Biện chứng cái đẹp trong xã hội - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Biện chứng cái đẹp trong xã hội



Cái đẹp có hai hệ tiêu chí. Một là Chân - Thiện - Mỹ. Hai là tính nhân dân, tính giai cấp, tính dân tộc và tính nhân loại. Cái đẹp phải phục vụ đại đa số nhân dân lao động, phải mang tính giai cấp nhất định mang đặc trưng bản sắc của từng dân tộc để góp phần tạo nên diện mạo thẩm mỹ riêng của từng quốc gia, dân tộc góp vào cái đẹp của toàn nhân loại.
Cái đẹp phải có những phẩm chất cấu thành những thực thể toàn vẹn. Hài hoà, cân đối, toàn diện, toàn mỹ. Cái đẹp là sự hợp lý về tỉ lệ giữa các bộ phận, mảng khối, màu sắc, lượng trong chất, chất trong lượng, giữa nội dung và hình thức. Hình thức chuyển tải nội dung, nội dung diễn đạt hình thức, sự kết hợp hài hoà giữa một sự vật và giữa các sự vật, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập dẫn đến thống nhất toàn vẹn.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Biện chứng cái đẹp trong xã hội
Từ thời nguyên thuỷ, khi loài người mới xuất hiện, nhu cầu về cái đẹp đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu. Những bức tranh tả cảnh săn bắn: Con bò rừng, con bê rừng, đàn hươu phương Bắc hay bức tượng mang vẻ đẹp chức năng: Bà tổ mẫu – vệ nữ Vilenđooc đã được các nghệ sỹ nguyên thuỷ sáng tác trên vách đá ở các hang động nổi tiếng ântmiara, Phôngđờgom. Niô,látcô, Côngbaren v.v… bằng than đen, đá đỏ, đất vàng từ thời hạ kỳ đồ đá cũ (Máchđalênien) cách đây khoảng 30.000 năm là một minh chúng hùng hồn cho nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu làm đẹp hang động – nơI họ cư trú và cao hơn là nhu cầu tâm linh.
Cũng như các khoa học khác, xuất phát từ đặc thủ riêng mang tính khu biệt, mỹ học có đối tượng nghiên cứu của mình. Trong cái đa dạng, phức tạp và phong phú của tự nhiên và xã hội con người, mỹ học xuất hiện như một “khoa học diệu kỳ”. Đó là khoa học nghiên cứu các mối quan hệ thẩm mỹ, các hiện tượng thẩm mỹ trong không gian thẩm mỹ của con người. Mỹ học nghiên cứu các quy luật chung nhất của sự hình thành, phát triển và biểu hiện của cái thẩm mỹ trong đời sống con người.
Con người tồn tại giữa một đời sống thẩm mỹ, giữa không gian bao la và thời gian vô tận. Đời sống thẩm mỹ tồn tại dưới hai dạng: đời sống vật chất và đới sống tinh thần. Đời sống vật chất là những giá trị thẩm mỹ tồn tại dưới dạng vật thể đồ vật (Tangible) có thể nhìn thấy, sờ thấy. Đời sống tinh thần là những giá trị thẩm mỹ phi vật thể (Intangible), chỉ có thể nghe thấy, cảm thấy...
Nhưng, dẫu có tồn tại dưới dạng vật chất hay tinh thần, vật thể hay phi vật thể, các giá trị thẩm mỹ đều phải hướng tới Chân – Thiện – Mỹ. Một giá trị thẩm mỹ, một tác phẩm nghệ thuật sẽ không có lý do để tồn tại nếu không phản ánh chân thực, chính xác cuộc sống giàu tính nhân văn tốt đẹp và hoàn thiện, hoàn mỹ.
Từ khi con người quan tâm đến thẩm mỹ, cái đẹp là một phạm trù được quan tâm nhiều nhất so với các phạm trù thuộc hệ thống khách thể thẩm mỹ. Nó chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống tư duy lý luận mỹ học trong quá khứ và hiện tại. Thực tế, cái đẹp giữ vị trí lớn lao trong sự đồng hoá thực tại trên phương diện thẩm mỹ. Phạm trù cái đẹp có nội hàm lớn, biên độ rộng, nó thẩm thấu vào tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, các ngõ ngách của tâm hồn, vì thê, cái đẹp là dối tượng khám phá của muôn đơi. Các nhà mỹ học các thời đại chỉ là những người tiên phong khai mở cho một ý niệm vĩnh hằng mà thôi. L. Tônxtui đã từng thốt lên: “Sách viết về cái đẹp đã chất lên thành núi. Cái đẹp vấn còn là một câu đối giữa cuộc đời.
Cái đẹp là gì? Tầm quan trọng của nó đối với đời sống con người ra sao? Những biểu hiện, dạng thức tồn tại của cái đẹp như thế nào? Mặc dù là những câu hỏi không một lời giải nào có thể trả lời trọn vẹn.
Cái đẹp – trước hết là nhu cầu của con người. Con người không thể thiếu cái đẹp. Từ lúc sinh ra đến khi về bên kia thế giới, con người – ai cũng có nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu cái đẹp.
Cái đẹp đầu đời đên với trẻ thơ là bầu vú mẹ và lời ru ngọt ngào – cái đẹp của nghệ thuật tạo hình và âm nhạc.
“Anh
lơn khôn
dưới bầu vú mẹ

dại khờ
trước vòm ngực của em”
Lớn lên một chút, đứa trẻ cần không gian đẹp, nhà cửa đẹp, quần áo, đồ dùng… và cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, con người cũng cần quan tài, bia mộ và những vong hoa, nhạc hiếu… tiễn đưa.
Cái đẹp hiển nhiên đã trở thành nhu cầu của cuộc sống, nhu cầu của mỗi cá nhân trong cộng đồng, mỗi dân tộc và nhân loại.
Người hành phúc nhất là suốt cuộc đời được sống trong một môi trường, không gian, hệ sinh thái thẩm mỹ - được sáng tạo và thưởng thức, tiếp nhận cái đẹp - đó chnhs là ý nghĩa nhân văn của cái đẹp.
Cái đẹp có mắt tất cả mọi nơi, mọi lúc dưới dạng vật chất hay tinh thần. Ta có thể nhìn thấy, sờ thấy, nghe thấy, cảm giác bằng các giác quan.
Cuộc sống không thể thiếu cái đẹp, cái đẹp bất biến, trường tồn với đời sống con người. Cái đẹp trong thiên nhiên với ảnh quan sông núi, hoa lá, chim muông, cái đẹp của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông v.v… Cái đẹp tiềm ẩn trong đời sống con người biểu hiện qua văn hoá úng xử, cái đẹp của tâm hồn, đạo đức, trí tuệ, tư tưởng, cái đẹp giúp con người ngày càng hoàn thiện hơn, càng nâng cao đạo đưc, trí tuệ góp phần xây dựng nhân cách con người mới. Nhà văn Xô Viết Đôstôiépxki đã từng viết: “Cái đẹp cứu rỗi nhân loại hay Nhu cầu về vẻ đẹp và sự sáng tạo thể hiện vẻ đẹp đó gắn bó keo sơn với con người và nếu không có nó, có lẽ con người sẽ không còn muốn sống trên đời này”.
Nhà thơ người Đức H.Hainơ yêu cái đẹp đến mức ông coi cái đẹp chính là cuộc sống của băn thân mình. Trước vẻ đẹp tyệt vời của vệ nữ Milô, ông đã đến khóc giã từ. Nhà viết hài kịch thiên tài thế kỷ XVII Môlie đã sáng tạo cái đẹp đến phút cuối cùng của đời mình trên sân khấu. Ông đã chết trong đêm diễn thứ 4 vở “Người bệnh tưởng”. Trưới khi dùng súng lục kết thúc cuộc đời đau khổ và nghiệt ngã của mình ngày 27 – 7 – 1890, thiên tàI hội học Hà Lan Van Gốt đã để lại cái đẹp thiên thu trên bức dáng tự hoạc sau khi đã cắt tai tặng người yêu (Bức tranh này đã bán với một giá khoảng 72,5 triệu đô la). Nhạc lỹ thiên tài người Đức Betoven đã để lại cái đẹp trác tuyện trong âm thanh của bản giao hưởng số 5 cung đô thứ mang tên Định mệnh trong khi ông bị điếc. Tất cả những điều ấy nói lên vẻ đẹp và sự sáng tạo ra cái đẹp là nhu cầu sống của con người. Nó gắn bó mật thiết với đới sống xã hội. Chính Mác – nhà kinh điển của mỹ học Mác – Lênin đã là người đầu tiên đặt vấn đề thoả mãn sự phát triển của cái đẹp trong đời sống và cơ sở xã hội của nó. Phạm trù cái đẹp bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống – nó chính là một hình thức khái quát tư duy con người. Quá trình nhận thức của con người từ trực quan sinh động đến tư duy từu tượng, từ cụ thể đến khái quát. Đó là nột quá trình phức tạp.
Lịch sử các tư tưởng thẩm mỹ của nhân loại đã khẳng định sức mạnh của chủ thể người trong việc khám phá, kiếm tìm bản chất cái đẹp. Nhà thơ người Đức Gơt đã khẳng định : “Có thể có được khái niệm về cái đẹp và có thể diễn tả được khái niệm ấy”.
Suốt 30 nghìn năm con người đi tìm cái đẹp, nhưng chưa có một định nghĩa nào thật sự thoả mãn với nội hàm rộng lớn của nó – nguyên nhân chủ yếu là ở sự khác nhau của cách tiếp cận. Hầu như tất cả các nhà mỹ học của nhân loại từ Cổ đại Hy Lạp đến hiện đại đều cho rằng: Cái đẹp là sự hài hoà, nhưng để luận giải, tìm một đáp số thật chính xác là không thể.
Từ thế kỷ thứ IV trước công nguyên, nhà mỹ học Hy Lạp cổ đại Arít xtốt đã đưa ra luận thuyết: “Cái đẹp nằm trong kích thước và trong trật tự, bởi vậy, khong có vật nào quá nhỏ cũng như quá lơn mà lại có thể ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status