Tín ngưỡng thờ Mẫu của dân tộc Việt Nam - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Tín ngưỡng thờ Mẫu của dân tộc Việt Nam



MỤC LỤC
 
Lời mở đầu 2
Phụ lục 4
1.Lịch sử và phát triển 5
2.Nghi lễ thờ cúng 5
3.Cấu trúc đền thờ và ban thờ 7
4.Thánh Mẫu Liễu Hạnh 9
5.Các vị nữ thần khác của tín ngưỡng thờ Mẫu 11
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội
Bài tiểu luận
Môn: Phong tục tập quán lễ hội
Đề tài: Tín ngưỡng thờ Mẫu của dân tộc Việt Nam
Lời mở đầu
Phong tục tập quán lễ hội là một bộ phận quan trọng cấu thành nên văn hoá xã hội, nó gắn bó mật thiết, sâu sắc với mọi tầng lớp người trong xã hội. Nước ta với nền văn minh lúa nước rất đặc trưng thì phong tục, tập quán, tín ngưỡng đã trở thành một bộ phận trong đời sống tinh thần. Hàng ngàn năm xưa từ thời nguyên thuỷ đã hình thành nên các phong tục tập quán đó và phát triển đến ngày nay và chúng ta có thể khẳng định rằng không một gia đình người Việt nào lại không có bàn thờ cúng Tổ tiên, không một làng xã nào lại không có một ngôi đình, đền, miếu thờ các vị Hoàng Làng, các anh hùng dân tộc hay thờ Mẫu.
Nước Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em với 54 phong tục tập quán riêng, mang sắc thái riêng biệt mà không nơi nào giống nơi nào nhưng vẫn thống nhất một phong tục Việt như: Tục cưới hỏi của người Mường, người Thái, các kiêng kị dân gian hay mỗi nơi có những lễ hội vào các dịp khác nhau trong năm.
Cứ đời này qua đời khác các tín ngưỡng phong tục trở thành mảng sinh hoạt tinh thần không thể thiếu trong đời sống người Việt, những giá trị tinh thần này đã khẳng định một bản sắc và sự trường tồn của văn hoá Việt trong văn hoá thế giới
Ngày nay với xu thế hội nhập thế giới, văn hoá Việt được tiếp cận với nhiều nền văn hoá ở các châu lục, các quốc gia trên thế giới chúng ta có cơ hội giao lưu với các nền văn hoá tiến bộ từ đó sẽ phát huy những bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Tuy nhiên nó cũng đặt ra các vấn đề về bảo vệ nền văn hoá truyền thống, giữ gìn và tôn tạo thêm bản sắc văn hoá của đất nước để phát huy những phong tục hay và loại bỏ những hủ tục trong dân gian từ bao đời nay.
Tín ngường thờ Mẫu là một tín ngưỡng quan trọng trong đời sống người Việt: “Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ”. Nền văn minh lúa nước rất coi trọng bàn tay khéo léo của người phụ nữ, và từ xa xưa người mẹ đã trở thành thân thuộc nhất với con người. Tín ngưỡng thờ Mẫu là sự tôn vinh thờ phụng gắn với các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ như trời, đất, mưa, gió….ngoài ra còn thờ phụng những vị nữ anh hùng dân tộc(về giai đoạn sau này)
Phụ lục
1. Lịch sử và phát triển
2. Nghi lễ thờ cúng
3. Cấu trúc đền thờ và ban thờ
4. Thánh Mẫu Liễu Hạnh
5. Các vị thần khác của Đạo Mẫu
1.Lịch sử và phát triển
Tín ngưỡng thờ Mẫu là sự tin tưởng, ngưỡng mộ, tôn vinh và thờ phụng những vị nữ thần gắn với các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ được người đời tôn vinh là cá chức năng sáng tạo ra muôn loài và mang sự sống đến cho con người như: Trời, đất, sông nước….
Nguồn gốc lịch sử của tín ngưỡng thờ Mẫu không được ghi chép rõ ràng trong sách mà nó chỉ là sự truyền miệng của dân gian về người phụ nữ đó. Có một số nhà nghiên cứu cho rằng tục thờ Mẫu có nguồn gốc từ thời Tiền sử khi người Việt thờ các thần linh thiên nhiên, các thần linh này kết hợp trong khái niệm Thánh Mẫu hay còn gọi là nữ thần Mẹ. Theo thời gian khái niệm Thánh Mẫu được mở rộng để bao hàm các nữ anh hùng trong dân gian- những người phụ nữ nổi lên trong lịch sử với vai trò người bảo hộ hay trị bệnh. Những nhân vật lịch sử này được kính trọng, tôn thờ và cuối cùng được thần thánh háo để trở thành một trong các hiện thân của Thánh Mẫu.
Sự phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu được phân chia thành 3 giai đoạn sau( theo tài liệu của Ngô Đức Thịnh).
Giai đoạn 1: Thờ các nữ thần thiên nhiên riêng biệt, các nữ thần này là các tinh thần thiên nhiên và không có đặc điểm của con người đặc biệt là người phụ nữ, người mẹ.
Giai đoạn 2: Thờ các Thánh Mẫu, đến giai đoạn này các nữ thần đã có đặc điểm của người Mẹ như Mẹ Âu Cơ- người Mẹ của dân tộc Việt Nam.
Giai đoạn 3: Thờ Thánh Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Ở đây “phủ” không phải là khái niệm số lượng xây dựng mà nó chính là 3 hay 4 thành tố của vũ trụ là: Trời (Thiên phủ), Đất (Địa phủ), Nước (Thuỷ phủ), Núi rừng (Nhạc phủ).
2. Nghi lễ thờ cúng
Các vị thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu phản ánh được tất cả các phẩm chất của một người mẹ, tuy nhiên nó được thần thánh hoá và mang rõ sắc thái huyền thoại. Do đó nó vùa thần thánh lại vừa con người. Đạo Mẫu không chú trọng vào cuộc sống sau khi chết mà nó quan tâm đến cuộc sống hiện tại nó luôn trăn trở với câu hỏi làm thế nào để con người có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đầy đủ trong trần gian. Điều này thể hiện trong các bài kinh lễ thực ra đây là các bài hát về nhiều điều mà con người mong muốn trong cuộc sống hàng ngày như: Cầu mong thời tiết tốt lành cho mùa màng bội thu, cầu mong sức khoẻ cho con người, hạnh phúc, tiền tài….Nội dung của các bài cầu này đơn giản dễ hiểu, và được dùng phổ biến trong dân gian.
Đạo Mẫu được tổ chức theo âm lịch với rất nhiều tín đồ và lôi cuốn rất nhiều người tham gia với nhiều nghi lễ truyền thống. Các nghi lễ này không được đào tạo chính thống mà nó được truyền từ đời này qua đời khác bằng con đường truyền khẩu. Nghi lễ phổ biến nhất là lên đồng hay còn gọi là hầu bóng. Trong nghi lễ này người ta tin rằng linh hồn của các vị thần sẽ nhập vào người lên đồng, linh hồn này được mời đến để nghe lời cầu của người đi lễ. Với hoạt động này người phụ nữ thường đóng vai trò chính và được gọi là các Bà đồng, đôi khi cũng do nam giới đảm nhiệm gọi là các Ông đồng.
Các điệu múa linh thiêng hay gọi là các giá đồng là phần quan trọng nhất của nghi lễ. Thường là có 72 giá đồng bao gồm: Giá các quan lớn, giá các cậu, giá các cô, giá chầu bà…Trong buổi lễ các giá đồng được biểu diễn cùng các bài hát “chầu văn” (hay hát văn). Đây là một thể loại hát nói (vừa thực hiện hát, vừa nói) để kể lể, cầu xin….Hát văn do người lên đồng biểu diễn cùng với dàn nhạc cung văn tạo nên một khung cảnh và âm nhạc tâm linh để giúp cho người đồng nhập vào gắn kết với những con người và nơi chốn ở bên ngoài thế giới của họ. Khi lên đồng người ta có thể cầu xin mong ước và nghe các Thánh Mẫu truyền dạy những điều hay, lẽ phải….
Thời gian lên đồng có thể kéo dài 1- 2 tiếng hay cả buổi cúng lễ, mọi lời nói lúc này chính là lời nói của Thánh Mẫu.
Người ngồi đồng phải tự sắm nhiều bộ quần áo khi ngồi chầu ông hay bà nào thì phải mặc quần áo phù hợp giống người đó khi họ còn sống như Thánh Mẫu Thượng Ngàn phải mặc quần áo dân tộc….Người ngồi đồng phải có chiếc khăn phủ kín mặt, tay cầm 3 nén nhang đang cháy trước mặt hướng lên điện thờ. Khi ra tay báo hiệu là lúc Thánh nhập, nếu ra hiệu tay trái là Thánh nam nhập còn nếu tay phải là Thánh nữ nhập. Tuỳ theo sự tưởng tượng của người lên đồng là thánh nam hay nữ mà có thể biểu diễn các động tác tiến lên lùi xuống, múa quạt hay múa kiếm…
Cuối giá đồng n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status