Phủ định biện chứng với quá trình xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Phủ định biện chứng với quá trình xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc



Trong thực tế chúng ta cũng nhận thấy những tấm gương, những bài học về việc giữ gìn văn hoá truyền thống kết hợp giao lưu hội nhập văn hoá bên ngoài ở một số nước tiêu biểu là Nhật Bản và Trung Quốc. Người Trung Quốc ở các triều đại phong kiến do quá đề cao giá trị truyền thống đã tự cột chặt mình vào một khuôn thước “ Văn minh.”, họ đã đóng cửa với bên ngoài. Hoàn toàn ngược lại Nhật Bản ngay từ thời Minh Tự đã dứt bỏ tư tưởng cũ, tư tưởng “trọng nông ức thư “ và thực hiện tiếp thu những thành tựu về khoa học - kỹ thuật từ bên ngoài đồng thời hội nhập với nền văn hoá tiên tiến của thế giới.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Lời nói đầu
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua 5 giai đoạn. Từ chế độ cộng sản nguyên thuỷ đến xã hội chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và chủ nghĩa xã hội là một quá trình biến đổi và tiến hoá của lịch sử nhân loại.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người cho thấy: cùng sự phát triển của trình độ sản xuất là quá trình biến đổi và từng bước tiến bộ của văn hoá. Trong quá trình xây dựng và phát triển văn hoá theo xu hướng tiến lên mức hiện đại hơn, tiên tiến hơn là một tất yếu. Quá trình thay đổi phát triển này là cả một vấn đề lớn. Mỗi quốc gia, dân tộc và mỗi giai đoạn lịch sử có một cách chuyển biến riêng. Nhưng một đặc điểm chung nhất là để có thành công theo ý muốn đều phải trải qua quá trình tiếp thu có chọn lọc từ bên ngoài với việc phát huy bản sắc truyền thống. Trở lại với Việt Nam - Một trong những cái nôi của nhân loại. Lịch sử phát triển của dân tộc ta là lịch sử đấu tranh bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước. Truyền thống đó đã để lại cho chúng ta một nền văn hoá đầy bản sắc. Đó là toàn bộ công trình, sản phẩm được đúc kết từ bao người, bao dân tộc anh em.
Qua hàng ngàn năm lịch sử, cùng sự thay đổi, phát triển của các cách sản xuất nền văn hoá của chúng ta cũng có nhiều chuyển biến dựa trên cái cốt là bản sắc và gìn giữ bản sắc đó. Mặc dù trải qua bao thăng trầm sóng gió cùng sự đô hộ, xâm lược của giặc ngoại xâm, nền văn hoá Việt Nam vẫn duy trì được những đặc điểm riêng, con người Việt Nam vẫn mạnh cái hồn riêng của mình.
Trong thời đại ngày nay cùng với sự phát triển của kinh tế, khoa học - kỹ thuật việc xây dựng một nền văn hoá hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc là rất cấp bách. Đây là mong muốn của toàn Đảng, toàn dân ta.
Là một sinh viên đang sống trong thời bình. Em thấy mình phải có một phần trách nhiệm là làm sao kế thừa và phát huy bản sắc dân tộc một cách tốt nhất trong nền kinh tế mở hiện nay. Vì lý do đó mà em chọn đề tài: “Phủ định biện chứng với quá trình xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc”. Với hy vọng thông qua bài viết này em hiểu sâu hơn về văn hoá Việt Nam xưa và nay. Vì trình độ có hạn, em rất mong được thầy cô và bạn bè thông cảm, góp ý.
Nội dung
I - LÝ LUẬN CHUNG
1. Khái niệm phủ định biện chứng
Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất đều có quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong, cái mới ra đời thay thế cái cũ hoàn thiện hơn.Phép biện chứng duy vật gọi sự thay đổi đó là sự phủ định, cái mới phủ định cái cũ, sự phủ định là tất yếu khách quan của quá trình vật động, phát triển của sự vật. Song không phải mọi sự phủ định diễn ra trong thế giới vật chất đều là phủ định biện chứng.Chỉ sự phủ định nào gắn liền với sự phát triển, tạo điều kiện, tiền đề cho sự phát triển của sự vật mới là phủ định biện chứng.
2. Đặc điểm của phủ định biện chứng
Thứ nhất : Phủ định biện chứng là sử dụng khách quan tự nhiên, phủ định vốn có trong sự vật. Sự phủ định đó được thực hiện cho sự liên hệ tác động loại trừ gạt bỏ lẫn nhau của các mặt, các yếu tố đối lập nhau vốn có bên trong sự vật.
Thứ hai: Phủ định biện chứng có tính kế thừa.
Trong quá trình phát triển của sự vật cái mới ra đời trong cái cũ. Cái mới không xoá bỏ hoàn toàn cái cũ mà chỉ xoá bỏ những cái lỗi thời, những mặt những yếu tố không còn phù hợp với kết cấu mới , sự vật mới. Còn những yếu tố tinh hoa của cái cũ được cái mới kế thừa, cải biến cho phù hợp với trật tự, kết cấu mới và trở thành yếu tố mới của sự vật mới. Nó là yếu tố của sự liên hệ và phát triển nối liền cái mới và cái cũ. Cho nên phủ định biện chứng là vòng khâu liên hệ của sự vật trong quá trình vật động phát triển.
II - CƠ SỞ THỰC TIỄN
1- Xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc là tất yếu
Suốt chiều dài lịch sử bốn nghìn năm của dân tộc Việt nam đã chứng minh rằng: Lịch sử của chúng ta là lịch sử cố kết cộng đồng - cố kết cộng đồng do liên tục phải tiến hành các cuộc kháng chiến chống âm mưu đồng hoá của các triều đại phong kiến phương Bắc. Điều đó đã tạo ra sức mạnh trong công cuộc mở mang bờ cõi lâu dài, đặc biệt là cố kết cộng đồng trong lịch sử hiện đại chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc bảo toàn bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu văn hoá nhân loại.
Trong thời đại ngày nay nền kinh tế thế giới được quốc tế hoá. Nó đòi hỏi chúng ta phải hội nhập cùng bè bạn để đứng vững và đi lên. Để kế thừa và phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, hơn lúc nào hết cùng với việc mở cửa kinh tế là việc xây dựng nền văn hoá hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc. Để hiểu rõ hơn vấn đề này ta xét cụ thể:
a. Bản sắc văn hoá dân tộc là gì ?
Nếu con người là sản phẩm cao nhất của tự nhiên thì văn hoá là sản phẩm đặc sắc nhất của con người.
“Nền văn hoá dân tộc là nền văn hoá gắn với dân tộc, có gốc về từ dân tộc là diện mạo dân tộc và mang tâm hồn dân tộc. Biểu hiện của diện mạo dân tộc chính là bản sắc dân tộc; Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được hun đúc từ hàng nghìn năm lịch sử. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý chí cộng đồng gắn kết cá nhân, gia đình làng xã, tổ quốc, lòng nhân ái, khoan dung trọng nghĩa tình đạo lý, đức tính cần cù sáng tạo trong lao động, dũng cảm thông minh trong chiến đấu, sự tinh tế trong ứng sử, tính giản dị trong lối sống, tình nghĩa thuỷ chung với người thân, bè bạn...”
Nói tóm lại, bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam là tổng hợp các giá trị tinh thần của dân tộc, tiêu biểu là lòng yêu nước yêu quê hương, tinh thần bất khuất cho độc lập tự do, cần cù trong lao động, lòng khoan dung sống có trước có sau, tôn trọng lẽ phải... Bản sắc văn hoá dân tộc bao gồm sự thống nhất trong tính đa dạng và phong phú của nền văn hoá Việt Nam, tức là bao gồm các sắc thái và các giá trị văn hoá của các dân tộc anh em trong đất Việt, của mọi vùng, mọi địa phương trong cả nước.
b. Kế thừa và phát huy truyền thống để xây dựng một nền văn hoá hiện đại phù hợp bối cảnh hiện nay của đất nước - tính hiện đại ở đây phải mang đặc trưng của dân tộc.
Trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử dân tộc ta từng lăn lộn chiến đấu ngoan cường và bất khuất để có được ngày hoà bình hôm nay. Cùng xu thế phát triển chung của nhân loại - Thời đại quốc tế hóa tăng cường hội nhập. Chúng ta không thể đứng ngoài vòng quay đó. Cùng với công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước đòi hỏi nền văn hoá của chúng ta phải có một diện mạo mới - Nền văn hoá hiện đại trên cở sở kế thừa và phát huy truyền thống cũ. Như Đảng ta định hướng: “ Phương hướng chung của sự nghiệp văn hoá nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truy
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status