Các vấn đề về xã hội học - pdf 16

Download miễn phí Các vấn đề về xã hội học



Xuất phát từ quan điểm tiến hóa cho rằng xã hội luôn phát triển theo những quy luật nhất định, Spencer chủ trương rằng XHH có nhiệm vụ là phát hiện ra những quy luật đó của các cơ cấu xã hội trong quá trình tiến hóa và nghiên cứu mối liên hệ giữa các bộ phận trong xã hội. Theo ông XHH không nên đi quá sâu vào việc phân tích những đặc thù lịch sử của xã hội nhưng nên tập trung tìm kiếm những thuộc tính, những nguyên lý có tính phổ quát và các mối liên hệ nhân quả giữa các hiện tượng xã hội.
Phương pháp của Spencer là phương pháp khoa học thực nghiệm, đặc biệt chịu ảnh hưởng thuyết duy nghiệm của August Comte. Phương pháp của ông có tính tổng hợp. Theo ông, nghiên cứu XHH phải sử dụng nhiều số liệu, phải thu thập số liệu vào nhiều thời điểm và ở nhiều địa điểm khác nhau.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

năng lực của mình. Ông chỉ rõ: trong nền sản xuất công nghiệp, người công nhân trở thành một vật phụ thuộc đơn giản của máy móc. Cách phân tích này của ông có ý nghĩa rất lớn đối với xã hội học hiện đại, nhất là đối với xã hội học lao động, xã hội học công nghiệp và xã hội học kinh tế.
Ba là, nhân tố quyết định lịch sử xã hội loài người là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Do đó trình độ phát triển của xã hội do trình độ phát triển của lao động và do trình độ phát triển của gia đình quyết định.
Phân tầng xã hội:
Lý luận của Marx vạch rõ tính giai cấp của xã hội và tính bất bình đẳng trong quan hệ xã hội. Chính chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đã sinh ra cấu trúc phân tầng xã hội, có hai tầng bậc chủ yếu là: giai cấp sở hữu tư liệu sản xuất chiếm vị trí thống trị, bóc lột người khác và giai cấp không nắm trong tay tư liệu sản xuất.
Trong cấu trúc xã hội, quan hệ giữa hai giai cấp này mang tính chất bất bình đẳng sâu sắc về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Nói ngắn gọn đó là mối quan hệ giữa kẻ áp bức và những người bị áp bức. Trong xã hội TBCN, giai cấp tư sản là những ông chủ nắm trong tay tư liệu sản xuất và sử dụng lao động làm thuê, giai cấp vô sản là những người công nhân làm thuê, vì không có tư liệu sản xuất nên phải bán sừc lao động để kiếm sống.
Qua cách phân tích này của Marx có thể rút ra hai ý tưởng vô cùng quan trọng. Một là, về mặt lý luận và thực tiễn của CNCs cần xóa bỏ và thay thế chế độ sở hữu tư nhân bằng chế độ sở hữu xã hội (toàn dân và tập thể). Hai là, khi nghiên cứu lý luận và thực nghiệm XHH cần tập trung phân tích cấu trúc xã hội để chỉ ra ai là người có lợi, ai là người bị thiệt từ cách tổ chức xã hội và cơ cấu xã hội hiện có. Hay nói một cách khác, những chủ đề nghiên cứu cơ bản của xã hội học hiện đại là cấu trúc xã hội, phân tầng xã hội, bất bình đẳng xã hội.
Lý thuyết hình thái kinh tế – xã hội:
CNDVLS cho rằng sự phát triển trên toàn thế giới là sự tha thế kế tiếp các hình thái kinh tế – xã hội mà thực chất là các phương pháp sản xuất.
Hình thái KT – XH là một phạm trù của CNDVLS được sử dụng để chỉ XH ở từng giai đoạn nhất định với quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất, với kiến trúc thượng tầng gồn tư tưởng, chính trị, pháp quyền, tôn giáo, và các yếu tố khác dựng trên cơ sở hạ tầng giồm các quan hệ sản xuất tạo thành cơ cấu kinh tế xã hội.
Tư liệu sản xuất bao gồm tất cả những gì của thế giới bên ngoài được đưa vào sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất nhằm duy trì cuộc sống của con người. Tuy nhiên trong lịch sử xã hội chỉ có một nhóm người hay một giai cấp nắm giữ trong tay TLSX. Chính chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là cơ sở phân chia giai cấp, điều này quy định tính chất của quan hệ sản xuất (quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất). Quan hệ sản xuất có thể trở thành mối quan hệ cơ bản trong xã hội được hợp pháp hóa và thiết chế hóa thông qua hệ thống chính trị, luật pháp, tư tưởng, văn hóa.
cách sản xuất là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, nó quy định và chi phối hệ thống các quan hệ xã hội. Trong xã hội có giai cấp, quan hệ sản xuất luôn luôn là quan hệ bất bình đẳng, luôn có mâu thuẫn, đối kháng. Các quan hệ đó là nguồn nguồn gốc và là động lực thúc đẩy sự biến đổi xã hội.
Kết luận:
Khác với August Comte và Herbert Spencer, Karl Marx tập trung nghiên cứu vai trò của mâu thuẫn trong biến chuyển xã hội. Ông cho rằng các hình thái kinh tế – xã hội mới được hình thành từ mâu thuẫn và xung đột trong các hình thái kinh tế – xã hội cũ. Marx đã phê bình gắt gao chủ nghĩa tư bản và tiên đoán nó sẽ bị thay thế bởi CNXH. Không có một nhà XHH tiền phong nào có ảnh hưởng sâu rộng đối với bộ môn khoa học mới này như là Marx. Ông chưa bao giờ tự nhận mình là một nhà XHH , ông tự nhận là đã có bàn đến những vấn đề XHH nhưng những công trình của ông còn bao trùm lên những lĩnh vực khác như triết học, kinh tế học, lý thuyết chính trị, ... Lý thuyết của ông về biến chuyển xã hội có tính chất khoa học vì nó dựa trên những xung đột giữa những giai cấp lớn trong xã hội. Ông cho rằng chính quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đã đem lại bất bình đẳng về kinh tế và chính trị./.
3. Herbert Spencer (1820 – 1903):
Vài nét về tiểu sử:
Herbert Spencer là 1 nhà triết học, nhà Xã hội học người Anh. Ông là người theo chủ nghĩa tiến hóa, là người tìm cách vận dụng những quy luật tiến hóa sinh học vào lĩnh vực lịch sử và xã hội. Với ông, xã hội xuất hiện như một cơ thể sinh học, tiến hóa từ hình thức đơn giản sang hình thức phức tạp thông qua sự khác biệt hóa và chuyên môn hóa các chức năng, các bộ phận khác trong xã hội. Lý thuyết của Spencer có ảnh hưởng rất lớn đối với lịch sử XHH Anh và trường phái XHH cơ cấu chức năng.
Ông sinh năm 1820 tại Derby, Anh. Cha là giáo viên và gia đình ông theo đạo Tin Lành. Từ nhỏ đến năm 13 tuổi ông tự học ở nhà với cha và người cậu ruột làm mục sư đạo Tin Lành. Ông có những kiến thức về toán học, khoa học tự nhiên và rất quan tâm nghiên cứu khoa học xã hội.
Từ năm 17 tuổi ông đã làm việc như một kỹ sư cho ngành đường sắt nhưng từ năm 20 tuổi ông quay qua làm báo và viết về chính trị. Thời gian đầu ông ủng hộ những quan điểm tiến bộ như quốc hữu hóa đất đai, chủ nghĩa tự do trong nền kinh tế, vị trí và vai trò của phụ nữ trong xã hội, ... nhưng sau này ông đã từ bỏ những quan điểm trên.
Năm 1851, ông viết cuốn “Tĩnh học xã hội”, thuật ngữ này ông chịu ảnh hưởng của August Comte. Trong cuốn sách này ông nghiên cứu trật tự xã hội.
Năm 1853, người cậu làm mục sư của ông qua đời để lại cho ông một gia tài đủ để ông viết lách mà không phải tìm một công việc kiếm tiền.
Tình hình chính trị xã hội ở Anh thế kỷ 19 có nhiều biến động gay gắt. Anh là nước đầu tiên công nghiệp hóa, xã hội nước Anh đã kế thừa tất cả những yếu tố tích cực của thời kỳ đầu phát triển công nghiệp và CNTB. Bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội cùng với môi trường khoa học phát triển, nhất là môn kinh tế chính trị và sinh vật học đã có ảnh hưởng nhất định tới lý thuyết XHH của Spencer.
Spencer tin tưởng vào vai trò quan trọng của “bàn tay vô hình” tức là cơ chế thị trường và tự do cạnh tranh trong việc duy trì trật tự xã hội, trong đó các cá nhân luôn tìm cách theo đuổi lợi ích riêng của họ. Ông nhìn thấy một số khía cạnh tích cực của CNTB như tính hiệu quả, môi trường tự do cạnh tranh và tự do buôn bán đối với việc cải thiện đời sống con người.
Kế thừa học thuyết tiến hóa của Darwin, ông đã đưa ra khái niệm về sự tiến hóa xã hội. Ông giải thích: chỉ cá nhân nào, hệ thống xã hội nào có khả năng thích nghi với môi trường xung quanh mới có thể tồn tại được trong cuộc đấu tranh sinh tồn.
Bị ảnh hưởng bởi khoa học tự nhiên như v
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status