời”, Mạc Ngôn bằng ngòi bút của mình đã tái tạo và trả lại vị trí lịch sử cho họ, ông đã soi rọi vào những góc khuất ẩn sâu của lịch sử mà vì một lí do nào đó đã bị con người vô tình hay cố ý lãng quên.
Bức thư của Phán Đệ là lời hối hận muộn màng của một đứa con lầm lỗi, một con người sa ngã. Cái chết của Phán Đệ là hệ quả của những sai lầm trong cuộc sống, đó là sự sụp đổ của một hệ thống chính trị sáo rỗng, rập khuôn, và đồng thời cũng là dấu hiệu của những đổi mới trong tương lai.
Phán Đệ và Niệm Đệ có lẽ là hai thành viên cá biệt nhất trong gia đình Thượng Quan mang tư tưởng ích kỉ, hám danh. Đó là mảng tối trong gia đình Thượng Quan. Ở phần còn lại của gia đình này là những con người luôn khát khao yêu thương, ánh sáng của tình yêu vẫn rạng ngời trong những trái tim nhân hậu. Có thể dể dàng nhận ra sự hi sinh và trái tim cao cả trong mảng sáng của gia đình Thượng Quan, một trong những trái tim nhân hậu ấy là Thượng Quan Tưởng Đệ.
Gia đình Thượng Quan trải qua biết bao thăng trầm khổ ải, gặp vô số những tai ương, những nỗi đau nghiệt ngã. Nạn đói năm một chín bốn mốt không chỉ cướp đi những người láng giềng thân thiết của gia đình Thượng Quan, mà nó còn cướp đi nhiều thứ khác, những thứ còn quan trọng hơn mạng sống – đó là nhân cách của con người. Nhiều người đã bán vợ đợ con chỉ để có cái ăn, họ tranh giành như những con vật chỉ để có được những cành rau dại… tuy nhiên, ngay trong lúc ấy, gia đình Thượng Quan lại được sưởi ấm bằng sự hi sinh xuất phát từ trái tim tràn đầy yêu thương của Tưởng Đệ. Để cứu gia đình đang đùm đề bảy sinh mạng và để có tiền chữa bệnh cho mẹ, chị Tư Tưởng Đệ đã bán mình vào nhà thổ:
Mẹ ngạc nhiên, hỏi: – Tưởng Đệ, con lấy đâu ra tiền thế này?…
…Chị Tư nói: – Mẹ, con đã bán mình rồi …
… Mẹ lảo đảo rồi ngã sóng soài ra nhà. (Tr. 183)
Nếu so về số trang viết thì Tưởng Đệ không được Mạc Ngôn dành cho nhiều. Tuy nhiên với sự xuất hiện ít ỏi như thế, Mạc Ngôn cũng đã xây dựng nên hình ảnh một Thượng Quan Tưởng Đệ – con người cao cả, giàu đức hi sinh cũng là một cuộc đời bi thương cho đến phút cuối.
Sự trở về của Tưởng Đệ sau nhiều năm lưu lạc khiến lí lịch nhà Thượng Quan vốn phức tạp nay càng phức tạp hơn:“Trên cổng nhà cậu, Hồng vệ binh treo một lô biển: “Nhà Hán gian”, “Sào huyệt của bọn Hoàn hương đoàn”, “Nhà thổ”…” (Tr. 588). Nhưng đối với những người nhà Thượng Quan thì đó là cuộc trở về của một người anh hùng. Kim Đồng là một trong những nguyên nhân chủ yếu để Tưởng Đệ quyết định bán thân:
Chị Tư quì xuống, dập đầu lạy mẹ một lạy… Chị bóp nhẹ hai vai tôi, nỗi xúc động khiến khuôn mặt chị như hoa mai trong gió tuyết. – Kim Đồng ơi, Kim Đồng – Chị nói – Em lớn mau lên, lớn nhanh lên, nhà Thượng Quan ta trông vào mỗi mình em!… Chị bưng miệng như buồn nôn, chạy vụt ra rồi mất hút không thấy nữa. (Tr. 184).
Nên khi Tưởng Đệ trở về, Kim Đồng là người đau xót nhiều nhất và anh luôn ra sức bảo vệ chị:
Chị Tư có một tiểu sử cay đắng, đầy nước mắt, chúng tui không có quyền hỏi. Chúng tui thận trọng bảo vệ vết thương hễ chạm là ứa máu của chị. Nhưng người ngoài thì không nghĩ vậy… Vợ ông Trần Thọt là Trương Quốc Hoa cười hí hí bảo tôi:
-                     Ông anh, việc gì ông anh khổ sở thế! Việc gì phải đào hang chuột để lấy lương thực? Chỉ cần bán một thứ trong số châu báu chị Tư đem về đã đủ mua một chuyến tầu bột mì ngoại.
tui trừng mắt nhìn người đàn bà tai tiếng vì thông dâm với bố chồng, nói:
-                     Chị nói thối như cứt ấy! (Tr. 836)
Giống như Kim Đồng đã nói Chị Tư có một tiểu sử cay đắng, đầy nước mắt, suốt những năm lưu lạc ấy, chị đã nếm trải biết bao cay đắng tủi nhục chỉ vì muốn giúp gia đình có một cuộc sống khấm khá hơn:
Chị thò tay vào cái hộp đàn đã bị ông cán bộ công xã chọc thủng một lỗ to tướng, nói tất cả để ở trong này. Mẹ xem, viên ngọc to này là viên dạ minh châu… Đây là viên ngọc mắt mèo… Đây là chiếc xuyến vàng… Chị kể ra từng chiếc mà này chỉ còn trong kí ức, điểm từng chiếc, bảo: mẹ lấy cả đi… Mẹ ơi, lúc sa vào nhà chứa con đã thề rằng, đã bán mình thì một lần cũng là bán, vạn lần cũng là bán, chỉ cần các chị em con được sung sướng, thì tấm thân này có sá gì!… chiếc dây chuyền này là của Kim Đồng, đeo nó vào sống lâu trăm tuổi… Chúng là mồ hôi nước mắt của con!… Mẹ cất kỉ cả chưa? (Tr. 587, 588).
      Câu chuyện mang đầy vị mặn của nước mắt và có vị tanh tao của máu, đúng như Tưởng Đệ nói, tất cả là mồ hôi nước mắt của chị. Chị Tư Tưởng Đệ là hình ảnh của những con người cùng khổ, nhân hậu nhưng bị guồng quay của xã hội đẩy ra bên lề cuộc đời. Cái nghề mà chị Tư đã làm “ngày nào cũng là cô dâu, đêm nào cũng động phòng hoa chúc” là sự sỉ nhục cho xã hội, nhưng họ quên mất rằng chính xã hội này đã sản sinh ra cái nghề ấy. Khi phán xét một ai đó, trước tiên chúng ta hãy nhìn lại chính mình, phải chăng đó là điều tác giả muốn nhắn nhủ với người đọc.
      Với tấm lòng hiếu thảo, Thượng Quan Tưởng Đệ đã bán mình vào chốn nhơ nhuốc, nói một cách khác chị đã đặt mình tách biệt khỏi cộng đồng, không được cộng đồng thừa nhận. Và khi con người lạc lõng ấy tìm cách quay về, thì lại chính cái xã hội ấy chối bỏ, xua đuổi một cách tàn nhẫn. Không những thế, những người sắm vai là thành viên trong xã hội còn thi nhau ra sức giẫm đạp, khoét sâu thêm vết thương lòng của người con gái đáng thương ấy chỉ để chứng minh rằng mình là bậc cách mạng kì cựu, lập trường vững vàng: “Sau ba ngày triển lãm nhiệt tình với báu vật giảm đi, hận thù giai cấp vẫn không thấy nâng cao rõ rệt, các cán bộ công xã liền nảy ra một ý, bắt chị Tư đến triển lãm làm hiện vật sống, bắt chị tự tố cáo chị” (Tr. 837). Và cuộc triển lãm ấy đã lột trần bộ mặt tàn nhẫn của kẻ không có tình người đội lốt cách mạng:
Dân Cao Mật phát điên lên, người ta chen chúc nhau, ngắm chị như ngắm một động vật quí hiếm… trên thực tế, sự xuất hiện của chị Tư, khiến cuộc triển lãm giáo dục giai cấp ở Cao Mật hoàn toàn mất hết ý nghĩa. Đàn ông đến xem con điếm. Đám phụ nữ cũng đến xem con điếm. (Tr. 840).
      Như đã nói, Tưởng Đệ là thay mặt của tầng lớp bị biệt lập với xã hội văn minh, là nạn nhân trực tiếp từ sự vận động chuyển đổi của xã hội. Người ta nhắc đến họ như một điều dơ bẩn, một sự sỉ nhục của xã hội, nhưng hơn ai hết những con ngư
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status