Bi kịch trong Hồn Trương Ba da hàng thịt - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Bi kịch trong Hồn Trương Ba da hàng thịt

MỞ ĐẦU
Trong làng kịch nói Việt Nam, có lẽ ai cũng biết đến Lưu Quang Vũ một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX. Tuy có tài ở nhiều lĩnh vực như viết truyện ngắn, soạn kịch, làm thơ, vẽ tranh... nhưng ông được xem là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt nam hiện đại. Trong các vở kịch của Lưu Quang Vũ, đáng chú ý nhất là vở "Hồn Trương Ba, da hàng thịt". Bằng nghệ thuật xây dựng nội tâm độc đáo, cảnh VII, đoạn cuối vở kịch đem đến cho người đọc nhiều vấn đề tư tưởng sâu sắc qua nhân vật Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt.
Hồn Trương Ba, da hàng thịt là vở kịch được Lưu Quang Vũ viết năm 1981, công diễn lần đầu tiên năm 1984, sau đó được diễn lại nhiều lần trong và ngoài nước. Từ cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng lại thành một vở kịch nói hiện đại và lồng vào đó nhiều triết lí nhân văn về cuộc đời và con người. Trong tác phẩm, Trương Ba là một ông lão gần sáu mươi, thích trồng vườn, yêu cái đẹp, tâm hồn thanh nhã, giỏi đánh cờ. Chỉ vì sự tắc trách của Nam Tào gạch nhầm tên mà Trương Ba chết oan. Theo lời khuyên của "tiên cờ" Đế Thích, Nam Tào, Bắc Đẩu "sửa sai" bằng cách cho hồn Trương Ba được tiếp tục sống trong thân xác của anh hàng thịt mới chết gần nhà. Nhưng điều đó lại đưa Trương Ba và một nghịch cảnh khi linh hồn mình phải trú nhờ vào người khác. Do phải sống tạm bợ, lệ thuộc, Trương Ba dần bị xác hàng thịt làm mất đi bản chất trong sạch, ngay thẳng của mình. Ý thức được điều đó, Trương Ba dằn vặt, đau khổ và quyết định chống lại bằng cách tách ra khỏi xác thịt. Qua các cuộc đối thoại của Trương Ba, tác giả dần tạo nên một mạch truyện dẫn dắt người xem hiểu sâu hơn về Trương Ba.
CHƯƠNG I: LƯU QUANG VŨ- NHÀ VIẾT KỊCH- NHÀ THƠ – NHÀ VĂN SỐNG MÃI VỚI ĐỘC GIẢ
1.1. Cuộc đời:
Ông sinh tại tại Phú Thọ nhưng quê ở Quảng Nam, là con trai nhà viết kịch Lưu Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh, và tuổi thơ sống tại Phú thọ cùng cha mẹ. Khi hoà bình lập lại (1954) gia đình ông chuyển về sống tại Hà Nội. Thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của ông đã sớm bộc lộ từ nhỏ và vùng quê trung du Bắc Bộ đó đã in dấu trong các sáng tác của ông sau này.
Từ 1965 đến 1970 ông nhập ngũ, phục vụ trong quân chủng Phòng không - Không quân. Đây là thời kỳ thơ Lưu Quang Vũ bắt đầu nở rộ.
Từ 1970 đến 1978: xuất ngũ và làm đủ mọi nghề để mưu sinh, làm hợp đồng cho nhà xuất bản Giải phóng, chấm công trong một đội cầu đường, vẽ pa-nô, áp-phích,...
Từ 1978 đến 1988: Lưu Quang Vũ làm biên tập viên Tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch nói với vở kịch đầu tay Sống mãi tuổi 17 viết lại theo kịch bản của Vũ Duy Kỳ.
Gia đình :
Lưu Quang Vũ kết hôn 2 lần, lần thứ nhất với diễn viên điện ảnh Tố Uyên năm 1969. Hai người li hôn năm 1972. Ông kết hôn lần thứ hai với nữ thi sĩ Xuân Quỳnh năm 1973.
Con trai ông (với Tố Uyên), Lưu Minh Vũ, hiện đang là một trong những người dẫn chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam. Em gái Lưu Quang Vũ, PGS.TS. Lưu Khánh Thơ hiện đang công tác tại tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu Văn học của Viện
Văn học. g vào độ chín, Lưu Quang Vũ qua đời trong một tai nạn ô tô trên quốc lộ số 5 tại Hải Dương, cùng với người bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai Lưu Quỳnh Thơ. Sau khi ông mất, đã có nhiều dư luận xung quanh vụ tai nạn này.
Lưu Quang Vũ ra đi khi tài năng đang vào độ chín. Sự mất mát ấy không chỉ với gia đình mà còn với xã hội.
Có thể nói cuộc đời Lưu Quang Vũ, tuy ngắn ngủi nhưng những đóng góp của ông cho nền văn học nước nhà thì không nhỏ. Với một lượng tác phẩm đồ sộ gần 50 kihj bản và nhiều tập thơ, truyện ngắn khác, đến năm 2000 Lưu Quang Vũ được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác:

Trước năm 1978 Lưu Quang Vũ chỉ sáng tác thơ và truyện ngắn là chủ yếu, thơ ông tuy không sắc sảo và dữ dội như kịch nhưng giàu cảm xúc và trăn trở khát khao. Các tập thơ chính của ông Hương cây bếp lúa, Cuốn sách xếp nhầm trang… trong đó có tập được đánh giá cao như: Và anh tồn tại, Vườn trong phố, Bầy ong trong đêm sâu…ngoài ra ông còn là tác giả của một số truyện ngắn mang đậm phong cách riêng. Tiêu biểu phải kể đến truyện ngắn Thị trấn ven sông được giải ba cuộc thi báo Văn nghệ( 1968), Mùa hè đang đến, Người kép đóng hổ…
Sau năm 1978, ông bắt đầu sáng tác kịch với vở kịch đầu tiên Sống mãi tuổi mười bảy đượ giải nhất ngay lần đầu tham gia Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc. Sau vở kịch đó là nguồn sáng tạo khởi động mạnh mẽ đủ bùng cháy dưới ngòi bút của Lưu Quang Vũ. Với những vở kịch gây chấn động mạnh mẽ như Lời nói dối cuối cùng, Nàng Sita, Lời thề thứ chín, Khoảnh khắc là vô tận, Bệnh sĩ, tui và chúng ta…Lưu Quang Vũ không chỉ trở thành hiện tượng đặc biệt của sân khấu trong những năm 1980 của thế kỉ XX, mà còn được là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học hiện đại.
Tác phẩm ông nổi bật lên từ những năm sau chiến tranh, đặc biệt là những năm 80. Ông đã từng sống những năm tháng tuổi trẻ trong chiến tranh, vào bộ đội chiến đấu và trở về sống trong một thời kỳ khó khăn của nước nhà: thời hậu chiến, kinh tế bao cấp với chồng chất khó khăn, cơ cực. Các vở kịch, truyện ngắn, thơ của Lưu Quang Vũ giàu tính hiện thực và nhân văn cũng như in đậm dấu ấn của từng giai đoạn trong cuộc sống của ông. Với tuổi đời còn khá trẻ, 40 tuổi ông đã là tác giả của gần 50 vở kịch và hầu hết các vở kịch của ông đều được các đoàn kịch, chèo gây dựng thành công dưới sự chỉ đạo của nhiều đạo diễn nổi tiếng. Lưu Quang Vũ được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 2 (năm 2000) về nghệ thuật sân khấu.
Một số sáng tác tiêu biểu của Lưu Quang Vũ:
Thơ
• Hương cây (1968 - in cùng Bằng Việt trong tập Hương cây - Bếp lửa).
• Mây trắng của đời tui (1989).
• Bầy ong trong đêm sâu (1993)
Nhiều bài thơ khác chưa được in thành tập.

rkf8A3E8q1yr70B
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status