Tiếp nhận Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam - pdf 16

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thơ Đường “…Không chỉ có vị trí đặc biệt trong thơ ca Trung Quốc mà còn có vị trí độc đáo trong lịch sử thơ ca thế giới. Các dân tộc Phương Đông có mối quan hệ mật thiết với nền văn học Trung Quốc, trong quá trình xây dựng nền thơ ca của mình đều có ít nhiều tiếp thu ảnh hưởng của thơ Đường.” Mặc dù hàng ngàn năm đã trôi qua nhưng thơ Đường vẫn giữ được vẻ tươi nguyên, xinh đẹp và quyến rũ của nó. Về mọi mặt: thi pháp, ngôn ngữ, vần điệu, hình ảnh…thơ Đường vẫn là một đỉnh cao chói lọi mà thơ ca các dân tộc trên thế giới và thơ ca đời sau khó có thể vượt qua được.
Việt Nam được coi là “Đất nước của thơ đường”( Trung tâm nghiên cứu Quốc học). Qua thời gian, cùng với sự giao lưu về văn hoá thì thơ Đường vẫn luôn giữ được vị trí hàng đầu trong tâm thức của người Việt. Thơ Đường vào Việt Nam sớm nhất là bài Mẫn Nông của Lý Thân. “Bài thơ này đi vào các nước Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam và biến thành ca dao ở những nước này”(Lê Đức Niệm_Diện mạo thơ Đường) và ở Việt Nam nó đã trở thành một bài ca dao lao động phổ biến đến mức người ta quên mất thực chất đó là một bài thơ Đường:
Sứ hoà nhật đương ngọ
Hãn trích hoà hạ thổ
Thuỳ tri bàn trung san
Lạp lạp giai tân khổ.
(Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.)
Đặc biệt, đến với thơ Đường, người đọc được thả hồn mình theo “một tiếng chuông chùa Hàn San”, một khúc Tỳ Bà Hành, đắm mình trong cái mênh mông không gian và thời gian trong Thu hứng và rồi ngưng đọng lại trong cái dư vang muôn thuở của Hoàng Hạc lâu . Học giả Kiều Văn đã nhận xét rằng :” Nhiều câu thơ Đường đã trở thành câu nói cửa miệng trong nhân gian như:…Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản”. Hạc Vàng đã bay về một khung trời xa xôi nào đó nhưng Hoàng Hạc Lâu thì mãi mãi để lại những dấu ấn khôn nguôi trong lòng người đọc.
Hoàng Hạc Lâu là tác phẩm được Thôi Hiệu viết trong phút xuất thần khi đến thăm lầu Hoàng Hạc. Về sau Lý Bạch đến Lầu Hoàng Hạc thấy cảnh đẹp muốn đề thơ nhưng thấy thơ Thôi Hiệu ở trên đầu đã nói hết ý của mình nên buông bút không đề thơ nữa:
Nhân tiền hữu cảnh đạo bất đắc
Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu
(Trước mặt có cảnh không nói được
Vì thơ Thôi Hiệu ở trên đầu.)
Lời nói của Lý Bạch không phải là quá đáng. Vương Bột có đề thơ ở Đằng Vương Các, Vương Xương Linh đề thơ ở Vạn tuế lầu, Đỗ Phủ đề thơ ở đền thờ Thục tướng và ngay bản thân Lý Bạch cũng đề thơ ở Phượng Hoàng lâu. Nhưng quả thực, không bài nào vừa mạnh mẽ, linh động, vừa uyển chuyển, nhẹ nhàng tựa những áng mây như bài thơ của Thôi Hiệu. Nghiêm Vũ đời Tống trong Phương lang thi thoại đã bình rằng :“Thơ luật thất ngôn của người đời Đường thì Hoàng Hạc Lâu của Thôi hiệu phải là số một” hay như Kim Thánh Thán, nhà phê bình văn học trứ danh cuối đời Minh đã viết: “Bài Hoàng Hạc Lâu với bút pháp tuyệt kì quả thật là một tác phẩm đệ nhất cổ kim trong thơ đường luật.” Chính bởi lẽ đó, tác phẩm này đã sớm được tiếp nhận ở Việt Nam trên mọi phương diện ,dịch thuật cũng như nghiên cứu nội dung, tư tưởng của nó.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tui thì cho đến nay, mặc dù Hoàng Hạc Lâu được xuất hiện trong hầu hết tuyển tập về thơ Đường và có không ít bài viết về Hoàng Hạc Lâu của Thôi hiệu nhưng phần lớn vẫn chỉ là những bài mang tính chất nhỏ lẻ, ngắn gọn, không thành hệ thống trên sách báo. Những bài viết này hay cung cấp những bản dịch, hay đề cập, diễn giải đôi chút về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Nếu đem so với việc tiếp nhận tác phẩm này với một số tác phẩm của “Tam đại thi hào” Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị thì quả là thiệt thòi cho tác phẩm “đệ nhất luật Đường” này. Bởi lẽ đó, khi đến với trăm hoa đua nở của thơ Đường, chúng tui chọn Hoàng Hạc Lâu và chọn cho mình đề tài nghiên cứu là Tiếp nhận Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam.


K3LFOaxUM9kF2sM
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status