Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân giai đoạn 1954 - 1975 - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân giai đoạn 1954 - 1975



MỤC LỤC
Trang phụbìa
Lời Thank
Mục lục
MỞ ĐẦU.1
Chương 1: NGUYỄN VĂN XUÂN VỚI VÙNG ĐẤT VÀ CON
NGƯỜI QUẢNG NAM; VỚI VĂN HỌC ĐÔ THỊ
MIỀN NAM 1954 - 1975
1.1.Vùng đất Quảng Nam và con người Quảng Nam .11
1.1.1. Vùng đất Quảng Nam .11
1.1.2. Con người Quảng Nam.18
1.2. Nhà văn xứQuảng Nguyễn Văn Xuân với văn học đô thịmiền Nam
1954 - 1975 .24
1.2.1. Hoàn cảnh lịch sửxã hội ởmiền Nam giai đoạn 1954 - 1975 .24
1.2.2. Sáng tác của một trong những nhà văn tiêu biểu cho văn học yêu
nước đô thịmiền Nam .28
1.2.3. Nguyễn Văn Xuân - nhà văn của vùng đất và con người Quảng Nam .30
Chương 2: NHỮNG CẢM HỨNG CHỦYẾU CỦA NGUYỄN
VĂN XUÂN QUA TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN
NGẮN GIAI ĐOẠN 1954 – 1975
2.1.Cảm hứng khám phá vùng đất xứQuảng.37
2.1.1. Một thiên nhiên khắc nghiệt, dữdội.39
2.1.2. Vùng đất của những cuộc đụng độquyết liệt trong lịch sửdựng
và giữnước của dân tộc .46
2.1.3. Vùng đất của sựtiếp biến văn hoá.50
2.2.Cảm hứng ca ngợi tính cách, phẩm chất con người xứQuảng .58
2.2.1. Những con người cần cù, dũng cảm kiếm sống, sinh tồn trên
vùng quê nghèo khó.59
2.2.2. Những con người yêu nước nồng nàn có ý thức trách nhiệm với Tổquốc .66
2.2.3. Những con người cứng cỏi, ngang tàng, bộc trực thẳng thắn .84
2.2.4. Những con người có tính tình cởi mở, nhạy bén với cái mới.94
2.2.5. Những con người nhân hậu, đa cảm đa tình .99
2.3.Cảm hứng tốcáo phê phán.110
2.3.1. Tốcáo tội ác vềchính trịcủa thực dân Pháp và tay sai.110
2.3.2. Lên án ách áp bức bóc lột của bọn thực dân, giai cấp tưsản .113
2.3.3. Lên án thủ đoạn xâm lăng văn hoá của đếquốc Mỹ.116
Chương 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀNGHỆTHUẬT
3.1.Tiểu thuyết đậm chất hiện thực .119
3.1.1. Nội dung phản ánh.119
3.1.2. Miêu tảnhân vật, xây dựng chi tiết .122
3.2.Truyện ngắn giàu chất kí.125
3.2.1. Nhân vật và sựkiện có thật trong lịch sử.126
3.2.2. Đềtài - cốt truyện .133
3.3.Kết cấu độc đáo .134
3.3.1. Cốt truyện giàu kịch tính .135
3.3.2. Tình huống truyện đặc biệt .135
3.3.3. Kết thúc bất ngờ đầy yếu tốlạc quan .136
3.4.Nghệthuật sửdụng ngôn ngữ.139
3.4.1. Sửdụng nhuần nhuyễn ngôn ngữsinh hoạt hằng ngày .139
3.4.2. Việc vận dụng phương ngôn trong sáng tác của Nguyễn văn Xuân .143
3.4.3. Vận dụng thành ngữ.148
KẾT LUẬN.154
TÀI LIỆU THAM KHẢO.159
PHỤLỤC.164



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

, mà kết cục đều thất bại, đã bị sa vào tay giặc, nhưng cho đến những
giây phút cuối cùng của cuộc đời, họ đều tỏ ra can trường, bất khuất, bình tĩnh
nhận lấy cái chết, làm cho kẻ thù phải ngạc nhiên, thán phục. Chính thái độ lẫm
liệt, hiên ngang của họ trong hoàn cảnh thất thế, đã có tác dụng cổ vũ, động viên
quần chúng; gieo vào lòng quần chúng niềm tự hào và niềm tin về tiền đồ của dân
tộc, đất nước” [43, tr.213]. Tất cả những cái chết ấy được nhà văn Nguyễn Văn
Xuân ghi chép như một sự thật lịch sử về tính cách, vai trò của con người Quảng
Nam trong chiến tranh vệ quốc.
Trong Hương máu, Nguyễn Văn Xuân đã kể về một tổ chức của phong trào
Cần Vương là Nghĩa Hội đang ở giai đoạn khó khăn của cuộc kháng chiến chống
Pháp. Sau khi lãnh tụ Nghĩa Hội là Trần Văn Dư bị xử chém thì Nguyễn Duy Hiệu
và Phan Bá Phiến lên thay. Mặc dù hai ông đã cố gắng nhưng sự phản bội của
Nguyễn Thân và một số nghĩa quân không chịu được gian khổ đã đẩy Nghĩa Hội
vào con đường bế tắc. Cuối cùng, để bảo vệ đảng nhân, nêu tấm gương chiến đấu,
Phan Bá Phiến đã uống thuốc độc trước mọi người. Còn Nguyễn Duy Hiệu tìm cách
để triều đình bắt ông giải về kinh, nhận tất cả tội lỗi về mình. Ông đã ung dung làm
những vầng thơ tuyệt bút trên đường ra pháp trường. Có thể nói cả Nguyễn Duy
Hiệu và Phan Bá Phiến là những người nêu cao dũng khí, tinh thần xả thân vì đại
nghĩa qua việc chọn cái chết. Khi Nghĩa Hội bị vây lùng, bố ráp trong vùng rừng
núi Trung Lộc là lúc Phan Bá Phiến đang bị sốt rét rừng hành hạ, dù mê man trên
lưng quân lính nhưng ông luôn miệng nhắc: “đưa mấy sổ thuế huyện Tam Kỳ cho
tui coi” [63, tr.249]. Rồi khi qua cơn “thập tử nhất sinh” ông đã “âm thầm làm việc,
quả quyết thực hiện chủ định với một sự sáng suốt và một trí nhớ kì dị. Ông cũng
giúp ông Hường tìm cách tạo lập lại chính quyền và quân lực trong các khu mật,
dựng lại kho tàng và cho chuyển vận lương thực về” [63, tr.253]. Với những nỗ lực
đó, cho thấy quyết định “chết” là quyết định mà ông đã trăn trở, cân nhắc và lựa
chọn khi tình thế không cứu vãn được. Trong suy nghĩ của vị cử nhân này là phải
chết như thế nào có lợi cho tổ chức, cho phong trào yêu nước, âu cũng là đóng góp
cuối cùng còn có thể làm được cho đất nước. Sự suy nghĩ chín chắn, cân nhắc lợi
hại khiến cho Phan Bá Phiến rất bình tâm chuẩn bị cái chết. Ông đã nói với ông
Hường một câu giản dị: “ông hãy gắng sức, tui xin đi trước” [63, tr.263]. Và nói với
mọi người: “Xin giã biệt hết các quan và bà con” [63, tr.263]. Đoạn văn miêu tả
những giây phút cuối cùng của ông là đoạn văn đầy xúc động. Nó làm cho hình ảnh
của Phan Bá Phiến trở nên đẹp lạ thường, khiến cho mọi người có mặt hôm ấy
không phải tỉ tê khóc than khi đón nhận cái chết mà là vang vọng những tiếng gầm
dữ dội “giết hết” làm rung chuyển núi rừng Trung Lộc. Nhà văn đã miêu tả: “ông
đưa chén thuốc độc lên môi, thong thả nuốt từng ngụm một. Uống xong ông đặt
chén, ung dung nâng cái hốt ngà lên, đầu cúi xuống cho được trang nghiêm… ông
vẫn nâng cái hốt và thấy rõ ràng là ông cố trấn tĩnh để không rùng mình, không vật
vã tuy nhiên cái rung động trên các nếp áo cho thấy sự chiến đấu nội tâm ghê gớm
của ông. Khi sức lực gần kiệt, cái đầu bị gục xuống trông như người ngủ mê mà
ông vẫn cố ngửng lên rồi ông quì ngồi xuống trong khi hai tay vẫn nghiêm chỉnh
nâng cái hốt lên” [63, tr.263]. Vẻ đẹp trong nhân cách của Phan Bá Phiến là vẻ đẹp
của tài năng kết hợp với khí phách anh hùng. Còn việc quyết định chọn cái chết và
cách chết của Nguyễn Duy Hiệu lại bao hàm một tầm nhìn chiến lược của vị lãnh tụ
Nghĩa Hội. Tầm nhìn ấy sâu xa, rộng lớn, vượt khỏi ý nghĩa cái chết của một con
người bình thường. Khi mọi người không muốn ông sa vào cảnh bị kẻ thù sỉ nhục,
hành hình đau đớn, đã tạo cơ hội cho ông tự vẫn. Nhưng Nguyễn Duy Hiệu đã từ
chối. Vì ngay từ đầu, trước hàng trăm nghĩa quân, ông đã nói rõ vì sao ông chọn cái
chết: “cần bảo toàn sinh lực, ý chí của hội để chờ thời cơ thuận lợi sẽ hoạt động trở
lại. Cuộc đấu tranh trường kỳ để thâu hồi độc lập không cốt ở một đôi nơi, một đôi
lúc mà cốt ở bất kỳ nơi nào, lúc nào “trong vĩnh cửu, bằng vĩnh kiếp thực hiện theo
một vĩnh đồ” [63, tr.261]. Và cuối cùng, ông đã kết luận: “Còn tôi, tui sẽ đi chết ở
một nơi khác. Ở nơi khác đó, tui sẽ nhận tất cả tội đã bắt buộc mọi người phải qui
phục và như thế không quyền lực nào còn vin vào đâu để sát hại, bắt bớ đảng nhân
ta nữa.” [63, tr.262]. Nguyễn Duy Hiệu đã dùng cái chết để bảo vệ tổ chức, để cuộc
chiến đấu tiếp tục trong một bước ngoặt mới với nhiều khả năng thắng lợi hơn, mà
sức mạnh của cuộc chiến đấu ấy đã được chuẩn bị từ trong cái chết của người lãnh
tụ Nghĩa Hội ngày hôm nay. Quả là “nhà tan không đoái, thân chết không lo, chỉ
khư khư lo bảo toàn đảng để ngày sau mưu toan việc nước. Trong mắt, trong bụng
các người kia chỉ có Tổ quốc, có đồng bào thôi” [50, tr.39]. Thấu triệt mọi lẽ như
thế nên Nguyễn Duy Hiệu đã biến buổi hành hình chốn pháp trường thành một bài
học tai nghe mắt thấy về lòng trung can nghĩa đảm đối với nước, đối với dân. Ông
đã ung dung làm thơ trên đường ra pháp trường:
“Ký ngữ phù trầm tư thế giả
Hữu tương thành bại luận anh hùng”
(Hai câu cuối của bài thơ thứ nhất của Nguyễn Duy Hiệu)
Dịch: “Chìm nổi trên đời ai đó tá
Chớ đem thành bại luận anh hùng (Huỳnh Thúc Kháng dịch)
Bài thơ thứ hai của Nguyễn Duy Hiệu sáng tác trên đường ra pháp trường:
“Hàn sơn kỷ đắc cô tùng cán
Đại hạ yên năng nhất mộc chi
Hảo bả đan tâm triêu liệt thánh
Trung thu minh nguyệt bạn ngô qui”
Dịch thơ: “Núi lạnh tùng côi xơ xác đứng;
Nhà to, cột một khó ngăn ngừa
Về chầu liệt thánh lòng son đấy
Tháng Tám trăng rằm sẵn dịp đưa” (Huỳnh Thúc Kháng dịch)
Cuộc đời của Nguyễn Duy Hiệu, cho đến khi đậy nắp quan tài lại, đã thể hiện
nhân cách một sĩ phu đáng kính, một lãnh tụ nghĩa quân can trường tận phút chót.
Chí sĩ Phan Bội Châu cho rằng cái chết ấy “trời đất phải khâm phục, quỷ thần phải
kính ghi”. Chính viên Khâm sứ Pháp J.L Baille đã ghi giây phút cuối cùng của
Nguyễn Duy Hiệu tại pháp truờng như sau: “Hiệu đợi chết như người thuộc nòi
giống của ông, thuộc hàng ngũ bậc của ông, nghĩa là đón nó không chút sợ sệt và
nhận lấy nó như một cái gì đã đến phải đến” [43, tr.216]. Trong truyện, tác giả còn
kể về hành động anh dũng, quyết liệt của chiến tướng Hồ Học như một sự phản hồi
từ cái chết của Nguyễn Duy Hiệu và Phan Bá Phiến. Khi Nghĩa Hội tan rã, Hồ Học
đã tiếp tục lãnh đạo một nhóm nghĩa quân phản công quân Pháp. Khi bị bắt, Hồ Học
không hổ danh một chiến tướng. Ông đã tả xung hữu đột nơi công đường của viên
án sát, đối đáp đanh thép với viên đại tá...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status