Nghệ thuật biểu diễn dân gian ở đồng Bằng Bắc Bộ - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Nghệ thuật biểu diễn dân gian ở đồng Bằng Bắc Bộ



MỤC LỤC
 
I. Âm nhạc dân gian Đồng Bằng Bắc Bộ 1
1. Khí nhạc có trước hay thanh nhạc xuất hiện trước? 1
2. Hò lao động 3
3. Hát nghi lễ phong tục 4
4. Hát trong sinh hoạt 9
5. Hát giao duyên 13
6. Khí nhạc dân gian 20
II.Nghệ thuật nhảy múa và diễn xướng dân gian Đồng Bằng Bắc Bộ. 22
1. Người Việt có tồn tại loại hình múa hay không? 22
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

úng ta đánh tiếc hay là đánh te. Giọng dậm mà là anh đứng anh đè riếc rô là vông vông tầm vông vông tập à tầm vông là vông”.
Ta còn thấy những điệu hát chèo thuyền trong Chèo Chái hê (Bắc Ninh), hát Chầu văn, hát Chèo… Trong hát Ghẹo (Phú Thọ) bài hát Vãi tui tập phúc đóng bè, cho ta một bằng chứng về sự giao lưu của hát Hò lao động cả trong hát giao duyên trữ tình và hát nghi lễ - phong tục.
3. Hát nghi lễ phong tục
Hát nghi lễ - phong tục bao gồm hát Xoan (Phú Thọ), hát Dậm (Hà Nam), hát Dô, hát Chèo tầu (Hà Tây), hát ải Lao (Hà Nội)…
Đây là những bài hát trình bày trong dịp Hội mùa hàng năm theo phong tục và tín ngưỡng thờ Thành Hoàng ở các làng xã giữa một môi trường trang trọng của lễ nghi và đại náo của hội hè với trống dong, cờ mở, đèn, hương, hoa, quà, rước xách, tế lễ, cúng bái, xướng, cầu chúc, trò vui… nhằm cầu mong sự che chở cho tai qua nạn khỏi, phù hộ độ trì bình yên no ấm.
Hát Xoan có lề lối riêng thay đổi theo yêu cầu địa phương. Thường mở cuộc hát vào buổi tối, tại gian giữa đình. Người xem ngồi đứng xung quanh.
Mở đầu, ông Trùm cùng ông Chủ Tế của làng đứng trước hương án thờ hát Chúc và đọc bài khấn theo nghi thức. Sau đến trò Giáo Trống, Giáo Pháo của một kép trẻ. Tiếp đến 4 đào ra hát Thơ Nhang, mang nội dung dâng hương. Bài hát đóng Đám kết thúc giai đoạn I đã mang nội dung giao duyên, tuy vẫn được coi là “lề lối” (nghi thức).
Giai đoạn II: Thường trình diễn 13 quả cách sau:
1. Kiều giang cách.
2. Nhàn ngâm cách
3. Tràng mai cách
4. Ngư - tiều - canh - mục cách.
5. Đối giấy cách
Hồi liên cách
Xoan thời cách
Hạ thời cách
9. Thu thời cách
10. Đông thời cách
11. Tứ mùa cách
12. Thuyền chèo cách
13. Chơi dâu cách.
Các “quả cách” có nội dung miêu tả đời sống và sinh hoạt nông thôn, hay ca ngợi thiên nhiên, hay kể chuyện xưa tích cũ, v.v… Âm nhạc của các cách có nhiều vẻ. Phong cách cơ bản là hát nói, được trình bày với một kép ngồi giữa, vừa đánh trống vừa hát “dẫn cách”, các đào hát phụ hoạ, nhắc lại lời “dẫn cách” hay “lời đệm”, hay tiếng “đưa hơi”. Lời quả cách có phần đóng góp của nho sĩ bình dân, thường chia ba phần:
a. Giáo cách (mở đầu).
b. Đưa cách (phần giữa).
c. Kết cách (phần cuối).
Phần quả cách được coi như phần hát thờ. Khi có nhiều phương tham gia, lễ hội thường dành hẳn một đêm để các phường trình diễn.
Giai đoạn ba còn có nhiều tiết mục múa hát khác: Các hoạt cảnh, các trò chơi. Đây là phần hứng thú và sinh động nhất: “hát trao tình”, “chơi bợm gái”, “bỏ bộ”…do các đào vừa hát vừa làm “điệu bộ” hay múa.
Tiết mục “Xin hoa - Đố chữ” mang tính chất “giao duyên” do 8 đào và 4 kép hát đối đáp. “Gái ho” cứ một nam hai nữ làm một cách hoa, cầm tay nhau vừa quay lộn, vừa tạo hình vừa hát. Tiếp theo còn “Hát Đúm”.
Tiết mục kết thúc chương trình hát Xoan : “Giã Cá” hay “Đánh cá”, là cảnh múa hát sôi nổi. Đào là cá, kép là người đánh cá, hai bên săn đuổi cho đến khi bắt được cá, khiêng để lên bệ thờ, dâng thần. Khi ông chủ tế vào tế “cá” mới được nhấc xuống. Có nơi như Đức Bác lại dùng kép làm cá.
Hát Dô ở Liệp Tuyết, Quốc Oai, Hà Tây được ghi chép thành sách gọi là Quốc nhạc diễn ca”, chỉ trình diễn 36 năm một lần tại “Ca Xoan Điện”, do một đội gồm nhà “cái” hát dẫn giọng chính và nhà “con” (một số thiếu nữ ở làng). Nội dung hát Dô cũng gồm những bài ca khẩn nguyện mùa màng tươi tốt, dân làng thịnh vượng, ca ngợi bốn mùa… miêu tả chèo thuyền, dệt cửi… và giao duyên.
Hát Chèo tàu ở Tân Hội (Gối) Đan Phượng, Hà Tây lại diễn ra 20 năm một lần để tưởng niệm việc khởi nghĩa thời Hai Bà Trưng tại một “dinh” dựng tạm trên một khu ruộng ngoài làng. Ngoài những bài hát nghi thức cầu cúng, hát Chèo tầu còn cả nhiều bài hát trữ tình giao duyên trình diễn với bè xướng (đơn ca) của “Nhà cái” và bè xô (đồng ca) của “Nhà con”. Ở đây cũng có bỏ bộ.
Hát Dậm, điệu hát mang tính sử thi của dân ca nghi lễ - phong tục gắn với Lễ hội thờ Thành Hoàng hàng năm. Các “con dậm” là những cô gái thanh tân từ 13 đến 20 được tuyển lựa vào phường tập luyện theo sự hướng dẫn của cụ “Trùm”, “Con dậm” mặc áo dài nâu năm vạt, váy lỉnh, yếm đỏ, chít khăn mỏ quạ. Cụ Trùm mặc quần áo vàng, chít khăn vàng đứng giữa cầm sênh đánh nhịp cho con dặm vừa múa vừa hát các bài khấn nguyện như: Hoá sắc, Phong ống, Phong pháp, Dâng Hương… các bài về sinh hoạt lao động như: Mắc cửi, chăn tằm, dệt vải, đi cầy… ca ngợi tình yêu nam nữ như: Bỏ bộ, v.v…
Hát ải Lao được trình diễn tại Hội Dóng làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội vào đầu tháng tư Âm lịch hàng năm để tưởng niệm vị anh hùng huyền thoại Phù Đổng Thiên Vương(1) Nguyễn Văn Huyên, Les fêtex de Phù Đổng, Une bataille ce’leste dans la trdition annamite. Cahier le la socie’te’ de Ge’ographie de Hanoi. XXXIV.H. 1938.
.
Phường ải Lao cũng gọi là phường Tùng Choạc có 20 trai trẻ làng Hội Xá (cùng tống Phù Đổng xưa) chuyên trách phục vụ.
Như ở các lễ hội khác, chương trình hát ải Lao cũng gồm hát, múa và diễn trò.
Trình tự:
- Hát làm lễ trình.
- Hát khi rước nước.
- Hát khi rước vàng lễ.
- Hát diễn trò săn hổ.
- Hát khi hành quân đi đánh giặc
- Hát đi chiến thắng
- Hát đi thu quân trở về
- Hát đi khao quân
- Hát đi tế kết thúc Hội.
Phường ải Lao ăn ở tại Hội, biểu diễn theo thời gian và trên các địa điểm mô phỏng diễn biến của trận đánh của Thánh Dóng diệt giặc xâm lược.
Tuy là loại hát phục vụ cho các nghi thức nhưng nội dung hát ải Lao người việc phản ánh trình tự Lễ hội như: Vào đền, ra đền… còn ca ngợi sự ra đời của Thánh Gióng.
Chèo Chái hê là loại hát ở vùng Kinh Bắc, có những điệu kể hạnh, hát văn, hát than, hát xẩm thập ân, kể bày… trong lễ tang hay trong dịp lễ “xá tội vong nhân” ngày 15 tháng 7 Âm lịch. Chèo Chái hê được sắp xếp thành hệ thống bài bản ca khúc, thể hiện các giai đoạn công việc:
1- Đẵn gỗ. 2 - Kéo gỗ 3 - Cốn bè. 4 - Xuôi bè. 5 - Xẻ ván. 6- Nắn ván. 7- Mai quai. 8 - Mai cọc chèo hoa. 9- Chở đò. 10 - Cắm sào. Phần mở đầu, kể chuyện 6 người con hiếu thảo.
Cách hát cũng theo hình thức “xướng”, theo lề lối, trình tự và tiếng mõ của Nhà cái cầm nhịp cho đội Nhà con, phục trang đồng bộ, tay cầm gậy sơn son thếp vàng làm điệu bộ và “xô” theo.
Hát Văn, hay hát Chầu Văn, là âm nhạc chuyên dùng hát chầu cho nghi lễ Hầu bóng (hay lên đồng) trong đạo tứ phủ, một tín ngưỡng lâu đời của cư dân vùng Đồng Bằng Bắc Bộ và Việt Nam.
Các cung văn thường vừa hát vừa chơi nhạc đệm, gồm chủ yếu là nhạc gõ và cây đàn nguyệt.
Hát Văn có hát Thơ và hát Thi. Bao giờ bài Văn đồng cũng mở với bài Chầu phủ đền đến Văn tạ, kết thúc cuộc hát. Nội dung chính là những bài hát chầu từng vị Thánh Mẫu đứng đầu các phủ: Thiên, Nhạc, Thoải (Thuỷ) và Địa đều không giáng đồng. Chỉ có các Quan, các ông Hoàng, các Cô, các Cậu, Ngũ hổ. Ông Lốt (Rắn), những trợ thủ cùng các Chầu đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ là hoá thanh của các Thánh Mẫu mới giáng đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status