Những nét văn hóa về người Nùng - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Những nét văn hóa về người Nùng



MỤC LỤC
 
LỜI CẢM ƠN 1
DẪN NHẬP 2
PHẦN I 2
NHỮNG NÉT CHUNG VỀ NGƯỜI NÙNG 2
I. Giới thiệu khái quát về xã Phúc Sen 3
1. Về xã hội 4
2. Về an ninh 4
II. Mục đích nghiên cứu 4
III. Phương pháp nghiên cứu 4
IV. Khái quát các thuật ngữ liên quan 4
V. Những vấn đề liên quan đến báo cáo 4
1. Khái niệm 4
1.1. “Văn hóa = way (S) of life” 4
1.2. Văn hóa là sự lựa chọn 5
1.3. “Con người là cái có sau tự nhiên. Văn hóa là cái có sau rốt” 5
2. Định nghĩa: (Nguyễn Từ Tri) 5
PHẦN NỘI DUNG 6
I. Nhà ở 6
II. Thức ăn, uống, hút 10
III. Chế biến thực phẩm 14
IV. Lễ hội 18
V. Trang phục 18
VI. Quan hệ gia đình 19
VII. Tín ngưỡng 20
VIII. Chữ viết 20
IX. Nhận xét chung 20
PHẦN II 21
NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG VỀ TRANG PHỤC NGƯỜI NÙNG AN 21
I. Đôi nét về xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên , tỉnh Cao Bằng 21
1. Truyền thuyết về người Nùng An 21
2. Xã Phúc Sen ngày nay 22
II. Trang phục người Nùng An 23
1. Những nhận định chung 23
2. cách dệt 24
3. Cảm nhận của người viết 26
PHẦN III 27
ĐẶC TRƯNG VỀ LỄ HỘI 27
1. Lễ hội pháo hoa 28
2. Hội thanh minh 33
3. Kết luận 34
KẾT LUẬN 35
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

sau buổi đi làm việc nói lên một nề nếp làm ăn, một sự siêng năng trong công việc của người lao động chính trong gia đình. Còn tiếng chày vang lên trong lúc mọi người đi làm ngoài đồng, chứng tỏ việc nhà bỏ bê, con cháu lười biếng .
Còn giã gạo bằng cối nước, thì lúc đi làm, đồng bào mang thóc về để vào cối nước, buổi hết, lấy gạo giã về nhà .
Chế biến lương thực chính là gạo tẻ,được dùng hằng ngày, quanh năm. Nói thiếu ăn là thiếu gạo tẻ. Từ gạo tẻ chế biến thành các thứ sau đây:
Gạo tẻ nấu thành cơm trong các bữa chính là bữa trưa, và bữa chiều, gạo tẻ nấu thành cháo ăn trong các bữa sáng.
Gạo tẻ nấu thành cháo loãng húp thay nước khi mùa hè đi làm về mệt , nóng lực.
Gạo tẻ xay bột làm bánh tẻ, gạo tẻ làm bún, làm bánh cuốn.
Gạo nếp được dùng ít hơn và thường phải có trong các dịp lễ tết, cúng bái, cưới xin, ma chay, sinh nhật, sinh trẻ nhỏ.
Hằng ngày, thỉnh thoảng đồng bào dùng gạo nếp, tháng đôi ba lần, ăn cho vui, nhưng đôi khi cũng ăn trừ bữa thay cơm tẻ. Từ nếp, đồng bào chế biến thành nhiều món ăn khác nhau :
Chế biến đơn giản nhất là đồ xôi hay nấu cơm nếp. Đồng bào hay nhuộm xôi thành các màu, tím, xanh, vàng, trắng trong dịp tết Thanh minh và lễ hội bắn Pháo hoa cũng có làm .
Bánh chưng: Đồng bào Nùng cũng làm bánh chưng bằng lá dong, lá chuối và gói thành các loại bánh dài hay vuông. Trong bánh chưng cũng có thể làm nhân các loại sau đây: Thịt lợn, hành, đỗ xanh, nhân hành đỗ xanh, nhân hạt lạc giã nhỏ, nhân đường phên... Cũng có trường hợp gói bánh chưng không nhân để thờ cúng hay để ăn.
Trong dịp lễ tết đồng bào Nùng còn làm bánh dày, món bánh này là đặc trưng của họ Nông. Người ta kể lại rằng, người phụ nữ Nông khi đang trông nồi bánh chưng, địu con trên người, chẳng may rơi vào nồi bánh. Từ đó, người họ Nông còn có tục làm bánh dày vào ngày tết .
Bánh dày thường có hai dạng to,nhỏ khác nhau. Bánh dày to hình tròn, có đường kính khoảng gần hai gang tay, dày độ 3cm, thường dùng để biếu nhân ngày sinh... Bánh dày nhỏ hình tròn, đường kính trung bình bằng miệng bát con, để ăn, để cúng... Khi có nhu cầu ăn cho vui, đồng bào chỉ làm bánh dày nhỏ, có loại bánh dày có nhân, cũng có loại không nhân, mà có món chấm để riêng. Nhân bánh dày có thể là đỗ xanh phi hành mỡ, có thể là nhân muối lạc hay vừng, đường. Ngày cuối tháng giêng (âm lịch ) đồng bào hay làm bánh dày lá ngải nhân vừng, đường. Có lúc bánh dày nhuộm phẩm đỏ bên ngoài, hay bánh dày được vẽ các loại hoa văn hình học bằng phẩm đỏ hay tím không độc hại. Những đường nét hình học chủ yếu là hình tròn viền răng cưa, các hình vuông, lồng vào nhau, hình ngôi sao năm cánh. Bố cục các hình tam giác liền nhau như hàng răng cưa của đồng bào .
Bánh gai là loại bánh được làm vào dịp tết 14/7.
Ngoài ra, họ còn làm bánh chuối vào dịp 14/7.
Bánh rợm làm khi thích ăn và khi có thì giờ .
Bánh tro làm để cúng vào dịp 5/5, là bánh không nhân, khi ăn chấm mật mía .
Bánh trôi làm phổ biến vào dịp đông chí. Ngoài ra, có thể tuỳ ý thích làm để ăn vào các dịp khác tuỳ thích. Gạo nếp, ngâm qua đêm, xay nước, cho vào túi vải, treo lên cho chảy bớt nước. Bột đang nhão mềm, vo thành viên tròn thả vào nước mật loãng đang sôi trên bếp, mới thả vào, viên bánh chìm xuống dưới nước. Bếp vẫn tiếp tục đỏ lửa, nước mật tiếp tục sôi. Khi nào thấy viên bánh nổi lên, là bánh đã chín, vớt ra ăn được. Bánh trôi thường ăn với gia vị gừng. Gừng dập nát, bỏ một chút vào bát nóng rồi ăn ngay, có mùi thơm, ấm, dễ chịu. Đồng bào làm hai loại bánh trôi: Bánh trôi không nhân và bánh trôi có nhân. Bánh trôi không nhân phổ biến hơn. Bánh trôi có nhân ít khi làm. Nhân bánh là đỗ xanh, xay vỡ đôi, ngâm đãi sạch vỏ, đồ nấu chín, trộn đường. Nhân được cho vào giữa khi vo viên làm bánh.
Nếp được đồ chín như xôi, sau đó phơi thật khô giòn, khâu này chuẩn bị hơi lâu, nên phải làm trước. Khi cần làm, lấy nếp đồ chín phơi khô này rang lên cho hạt nếp nở to và tròn. Nấu mật ở chảo, cho đến khi mật không tan trong nước lã là được .
Chảo nước mật vẫn để trên bếp đỏ lửa, đổ nếp rang nở vào đảo đều, nhanh tay. Sau đó đổ cả ra mâm đồng (hay mâm nhôm ), gạt cho bằng, hơi nén xuống cho chặt. Lấy dao cắt thành từng miếng, hay làm vào dịp tết nguyên đán .
Bánh khảo, gạo nếp phơi khô, rang giòn, xay bột mịn. Trộn bột đó với nước đường đặc (hay mật) đến độ nhất định có thể đủ ngọt và đủ ấm để đóng được thành bánh trong khuôn. Bánh khảo được làm vào dịp tết nguyên đán, dịp cưới xin hay có thể làm vào dịp tết khác.
Nếp có thể đem nấu chè. Người Nùng hay nấu chè vào mùa đông và khi ăn thì bỏ chút gừng vào làm gia vị. Chất đường nóng, gừng cũng nóng, nên chè ăn vào mùa đông rất thích hợp .
Đồng bào cũng làm cốm bằng nếp non. Cốm là món ăn được đồng bào ưa thích, nên hàng năm, gia đình nào cũng làm cốm đôi ba lần. Mỗi lần làm cốm là dịp chị em hàng xóm giúp nhau giã và cùng ăn cho vui bầu bạn .
III. Chế biến thực phẩm
Nguồn thực phẩm rất đa dạng, song nhìn chung có mấy cách chế biến chính thể hiện đặc điểm dân tộc .
Trước hết là chế biến rau xanh: Rau mùa hè, rau mùa đông, rau rừng .
Rau mùa hè có rau muống, rau dền, rau đay, rau mùng tơi, các loại bầu bí, các loại đậu,các loại dưa. ..
Rau mùa đông có củ cải, su hào, bắp cải, cải làn, susu...
Rau rừng có măng, nấm, rau xauxau ...
Rau các loại, mùa nào thức ấy, đem xào mỡ lợn là thức ăn hàng ngày của dân tộc. Mỡ lợn đun già trên chảo gang, rau rửa sạch, thái nhỏ vừa phải, lúc mỡ đang nóng già lửa đang cháy đỏ, đổ rau vào, bỏ muối và đảo nhanh, thúc lửa cháy đều, đậy vung lại, rau vừa chín tới là được. Đồng bào không có thói quen dùng rau xanh luộc chấm nước mắm. Cần nước chấm họ dùng xì dầu. Gia đình nào ăn rau mà không xào mỡ là biểu hiện của sự khó khăn về kinh tế.
Rau muối: Đồng bào Nùng có kỹ thuật muối các loại rau xanh khá tốt . Có hai cách muối là muối ngâm nước và muối phơi khô.
Muối ngâm nước thường áp dụng muối rau cải, muối măng (tre, nứa, vầu) và muối quả trám đen. Thông thường vào mùa đông, đồng bào muối rau cải để tiện ăn dần. Muối cả cây để lâu ngày, muối rau cải thái là để ăn ngay, mùa xuân hè, đồng bào muối măng chua, măng chua ngâm trong nước để được rất lâu. Mùa thu, đồng bào muối trám đen. Một vại trám có thể để dành ăn quanh năm .
Muối phơi khô cũng được áp dụng cho quả trám đen, măng tre (nứa, vầu...).ngoài ra đồng bào còn áp dụng để muối su hào, cải củ…ủ trám đen, om chín,cắt đôi, nhét muối hạt vào trong, bóp ngậm lại, rồi đem phơi vài nắng cho khô.
Trám đen muối phơi khô, bảo quản được lâu, không bị mất mùi, khi ăn đem xào mỡ, hay hấp cơm. Măng tre thái ra đem phơi nắng cho đến khô kỹ. Nhiều trường hợp đồng bào ướp khô cả củ măng. Hầu hết các gia đình đều phơi măng để ăn trong dịp tết, lễ. Măng khô thường được dùng để ninh với xương lợn, ninh với chân giò lợn, họăc làm món phục vụ cho “khau nhục”. Cải củ rửa sạch, thái lát mỏng...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status