Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước 1945 - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước 1945



Mục lục
Trang
A. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Cấu trúc luận văn
B. Phần nội dung
Chương I: Tư tưởng của xuân diệu về xây dựng nền quốc văn mới
1.1. Sự xuất hiện của Xuân Diệu và những tác phẩm văn xuôi
trữ tình, phê bình - tiểu luận trong bối cảnh văn chương đương thời.
1. 2. Thiết tha xây dựng một nền quốc văn, một nền văn chương An Nam.
1.2.1. Đề cao tiếng mẹ đẻ, kêu gọi sáng tạo bằng quốc ngữ để xây dựng nền quốc văn.
1.2.2. Mối quan hệ giữa Tính cách An Nam trong văn
chương và vấn đề Mở rộng văn chương.
1.3. Vấn đề thanh niên với quốc văn.
1.4. Tư tưởng văn chương và quan niệm về thơ của Xuân Diệu qua phê bình.
Chương II: Quan niệm của Xuân Diệu về văn chương và thi ca
2.1. Quan niệm về văn chương và người nghệ sĩ
2.1.1 Người nghệ sĩ phải có tâm hồn thành thật và một trái tim đa cảm.
2.1.2. Người nghệ sĩ phải là kẻ hiến dâng.
2.2. Quan niệm về thi ca và nhà thơ.
2.2.1. Sự tinh chất của thơ- Thơ ngắn.
2.2.2. Tính trừu tượng và phức tạp của thơ - Thơ khó
2.2.3. Thơ phải hướng về con người - Thơ của người
2.2.4. Quan niệm về Ái tình và Thơ tình.
Chương III: Một phong cách văn Xuôi trữ tình và phê bình - tiểu
luận độc đáo
3.1. Tương quan giữa văn xuôi và thơ.
3.2. Cách diễn đạt giàu hình tượng.
3.3. Giọng điệu.
3.3.1. Giọng tâm tình chia sẻ
3.3.2. Giọng điệu nồng nàn, tha thiết.
3.4. Cách tổ chức ngôn ngữ trong diễn ngôn phê bình - tiểu
luận của Xuân Diệu.
3.4.1. Lối đặt tên bài, cách mở đầu mới mẻ tạo ấn tượng
3.4.2. Lối hành văn diễn đạt mới mẻ.
3.4.3. Cách lặp từ vừa tạo những điểm nhấn cho tư tưởng , vừa
tạo nhạc điệu cho văn.
3.4.4. Mới mẻ và táo bạo trong sử dụng từ ngữ
c. Kết luận
Tài liệu tham khảo



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

[28,208]
Đây là một nhận xét hoàn toàn đúng. Điều này cũng được Giáo sư
Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định: " tui không muốn tách biệt giữa văn Xuân
Diệu với thơ Xuân Diệu. Văn hay thơ thì vẫn là hình ảnh phập phồng. nóng
hổi của một trái tim đắm say sự sống, mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu" [18;98].
Còn chính tác giả trong lời tựa Phấn thông vàng bộc bạch về văn xuôi
của mình: “Những bài ấy không phải là thơ tản văn, không phải bút ký cũng
không hẳn truyện ngắn. ấy là trong tất cả các lối ấy hợp lại với nhau ... Viết
hẳn ra bút ký hay là thơ tản văn, như thế có lẽ trắng đen rõ hơn. Nhưng cuộc
đời đem đến những bài thơ có truyện và những câu chuyện có thơ thì tất nhiên
chúng ta cũng được lưng chừng trên hai biên giới” [3;7].
Đúng vậy, văn xuôi Xuân Diệu trước cách mạng là một phần sáng tạo
có giá trị của Xuân Diệu, làm phong phú thêm cho nền văn xuôi đương thời,
đồng thời khẳng định vị trí đáng chú ý của ông trong dòng văn xuôi trữ tình.
Nghiên cứu văn xuôi trữ tình Xuân Diệu ta không chỉ dược thưởng thức sản
phẩm tinh thần độc đáo của Xuân Diệu ở cả hai phương diện nội dung và
nghệ thuật mà qua các tác phẩm hiểu thêm về quan niệm của ông về con
người và văn chương.
Xuân Diệu đã từng phát biểu quan niệm về nghệ thuật qua nhiều bài
thơ, đặc biệt là bài Là thi sĩ . Bài thơ vừa chứa đựng trong nó quan điểm khá
tiêu biểu của những nhà Thơ Mới lãng mạn, vừa thể hiện rõ cảm quan cá thể
của nhà thi sĩ trẻ về thơ ca và nghệ thuật: Là thi sĩ nghĩa là ru với gió - Mơ
theo trăng và vơ vẩn cùng mây - Để tâm hồn ràng buộc bởi muôn dây - Hay
chia sẻ bởi trăm tình yêu mến... Văn xuôi trữ tình Xuân Diệu có cả một loạt
bài dưới hình thức truyện ngắn, tuỳ bút và cả tiểu luận thể hiện một cách hệ
thống và tập trung những suy nghĩ của ông về nghệ thuật. Có thể nói, rất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
nhiều tư tưởng, cảm xúc tràn đầy của ông không thể chuyển tải trong hình
thức ước lệ và nhịp nhàng của thơ, vì thế ông tìm cách trang trải giãi bày nó
trên những trang văn. Đó là những tác phẩm: Người lệ ngọc, An ủi giữa loài
người, Chú Lái Khờ, Phấn thông vàng....
Khảo sát các tác phẩm văn xuôi trữ tình Xuân Diệu chúng ta có thể
nhận thấy, những tư tưởng nghệ thuật tươi mới và độc đáo rất đáng được lưu
ý của Xuân Diệu thời kỳ này.
2.1.1 Người nghệ sĩ phải có một tâm hồn thành thật và một trái tim
đa cảm.
Với Xuân Diệu, thiên tài của người nghệ sĩ là ở trái tim - một trái tim
đắm say giàu tình cảm biết rung động trước cuộc đời. Là nhà thơ của niềm
giao cảm với đời, Xuân Diệu cũng là một nhà văn trữ tình. Linh hồn của mọi
tác phẩm Xuân Diệu thực chất là trữ tình. cách trữ tình là chủ đạo, là
đặc trưng sáng tác của Xuân Diệu. Dù làm thơ hay viết văn xuôi, bút ký, tuỳ
bút..., ông đều thâm nhập vào đối tượng bằng con tim nóng hổi giàu cảm xúc
của mình, sáng tạo nó, chuyển hoá nó để cho nguồn mạch trữ tình tuôn trào.
“Có thể nói trên đời này có bao nhiêu cách để tiếp xúc với đời, Xuân Diệu
đều không bỏ qua và đều khai thác triệt để...Cả một đời lao động miệt mài cật
lực cho đến hơi thở cuối cùng. Vì động cơ nào vậy? Vì đấy là một trái tim
nóng bỏng, trái tim của một con người sinh ra để mà yêu thương, để ca ngợi
sự giao cảm đầy tính nhân bản kia” [18;240]
Ta dễ dàng nhận thấy tính đặc trưng trong văn xuôi Xuân Diệu là ở nội
tâm, là sự giãi bày của chủ thể sáng tạo. Mọi biến cố và chi tiết bên ngoài chỉ
là duyên cớ, nguồn cơn cho khả năng tự biểu hiện mình một cái tui độc đáo.
Hoài Thanh đã nhắc đến "khát vọng được thành thật" như một khát vọng căn
bản nhất của các nhà Thơ mới khi mà họ cảm giác muốn phơi bày tận cùng
cái tui được giải phóng và tự ý thức về nó. Khát vọng thành thật ấy được thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
hiện rõ hơn bất cứ nhà thơ nào khác trong thơ và trong văn Xuân Diệu. Cũng
có thể coi đây là một tiền đề căn bản trong quan niệm của Xuân Diệu về bản
chất của người nghệ sĩ. Xuân Diệu đã tự nói về văn xuôi của mình như sau:
“Trong phần nhiều truyện của tôi, vai chính không phải là một người mà là
một nỗi lòng, một tình ý hay một con vật, một đồ dùng; nói vật, nói đồ dùng
nhưng chẳng qua lấy nó làm cái giá cái giàn để mắc , để cài vào đó nỗi lòng
của mình” [4,7]
Môi trường và hoàn cảnh xuất thân cũng là một yếu tố tác động làm
ảnh hưởng đến cảm quan sáng tác của người nghệ sĩ. Với Xuân Diệu, dòng
máu trung hoà giữa “cha đàng ngoài” “mẹ ở đàng trong” phần nào ảnh hưởng
tới tâm hồn ông. Là thân phận con vợ lẽ, phải xa mẹ từ nhỏ, thiếu tình thương,
nên ông càng khao khát tình thương. Điều ấy giúp ta hiểu ở Xuân Diệu một
trái tim thiết tha vồ vập bám lấy cuộc sống, giao cảm hết mình đối với mọi
người, chia sẻ với mọi người và mong được mọi người chia sẻ. Vì thế, đọc
những trang văn của ông ta thấy rất gần với cuộc đời thực của chính tác giả.
Có thể nói ông đã tự phơi trải tâm hồn mình cuộc đời mình một cách
thành thật trên những trang văn.
Cái tui độc đáo trong Phấn thông vàng và Trường ca là sự hiển hiện
dáng người nghệ sĩ, là khát vọng sống giao hoà, gắn kết, là sống một
cách mãnh liệt, đầy đủ với những tình cảm, cảm giác đầy phức tạp nồng nàn
và say đắm. Câu chuyện thể hiện quan niệm về một cái tui nghệ sĩ hào phóng
và yêu đời, dấn thân vào cuộc sống và đem tài năng, tâm hồn mình hiến dâng
cho đời.
Trong truyện ngắn Phấn thông vàng, nhân vật trữ tình là một chàng
hoạ sĩ đi tìm cảm xúc cho sáng tác vào cái giờ đẹp nhất của buổi chiều.
"Chàng hoạ sĩ nghe lòng thơ thới, linh hồn chàng giãn nở” bởi chàng đã lạc
vào rừng thông đang toả nhị vàng chi chít: “Phấn vàng ở đâu nhẹ tuôn bay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
xuống, quả là một trận mưa phấn vàng”. Nhưng khung cảnh buổi chiều nơi
rừng thông và cả người nghệ sĩ cũng chỉ là tượng trưng ước lệ, bởi vì như
Xuân Diệu viết “cảnh có lẽ ở bên Tàu và người có lẽ ở bên Tây”. Truyện
Phấn thông vàng là chuyện của tâm hồn người nghệ sĩ “chuyện này không
cốt nơi chỗ ở hay cốt chỉ có một chỗ ở: lòng người”. Y hướng "luận đề",
""biểu tượng" của câu chuyện được thể hiện rõ : không có một không gian và
một câu chuyện cụ thể nào, chính lòng người mới là điều cốt yếu mà Xuân
Diệu muốn khám phá. Nhà văn như đang sống trong chính cái quang cảnh mà
mình tạo ra với một niềm say đắm - Xuân Diệu cũng như chàng họa sĩ kia, coi
mình như những phấn thông vàng đang tự hoà mình vào gió và tản bay trong
không gian, với tình yêu dào dạt, để làm đẹp cho đời: “nhị vàng mênh mông
tràn đầy dư dật, cùng nhau viễn hành, sắc vàng khắp nơi. Phấn thông vàng đi
đến sự vu vơ. Có lẽ đằng chân trời, một rừng thông chưa chín hoa, đang đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status