Sự hình thành và phát triển của Giáo đoàn Phật giáo Trung Quốc từ thời nhà Hán đến thời nhà Đường - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Sự hình thành và phát triển của Giáo đoàn Phật giáo Trung Quốc từ thời nhà Hán đến thời nhà Đường



A. Phần mở đầu
B. Phần nội dung
I. Vài nét về Phật giáo cổ Trung Đại Trung Quốc (Thế kỷ I đến thế kỷ XVIII)
1. Vài nét về sự ra đời của Phật giáo
2. Phật giáo Cổ Đại Trung Quốc
II. Sự hình thành và phát triển của giáo đoàn Phật giáo Trung Quốc từ thời Hán đến thời Đường.
1. Thời kỳ sơ khai của giáo đoàn Phật giáo - nhà Hán.
2. Bốn thời kỳ tiêu biểu cho sự hình thành và phát triển của giáo đoàn Phật giáo Trung Quốc.
a. Thời Tấn (265-317).
b. Thời Nam Bắc Triều (420-588).
c. Thời Đường (618-907).
d. Thời Minh (1368-1667).
C. Thay lời kết luận
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

õi lòng. Tiếp đó, Hoàng tử lại gặp một xác người nằm bên vệ đường... Gặp những cảnh thương tâm đó, Hoàng tử Xi-đa-ta ngẩn ngơ cả người, lấy hai tay ôm mặt và bảo người xà ích: “Về ngay thôi, nhanh lên!”. Người xà ích đánh xe quay về, buồn rầu than: “Đó là con đường của một đời người”.
Câu nói ấy của người xà ích làm cho Hoàng tử trầm tư. Sinh, lão, bệnh, tử đó là con đường mà một đời người phải trải qua đó ư ! Không kể là người sang hay kẻ hèn, chẳng ai thoát khỏi con đường này ư? Làm cách nào để con người được “giải thoát”, được cứu ra khỏi con đường đau khổ đó? Hoàng tử đã đọc biết bao nhiêu kinh Vê-đa, mời biết bao nhiêu thầy thuộc đạo Bà-la- môn giảng cho song đều không tìm thấy câu trả lời. Từ đó, Hoàng tử Xi-đa-ta nảy ra ý định xuất gia tu hành, hy vọng tự mình tìm ra lời giải.
Vua Tịnh Phạn nghe nói Hoàng tử muốn đi tu giật mình vội cưới cho Hoàng tử một công chúa xinh đẹp của Vương quốc láng giềng, hòng đánh tan ý định tu hành của Hoàng tử. Năm Xi-đa-ta 29 tuổi, Công chúa sinh được một người con trai là Rô-hao-đô, Xi-đa-ta cho rằng vương vị đã có người nối dõi. Và đúng lúc vua Tịnh Phạn vui mừng mở tiệc chúc mừng đứa cháu nội ra đời, Xi-đa-ta đã lặng lẽ từ giã vợ con ra khỏi hoàng cung, trở thành một hành giả trong tay không một đồng xu. Sáu năm trời, ông đi khắp mọi nơi tìm đến các thầy giỏi, các bậc thánh thần để cùng họ đàm đạo, tìm hiểu về cội nguồn của lẽ sống nhưng vẫn không thu được gì hơn. Ông cảm giác thất vọng, lang bạt đến U-ru-vi-rô, nơi đây có rừng cây rậm rạp, sông nước sạch trong, có thể là nơi tu hành được. Ông ở lại đây, tự dày vò, hành hạ mình để tìm ra con đường giải thoát nhưng kết quả thân suy lực kiệt mà vẫn không thu được gì. Do đó ông quyết định từ bỏ lối tu khổ hạnh và tìm cách khác để tu hành. Ông xuống sông tắm rửa sạch sẽ, uống sữa bò do các cô gái chăn bò đem cho, ngồi dưới gốc cây bồ đề, mặt quay về hướng đông, xếp chân bàn tròn. Sau bẩy lần bẩy 49 ngày, cuối cùng trong một đêm sao thưa trăng sáng bỗng thấy “đại triệt đại ngộ”, thấu hiểu mọi lẽ của cuộc sống, ngộ đạo thành Phật. Phật có nghĩa là giác ngộ, lĩnh hội được chân lý. Sau này đệ tử của ông tôn ông là Phật đà Bút-đa (Buddha) tức “người ngộ đạo”, còn gọi ông là Thích ca mẫu ni có nghĩa là “thánh nhân của dân tộc Sư ca”. Từ đó ông bắt đầu một cuộc đời truyền đạo, và người ta gọi tôn giáo của ông là Phật giáo.
Đợt đầu ông truyền dạy ở Xác-na (Sarnath) cho 5 vị công tử. Từ đó Phật giáo đã có tam bảo: Thích ca mẫu ni là Phật bảo, kinh điển Phật giáo là Pháp bảo và các môn đồ Phật giáo là Tăng bảo.
Thích ca mẫu ni phản đối Bà-la-môn giáo, phản đối chế độ đẳng cấp, đề ra khẩu hiệu “Chúng sinh bình đẳng”. Ông nói: “sông Hằng, sông Ấn… đều có tên riêng, chảy vào biển cả lại hoà làm một”, nói như vậy là để biểu thị cho nội bộ Phật giáo không có sự phân biệt đẳng cấp. Chủ trương của ông là sự phản ánh của những người cùng khổ chống lại chế độ giòng giống, đòi hỏi sự bình đẳng. Ông truyền đạo với lời lẽ rất phổ thông, dễ hiểu nên mọi người có thể tiếp thu một cách dễ dàng. Sau đó ông lại nhận thêm 60 đệ tử ở thành Bô-rô-na, lấy đó làm hạt nhân vân du các nước để giảng đạo. Tín đồ Phật giáo ngày càng đông và ảnh hưởng của Phật giáo ngày càng sâu rộng.
Phật đà đi truyền đạo ở mọi nơi, dấu tích in khắp hai bờ sông Hằng. Những năm cuối đời ông chỉ đi lại trong vùng giữa thành Vương Xá và Xá Vệ. Ông đưa ra mục tiêu cơ bản cho mọi người, tức là đạt đến độ hạnh phúc nhất cho người ta là thoát khỏi mọi dục vọng, khi đó con người đạt đến sự viên mãn về tinh thần và linh hồn. Học thuyết của ông đã có ảnh hưởng quan trọng đến mọi tầng lớp trong xã hội, bản thân ông được toàn Ấn Độ kính trọng.
Để phổ độ chúng sinh, Phật đà đã không mệt mỏi vân du truyền đạo khắp mọi nơi trong suốt 45 năm. Ngày 15-2-485 TCN ông dẫn các đệ tử đến Cô-xư-na-rô, lúc này ông đã là một ông già 80 tuổi. Con người luôn kêu gọi mọi người bình đẳng, yêu hoà bình, từ bi bác ái đã không còn đi nổi nữa. Ông già nằm nghiêng dưới hai gốc cây Bô-rô, lấy tay phải gối đầu, đầu ở hướng Bắc, chân ở hướng Nam, lưng hướng Đông, mặt hướng Tây, lặng lẽ rời khỏi thế gian. Trăm họ đổ về đây tưởng niệm, họ phủ lên mình ông những bó hoa tươi và các loại hương liệu. Họ cúng ông 12 con vật: chuột, trâu, hổ, mèo, rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó, lợn. Bảy ngày sau, thi thể ông được hoả táng. Quốc vương của 8 nước yêu cầu được chia Xá lị Phật (tro cốt) xây tháp để cúng. Xá lị Phật được chia thành 9 phần và nơi hoả táng đức Phật là nơi được xây tháp đầu tiên trong 9 tháp Xá lị.
Vào thế kỷ thứ III TCN, dưới triều đại Khổng Tước của Ấn Độ, vua A-uy lấy đạo Phật làm quốc giáo. Từ đó đạo Phật bắt đầu được truyền bá rộng khắp sang các nước Đông Nam Á, Trung Á và Trung Quốc. Ngày nay, Phật giáo đã trở thành một trong ba tôn giáo lớn trên Thế Giới.
2. Phật giáo cổ trung đại Trung Quốc
Như trên đã nói Phật giáo được sinh ra ở Ấn Độ. Trong quá trình trưởng thành đã như hai thân cây lớn: một phát triển về hướng Nam tức là Phật giáo Nam truyền, một hướng phát triển về phía Bắc tức là Phật giáo Bắc truyền.
Nói đến Bắc truyền Phật giáo, trước hết phải kể tới quốc độ lớn nhất và có ảnh hưởng quyết định đến những nước xung quanh đó là Trung Quốc. Đó cũng chính là dòng Đại thừa Phật giáo.
Theo ngả đường Bắc truyền của Phật giáo Ấn Độ thì trước hết Phật giáo được truyền vào các nước Đại Nhục Chi, An Tức ở phía Bắc Ấn, dần dần lan tới các nước Tây Vực rồi vào Trung Quốc. Con đường bộ xuyên qua nước Tây Vực lúc này là con đường giao thông trọng yếu giữa hai nền văn minh Ấn Độ và Trung Quốc.
Nếu theo đường phía Nam Tây Vực tới thì bắt đầu từ Đôn Hoàng và Ngọc Môn, rồi nương theo dãy Bắc núi Côn Lôn, qua các nước Lop-Nor, Vu Điền (Kho Tan), XaSa (Yarkand) rồi đến Sớ Lặc (Karhgar). Từ Sớ Lặc phải vượt qua con đường hiểm trở phía Tây dải núi Thông Lĩnh, rẽ về phía Nam, ăn thông với ngả đường Bắc Ấn Độ. Nếu theo đường Bắc Tây Vực thì cũng khởi điểm từ Đôn Hoàng, Ngọc Môn rồi nương theo chân phía Nam của dải Thiên Sơn, xuyên qua các nước Y Ngô (Hà Mì), Các Xương (Turfan), Yên Kỳ (Karshar), Khâu Tư (Kucha), Cô Mặc (Akru), Ôn Túc (Ush) đến Sở Lặc, nối liền với con đường phía Nam Ấn Độ. Giữa hai con đường trên còn có con đường “Nhập trúc cầu pháp” của ngài Pháp Hiển. Con đường “Nhập trúc cầu pháp” củng bắt đầu từ Đôn Hoàng, qua Lop-Nor, tới Yên Kỳ xuyên qua bãi sa mạc rồi đến Vu Điền, hợp với con đường phía Nam.
Sau này ngài Pháp Hiển thời Đông Tấn đã mở đầu con đường thuỷ truyền Phật giáo vào Trung Quốc. Đó là con đường nối Ấn Độ với Quảng Đông-Trung Quốc qua các nước Đông Nam Á. Con đường này khá tiện lợi, nhanh chóng và an toàn.
Về niên đại du nhập của Phật giáo tới Tru...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status