Động đất ở Việt Nam - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Động đất ở Việt Nam



Trận động đất năm 1983 đã gây thiệt hại nặng nề nhất cho thị trấn Tuần giáo: 30% nhà gạch cấp 4 bị hư hại nặng, tường nứt rộng từ vài xentimet đến gần 10 cm. Chỉ nhà gỗ, nhà tre mới ít bị hư hại. Động đất cũng gây hư hại nhẹ và vừa đối với nhà xây gạch ở các thị xã Lai Châu, Điện Biên và một số nơi khác. Động đất này đã làm sụt lở lớn ở các dãy núi trong vùng chấn tâm, vùi lấp 200 ha ruộng lúa trong thung lũng và nhiều đoạn đường giao thông đất nứt rộng đến 10 – 15 cm, kéo dài từng đoạn từ vài chục mét đến vài trăm mét trên chiều dài gần 20 km nhiều mạch nước bị mất đồng thời xuất hiện nhiều mạch nước mới. Đá lở đã làm hàng chục người chết và bị thương, nhiều ruộng lúa bị vùi lấp phải 8 tháng sau vùng Tuần giáo mới trở lại yên tĩnh. Đây là sự kiện nổi bật trong hoạt động địa chấn hiện đại ở nước ta.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ững đới đứt gãy địa chất sâu hoạt động, phân cách các địa khối đang vận động đối với nhau. Đứt gãy càng lớn, chuyển động của các địa khối theo đứt gãy càng nhanh thì động đất xảy ra trong đới càng lớn, càng thường xuyên hơn. Ở nước ta cũng vậy, động đất mạnh hơn 4,0 độ Richter chỉ xảy ra trong những đới đứt gãy sâu đang hoạt động. Nước ta có kiến tạo địa chất tiềm ẩn nhiều nguy cơ động đất cao, tuy không xảy ra thường xuyên, vẫn có những trận mạnh gây phá huỷ lớn. Việt Nam có 4 loại đứt gãy gây ra động đất
Loại 1: Gồm các đứt gãy sông Mã, Pu Mây Tun - Sốp Cộp, gắn liền với các hệ đứt gãy cùng tên (thuộc các tỉnh: Thanh Hóa, Ninh Bình, Sơn La, Lai Châu) có thể phát sinh động đất cấp 8 - cấp 9 theo thang MSK; những trận động đất phát triển nhất trên lãnh thổ VN từng xảy ra tại đây.
Loại 2: Gồm các đứt gãy sâu Lai Châu - Điện Biên, sông Hồng, sông Chảy, sông Cả - Rào Nậy và đứt gãy Tây biển Đông (từ vĩ tuyến 13 đến vĩ tuyến 19), biểu hiện phát sinh động đất ở đây yếu hơn trong các đứt gãy loại 1 (loại cấp 8) nhưng trong quá khứ đã xuất hiện nhiều trận động đất mạnh.
Loại 3 (cấp 7 ): Gồm hệ đứt gãy sâu Đông Triều, dọc theo sông Lô, Hòa Bình, Yên Bái và tại nhiều nơi thuộc khu vực từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam.
Loại 4 (cấp 6 ): Gồm các đứt gãy Cao Bằng - Tiên Sơn, Sông Đà, Mường Tè, Mường Nhé, hệ đứt gãy Đăkrông - Huế, Trà Bồng, Ba Tơ - Củng Sơn, sông Ba.
(Nguồn: Viện Vật lý Địa cầu)
Bản đồ phân bố động đất taị Việt Nam của Nhật:
Bản đồ này được làm theo mô hình, mỗi điểm là 1 tâm động đất. Gồm các lớp 0-10km (có 323 tâm động đất), 10-30km (có 374 tâm động đất), 30-50km (có 507 tâm động đất), 50-100km (có 417 tâm động đất), 100-200km (có 119 tâm động đất):
2.2. Động lực nhân sinh
Theo các chuyên gia địa chất. Ở Việt Nam việc xảy ra động đất kích thích ở những vùng hồ chứa lớn sau khi tích nước là hoàn toàn có khả năng. Nguy cơ này cũng đã được nghiên cứu đánh giá cho nhiều vùng hồ như: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Yaly…Các tính toán cho thấy các hồ chứa nói trên khi tích đầy nước sẽ gây ứng suất gia tăng 3 - 5 bar, xấp xỉ một phần trăm ứng suất phá hủy đá núi, ở độ sâu 3 km. Ứng suất gia tăng rất nhỏ nhưng có thể kích thích xảy ra dịch trượt (động đất) ở những nơi ứng suất kiến tạo đã được tích lũy đến mức tới hạn
3. Các trận động đất lớn xảy ra ở Việt Nam trong những năm gần đây:
Trong lịch sử đã ghi nhận những trận động đất mạnh 6,7 - 6,8 độ Richter tại khu vực Tây Bắc, trong khi ở ngoài khơi, trên thềm lục địa đông nam đất nước cũng đã xuất hiện động đất mạnh 6,1 độ Richter. Vùng phía Nam cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng của động đất. Tính đến năm 2003, nước ta có hơn 1.600 trận động đất mạnh từ 3 độ richter trở lên
Trận động đất lớn nhất ở Việt Nam trong vòng 100 năm qua là trận động đất 6,8 độ Richter ở Tây Nam Điện Biên Phủ xảy ra lúc 23 giờ 22 phút ngày 1 tháng 11 năm 1935 với cấp động đất bề mặt là 8-9. Tại Lai Châu, chấn động xảy ra ở cấp 7. Bản đồ đẳng chấn của trận động đất Điện Biên năm 1935 do Robert vẽ lần đầu vào năm 1935, theo đó thì chấn động cực đại tại vùng chấn tâm là cấp 9. Sau đó, qua công tác điều tra động đất trong nhân dân, Nguyễn Hữu Thái đã vẽ lại vào năm 1966. Theo kết quả này thì chấn động cực đại tại vùng chấn tâm chỉ đạt cấp 8-9 thang MSK-64. Và như vậy, chấn cấp động đất khoảng 6,8 độ Richter, độ sâu chấn tiêu là 25 km.
1953 và 1954, tại vùng Lục Yên, Yên Bái đã xảy ra hai trận động đất có cường độ chấn động cực đại tại vùng chấn tâm là cấp 7 (thang MSK). Vùng chấn động cấp 7 này kéo dài tới 30 km theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, hẹp và trùng với đứt gãy Sông Hồng. Dựa trên cơ sở đường đẳng chấn, các nhà địa chấn của Viện Vật lý địa chấn xác định được thông số của động đất như sau: chấn cấp là 5,4 độ Richter, độ sâu chấn tiêu là 16 km. Hai trận động đất này không được ghi nhận bởi mạng lưới trạm địa chấn quốc tế. Nó được phát hiện hoàn toàn bằng công tác điều tra động đất trong nhân dân. Đây cũng là một trong số những trận động đất phát triển nhất đã xảy ra dọc đứt gãy Sông Hồng trong phạm vi lãnh thổ nước ta.
Ngày 12/6/1961 tại Tân Yên, cách thị xã Bắc Giang 11 km về phía Đông Bắc. Cường độ chấn động ở vùng chấn tâm đạt cấp 7, làm hư hại vừa một số nhà cấp 4. Vùng chấn động cấp 7 rất hẹp, trong khi vùng chấn động cấp 6 và cấp nhỏ hơn lại rất rộng. Điều này có thể lý giải là do hiệu ứng cục bộ của chấn tiêu nằm gần sát mặt đất. Độ sâu chấn tiêu của động đất này được xác định là 28 km. Chấn cấp của động đất theo các nhà địa chấn Việt Nam là 5,3 - 5,9 độ Richter, trong khi theo tài liệu của Cục Địa chấn Trung Quốc và USGS thì chỉ nằm ở mức 4,3 - 5,0 độ Richter.
Năm 1968, trận động đất 5,5 độ richter xảy ra ở Nhã Nam, Yên Thế (Bắc Giang).
Hai trận động đất xảy ra ngày 12-4-1970 và 24-5-1972 ở phía Tây thị xã sông Cầu (Phú Yên). Đều có cường độ chấn động cấp 7 tại vùng chấn tâm, được phát hiện bằng quan trắc động đất và cả bằng điều tra động đất trong nhân dân. Hai chấn tâm này cách nhau 20 km theo phương kinh tuyến, vì vậy khi điều tra khó tách biệt được đường đẳng chấn nên bị gộp lại thành một đường thay mặt chung. Độ sâu chấn tiêu 13 km và chấn cấp M = 5,3 độ Richter là đặc trưng chung cho cả hai động đất này.   
14h18 ngày 24/6/1983 Trận động đất 6,7 độ Richter trong vùng núi cách thị trấn Tuần Giáo ( Điện Biên ) về phía bắc khoảng 11 km. Chấn cấp của động đất được xác định là Ms = 6,7±0,2 độ Richter. Cường độ chấn động trong vùng cực động I0 = 8-9 (thang MSK). Động đất gây chấn động mạnh trên những vùng rộng lớn ở Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Lào và Trung Quốc. Chấn động cấp 8 và mạnh hơn xảy ra trên diện tích 1.500 km2, cấp 7 và mạnh hơn là 13.000 km2. Sau chấn động chính là hàng loạt dư chấn đã xảy ra. Dư chấn phát triển nhất xảy ra vào ngày 15/7/1983 ngay trong vùng cực động và có chấn cấp bằng 5,4 độ Richter, độ sâu chấn tiêu là 8 km và gây chấn động trên bề mặt tại vùng chấn tâm với I0 = 7-8.
Bản đồ đường đẳng chấn của trận động đất Tuần Giáo (*) Nơi đứt đoạn của mội trường đất đá dẫn tới sự dịch chuyển tương đối ở hai bên.
Ngày 23/5/1989 Ở vùng hồ Hòa Bình ( tỉnh Hòa Bình) chỉ bốn tháng sau khi tích nước hồ chứa đến cao trình 86m xảy ra trận động đất mạnh 4,9 độ richter
Ngày 23/6/1996 tại xã Mường Luân thuộc huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) đã xảy ra động đất với chấn cấp xấp xỉ 5,0 độ Richter.
22 giờ 52 phút Ngày 19/1/2001, động đất 5,3 độ richter xảy ra giáp ranh biên giới Việt – Lào( cách thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên khoảng 12km).
21h25 ngày 7/1/2005 tại toạ độ 19,02 độ vĩ bắc và 105,3 độ kinh đông, cách Đô Lương (Nghệ An) 10 cây số về phía bắc. Trận động đất có độ mạnh 4,7 độ Richter, gây chấn động cấp 6-7 trên mặt đất ở vùng chấn tâm
12h45 ngày 17/7/2005, một trận động đất mạnh 4...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status