Thế Lữ với tiến trình văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Thế Lữ với tiến trình văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Lịch sử vấn đề . 2
2.1. Về thơ . 2
2.1.1. Trước cách mạng . 2
2.2.2. Sau cách mạng. 4
2.2. Về văn xuôi . 7
3. Phạm vi nghiên cứu . 10
4. Đóng góp mới của Luận văn . 10
5. Phương pháp nghiên cứu . 10
6. Cấu trúc luận văn . 11
Chương 1. SỰ XUẤT HIỆN CỦA THẾ LỮ TRONG BỐI CẢNH VĂN
HỌC VIỆT NAM THỜI KỲ 30 - 45 . 12
1.1. Bối cảnh văn hoá, xã hội Việt Nam thời kỳ 1930 - 1945 . 12
1.1.1. Vài nét về tình hình chính trị - văn hoá - xã hội . 12
1.1.2. Sự nở rộ và phát triển các khuynh hướng, nhóm phái văn học . 15
1.1.3. Sự xuất hiện một thế hệ nhà văn, nhà thơ tài năng và sự hoàn thiện
về thể loại . 17
1.2. Vị trí vai trò của Thế Lữ trong sự hình thành và phát triển của một số
thể loại văn học mới. 20
1.2.1. Cuộc đấu tranh giữa thơ mới và thơ cũ . 22
1.2.2. Sự xuất hiện của Thế Lữ . 25
Chương 2. NHỮNG PHẨM CHẤT CÁCH TÂN TRONG THƠ THẾ LỮ . 30
2.1. Quan điểm nghệ thuật của Thế Lữ - Một bước tiến so với quan điểm
nghệ thuật của văn học trung đại . 30
2.1.1. Khái quát quan điểm nghệ thuật văn học trung đại . 30
2.1.2. Quan niệm nghệ thuật của Thế Lữ . 33
2.2. Những cách tân về hình thức và nội dung nghệ thuật . 39
2.2.1. Thế Lữ - Một sự đổi mới về cảm hứng sáng tạo . 39
2.2.1.1. Thiên nhiên. 39
2.2.1.2. Tình yêu . 45
2.2.1.3. Cõi tiên . 50
2.2.2. Cách tân về hình thức (hình thức biểu hiện) . 59
2.2.2.1. Đổi mới cấu trúc câu thơ . 60
2.2.2.2. Phong phú về thể thơ . 67
2.2.2.3. Nghệ thuật xây dựng hình ảnh bằng chất liệu hội hoạ . 70
2.2.2.4. Tài hoa trong nghệ thuật diễn tả âm thanh . 74
2.2.2.5. Nhạc điệu trong thơ Thế Lữ . 76
2.3. Tiểu kết . 79
Chương 3. THẾ LỮ VỚI NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ VĂN XUÔI
NGHỆ THUẬT . 81
3.1. Thế Lữ với thể loại văn xuôi mới . 81
3.2. Truyện trinh thám . 84
3.2.1. Nguồn gốc truyện trinh thám . 84
3.2.2. Thế Lữ với thể loại truyện trinh thám ở Việt Nam . 85
3.2.2.1. Cốt truyện . 85
3.2.2.2. Nhân vật . 90
2.2.2.3. Cách giải mã độc đáo trong truyện trinh thám của Thế Lữ . 93
3.3. Truyện kinh dị . 100
3.3.1. Truyện kinh dị tiếp nối dòng truyện truyền kỳ . 100
3.3.2. Sự khác biệt giữa truyện kinh dị của Thế Lữ và truyện truyền kỳ . 101
3.3.2.1. Nghệ thuật kể chuyện . 104
3.3.2.2. Nghệ thuật tả . 108
3.3.2.3. Cách giải thích khoa học trong truyện kinh dị của Thế Lữ . 116
PHẦN KẾT LUẬN . 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 133



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g dừng lại chữ cuối
một câu thơ. Do đó, câu thơ của Thế Lữ không phải là một câu ngữ pháp mà
là một mảng thơ dài kiến trúc theo văn phạm tiếng Pháp kiểu như:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
61
"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những buổi bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu?
(Nhớ rừng)
Có thể nói đây là đoạn thơ hay nhất trong bài thơ Nhớ rừng, Thế Lữ
không sử dụng một câu ngắn mà sử dụng một mảng thơ dài để diễn rả nỗi nhớ
một thuở vàng son ngự trị một thời oanh liệt và nỗi thất vọng đau đớn, cay
đắng của chúa sơn lâm khi chợt tỉnh giấc mộng trở về với thực tại.
Hay trong bài thơ Cây đàn muôn điệu, Thế Lữ lại sử dụng cú pháp này
để miêu tả.
"Dáng yêu kiều tha thướt khách giai nhấn
Ánh tưng bừng linh hoạt nắng chiều xuân
Vẻ sầu muôn âm thầm ngày mưa gió,
Cảnh vĩ đại sóng nghiêng trời, thác ngàn đổ"
Nét mong manh thấp thoáng cánh hoa bay
Cảnh cỏ hàn nơi nước đọng bùn lầy
Thú án lạn mơ hồ trong ảo mộng
Chí hăng hái đua ganh đời náo động,
tui đều yêu, đều kiếm, đều say mê"
(Cây đàn muôn điệu)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
62
Một đoạn thơ chín dòng chỉ gồm có một câu văn phạm mà qua đó Thế
Lữ đã đưa ra cả một tuyên ngôn nghệ thuật. Miêu tả vẻ đẹp yêu kiều tha thướt
của giai nhân, vẻ rộn ràng của tiết trời mùa xuân, vẻ âu sầu của ngày mưa gió,
một cảnh vĩ đại, một nét mong manh, cảnh cơ hàn hay thú sán lạn... Thế Lữ
đã sử dụng kiểu cấu trúc này có tác dụng giải phóng tư duy lôgic ra khỏi
khuôn khổ gò bó của câu thơ cũ. Trong giới hạn chỉ có một câu, nhà thơ đã
đưa vào đó một thế giới muôn hình, muôn điệu mà câu thơ vẫn trong sáng. Đó
là cái tài của con người giữ ấn tiên phong.
Thơ trung đại thường chú ý đến hình thức của bài thơ, nào là bài thơ
nhất thiết phải năm bảy chữ trong một câu, nào là bài thơ chỉ đúng có bốn câu
hay tám câu... Do vậy trong một bài phải sử dụng triệt để nghệ thuật cô đọng,
hàm súc, dồn ý tứ vào câu chữ hay là thêm nhiều điển tích, điển cố ngắn gọn,
để người đọc tự mà tìm hiểu, hay nếu cần thì bỏ bớt các liên từ, giới từ, hư từ,
mà các cụ đánh giá là không cần thiết. Cho nên nhiều khi câu thơ trở nên tối nghĩa
người đọc không sao hiểu nổi cho dù có cố công mà suy đoán. Ví dụ, như hai
câu mở đầu trong Cung oán ngâm khúc:
"Trải vách quế gió vàng hiu hắt
Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng"
Phải chú giải rất nhiều về hai câu thơ này mà chưa chắc đã thuyết phục
được người đọc. Cũng vì nhu cầu diễn đạt được hết ý của mình nên trong thơ
Thế Lữ thường đề cao tính dư thừa. Trong câu thơ nhà thơ dùng rất nhiều hư
từ như: mà, trong lúc, vì chưng, phải đâu... Ví dụ như:
"Vì chưng ta cũng biết yêu đương
Mà cuộc tình duyên gặp giữa đường
Trong lúc non sông mờ cát bụi
Phải đâu là hội kết uyên ương"
(Tiếng gọi bên sông)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
63
Thế Lữ còn dùng lối "bắc cầu" thông dụng trong thơ Pháp cho câu thơ
trên chảy tràn xuống câu dưới thật là mới mẻ độc đáo:
"Lòng thơ xưa có ngón tay tiên
Mơn trớn: tai nghe tiếng dịu hiền
Trong cảnh gió đưa xuân sắc thẳm
Đa tình yêu vẻ đẹp thiên nhiên"
(Mộng tưởng)
Xuân Diệu trong bài Đọc thơ Thế Lữ đã nhắc lại rằng "thi sĩ đã có
những cách tân về hình thức. Cách ngắt câu chấm câu, thể hiện cho câu trên
tràn quàng xuống câu dưới các nhà thơ mới chúng tui lúc ấy rất thú vị".
Ngoài ra, Thế Lữ đã tìm ra một cách thể mới cho Thơ mới, kiểu chấm
câu giữa dòng, ngắt câu giữa dòng và loại dòng có nhiều câu. Đó là cách tân
hết sức mới mẻ của Thế Lữ:
"Cảnh vắng trời hanh, giáng mái chiều
Buồn xa ngưng lại nỗi đìu hiu...
Bỗng đâu xao xuyến câu reo gió
Bụi chạy đường khô lá đuổi theo"
(Chiều)
"Nàng Thơ ơi! Nàng thơ! - Ta buồn lắm.
Nắng gay gắt trên khóm sen không thắm,
Gió thờ ơ không động bóng tàn cây;
Dưới trời xanh, mây quá trắng không bay"
(Giục hồn thơ)

"Cao Thâm hỡi! Ôi vô cùng! Vô để!
Mây hằng bay, sóng hằng cuốn, gió không ngừng"
(Trước cảnh cao rộng)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
64
Sau này Xuân Diệu đã vận dụng rất thành công kiểu câu này, để diễn rả
sự gấp gáp, vội vã của tình yêu:
"Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh
Anh nhớ em, anh nhớ lắm, em ơi".
(Tương tư chiều)
Để diễn tả Đêm xuân sầu ảo não, tuyệt vọng Chế Lan Viên cũng sử
dụng kiểu câu này:
"Trời xuân vắng. Cỏ cây rêu xào xạc,
Bóng đêm luôn hoảng hốt mãi không thôi"
(Đêm xuân sầu)
Những thay đổi cú pháp tạo điều kiện cho những thủ pháp nghệ thuật
khác như cho phép đảo chủ từ để tạo hình ảnh táo bạo, mới mẻ. Trong thơ ca
cổ ngày xưa cũng dùng lối đảo ngữ như vậy nhưng vẫn theo một công thức
chung ảnh hưởng cấu trúc chữ Hán, do vậy nghe vẫn rất giống nhau kiểu như:
"Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng gỏi cầm ve lầu tịch dương"
(Bảo kính cảnh giới - Nguyễn Trãi)
Hay:
"Xanh om cổ thụ tròn xoe tán
Trắng xoá tràng giang phẳng lặng tờ"
(Tức cảnh chiều thu - Bà Huyện Thanh Quan)
Nhưng đến Thế Lữ thì nghệ thuật lật ngược chủ từ trở nên đặc sắc,
không ai có thể táo bạo làm những câu như: "bên rừng thổi sáo một hai kim
đồng". Trong bài Nhớ rừng, Thế Lữ đã chủ tâm đảo chủ từ tạo nên một hình
ảnh chưa từng thấy:
"Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt"
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
65
Trong câu thơ có sự tân kỳ về hình ảnh "chết mảnh mặt trời" để nói về
lúc mặt trời lặn. Hình ảnh này gợi ra được cái nhìn táo bạo của con hổ muốn
dẫm nát cả vũ trụ. Ta thấy rằng Thế Lữ đã chuộng lối đảo ngữ như vậy và sử
dụng rất nhiều lần:
- Đỗ bờ sông trắng con thuyền bé
Cạnh lớp lau già, gió lắt lay"
(Bên sông đưa khách)
- Cơn gió thổi lá bàng rơi lác đác
Cùng rơi theo loạt nước đọng trên cành"
(Con người vơ vẩn)
Dường như Thế Lữ, thuở ấy có chủ tâm làm cho câu thơ Việt Nam trở
nên mới mẻ, phong phú mà sáng sủa - thi sĩ muốn tạo cho câu Thơ mới nhiều
khả năng nhất về mặt diễn đạt cũng như truyền cảm.
Để thoả mãn nhu cầu, Thơ mới còn tấn công vào những phép tắc của
Thơ cũ. Những câu thơ viết theo khuôn khổ, có hạn chữ, hạn vần đã không
thể đứng vững được. Hán từ đè nặng những điển tích, điển cố cầu kỳ, khuôn
sáo, ước lệ cũ mất dần đi, làm một bài thơ người ta không bị gò bó trong một
khuôn khổ có sẵn nữa. Thế Lữ đã chú ý mở rộng câu thơ cho hợp với độ ngân
nga, vang vọng, mênh mông của tiếng chuông:
"Sương lam gieo nỗi buồn mênh mông trên đồng vắng,
Nắng chiều xuân rung rinh trong cảnh trời yên lặng
Bỗng thong thả rơi một tiếng chuông chùa,...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status