Khảo sát một số đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Cao Bá Quát - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Khảo sát một số đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Cao Bá Quát



Con người trong thơchữHán Cao Bá Quát còn dành nhiều tình thương đối với vợcon. Đây
là cảnh đoàn viên không chút khuôn sáo, cách biệt trong một lần Chu Thần vềnhà “Người vợvụng
tựa gối chải mái tóc rối/ Đứa con thơkéo áo gối đầu lên khuỷu tay”. Cảnh vợchồng con cái sum
vầy thật đầm ấm. Thương thay! Cảnh hiếm hoi ấy của một đời dằng dặc những nỗi ly biệt mà người
vềlại ốm đau. Tuy nhiên, đoàn viên là hạnh phúc lắm rồi dù cho cảnh ấy có ra sao đi nữa. Vợlo
lắng, chăm sóc cho chồng, con nũng nịu với cha. Những cửchỉ ấy khắc sâu và da diết ởông. Tình
cảm ấy đầm ấm, quý báu biết bao! Cao Bá Quát làm sao quên được. Đểrồi trong những chuyến đi,
ông đau lòng khi hướng vềquê nhà nơi có vợhiền con thơ. Cái thời gian cuối năm cứ đay nghiến
khi khách lữhành cảm nhận nỗi tha hương của vợcon mình. Giờnày, “Vợcon lênh đênh quê
người”. Câu thơnghe buốt lòng lữkhách. Trách nhiệm của kẻlàm chồng làm cha chưa trọn. Cao
Bá Quát tựtrách với chính mình. Một câu thơmà nhưdựng lên cảcảnh đời lênh đênh của vợcon.
Cao Bá Quát – khách lữhành thương kẻlữthứ- vợcon - thật cảm động. Quảthật, tình cảm Chu
Thần dành cho vợcon trước sau nhưmột, không đổi dời, nhưông từng nói “Ởquê người xa cách
tình vợcon vẫn nhưthế”



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nan câm (Túy hậu túng bút thị Bùi Nhị)
(Gặp nhau nơi quê người cũng khó cầm lòng)
Những dịp hội ngộ hiếm hoi đó, nó quý báu làm sao! Được gặp lại bạn hiền, được thăm hỏi, được
chuyện trò, được giãi bày nỗi lòng, được đọc thơ của nhau... Gặp gỡ để rồi chia xa, cái trách nhiệm
của kẻ sĩ không cho Cao Bá Quát có dịp sống lâu bên bạn bè. Thế nên được dịp sum vầy, ông cứ vui
say. Cũng trong dịp này, Cao Bá Quát nhớ lại những kỉ niệm cùng bạn ngắm trăng ở núi Hoàng
Lĩnh, khi gặp lại cả hai nào phụ mùa xuân ở Sông Đức Giang (Bài Thừa túy toại giản Thúc Minh).
Thương bạn, Cao Bá Quát muốn bạn cũng tốt như mình, làm điều thiện, sống có ích cho dân
cho nước. Trong những lần tiễn bạn đi nhậm chức quan, Chu Thần khuyên bạn giữ gìn phẩm hạnh,
dặn dò những điều ích nước lợi dân, noi gương các bậc danh thần ngày trước (Tống Nguyễn Trúc
Khê xuất lỵ Thường Tín kiêm trí Lê Hy Vĩnh), duy trì thuần phong mỹ tục, dạy dân những điều ích
(Tống Sơn Tây Học chính Nguyễn Đài chi lỵ), khuyên bạn ngay thẳng, giữ vững cốt cách, ý chí
(Tống Lê Dũng Hòa bị mệnh hồi kinh)…
Đó là những tình cảm Chu Thần dành cho bạn. Cao Bá Quát tốt với bạn bè, nhiệt tình, chân
thành nên bạn bè cũng dành rất nhiều tình cảm ưu ái cho ông. Những lúc ông bị cầm tù, bị bệnh,
hay khi tâm trạng u buồn ... bạn bè đến thăm hỏi. Họ đến để chia sẻ, họ mang những tặng phẩm biếu
cho ông. Cao Bá Quát không biết lấy gì để Thank tấm lòng của bạn đành đề thơ cảm tạ hay báo
cho bạn biết mình vẫn khỏe. Tình cảm này thường thấy ở các bài thơ như Đoàn Tính bình nhân lai
ủy vấn, tẩu bút đáp tặng; Trấn An lệnh Lê Tử chi nhiệm, đặc lai tương phỏng, kỳ hữu sở tặng, thư dĩ
dữ chi; Đồng Bùi Nhị Minh Trọng Trà giang dạ bạc... Cao Bá Quát tâm sự cùng bạn rồi “Bất chợt
nghĩ đến mình, nát từng khúc ruột”137. Lòng tự thấy mình vì “Hai chữ phù danh còn làm cho lỗi hẹn
với bạn tri âm”138...
Cao Bá Quát viết về bạn bè. Điều đó cho thấy rằng: Cao Bá Quát không hề cô đơn, lẻ loi,
không phải lúc nào cũng trêu ghẹo, đùa cợt người khác, xem ai cũng là cái gai trong mắt. Điều đó
còn cho thấy được tình cảm thân thiện của Cao Bát Quát với bạn bè, với mọi người không kém gì
tình cảm mà ông dành cho gia đình.
2.4.4. Tình cảm đối với đồng loại:
Cao Bá Quát là con người nặng tình xã hội, như chính ông tự nhận: “Cả đời chỉ tiếc nhau với
hồ hải, Quát này là người của Đông, Tây, Nam, Bắc”139. Đối tượng ông quan tâm không chỉ đóng
khung trong tình bạn bè, mà còn được mở rộng ra ở phạm vi rộng: người ở, bạn tù, học trò, phận nữ
nhi, người ăn xin... Khoảng trên 14 bài, Cao Bá Quát bày tỏ tình cảm yêu thương chân thật của
mình đối với họ.
Người đầy tớ đáng lẽ sẽ bị một trận đòn vì mải mê ngủ trong khi chủ đang đánh thức nó để
thấp đèn nhưng không, Cao Bá Quát chạy đi lấy chiếu đắp cho nó (Hàn dạ ngâm). Không chỉ vậy,
Cao Bá Quát còn lấy chiếu bảo đầy tớ đắp và chia chăn cho khách mượn ngủ nhờ trong một đêm
lạnh ở tù (Hàn dạ tức sự). Những cử chỉ, hành động của Chu Thần mang đậm tình người. Đó là biểu
hiện của tinh thần đồng cam cộng khổ, của lòng thương người như thể thương thân. Bởi thế, khi ông
thất thế sa cơ, tù tội, người đầy tớ thân cận đã không bỏ ra đi mà còn an ủi, động viên. Tấm lòng của
kẻ dưới đã làm cho Chu Thần vô cùng cảm kích. Ông bày tỏ lòng biết ơn: “Đa tạ chú bộc cũ của
nhà họ Tiêu/ Đã khóc lóc, đem những lời ôn tồn mà an ủi thân này”140.
Cao Bá Quát còn dành nhiều tình cảm đối với học trò của mình. Có đến 5 bài thơ đề cập đến
tình thầy trò. Cao Bá Quát đã nói lời đa tạ các bạn trẻ khi họ lưu luyến tiễn ông vào Kinh dự thi Hội
(Bài Phó Nam cung, xuất giao môn, biệt chư đệ tử), khi ông từ Nam Ngãi trở lại Huế, học trò không
muốn cách biệt, Cao Bá Quát xa tưởng khi nhớ học trò không biết bên cầu sông Hương ngày ngày
mấy lần cố áo mua rượu (Chu hành há Thanh Khê, nhân cố nhân ký biệt tòng du chư đệ tử). Đặc
biệt, tình cảm của người thầy Cao Bá Quát còn thể hiện qua nỗi cảm thông với cảnh thi hỏng của
học trò mình, cảnh lận đận của sĩ tử bảy mươi tuổi đầu còn đi thi. Cảm thông, chia sẻ “đồng bệnh
tương liên” để rồi chữa bài thi phạm úy. Một việc làm “tìm điều nhân” xuất phát từ tình thương mến
những người có tài chỉ vì những quy chế khắc khe của trường thi mà bị đánh đổ. Việc bại lộ, Cao
Bá Quát cắn rứt lương tâm mình vì mang họa đến cho người. Con người trong thơ đã tự trách mình:
137 Ngẫu nhiên phủ kỷ tâm thiên toái (Thù hữu nhân úy vấn)
138 Phù danh hoàn khước ngộ tri âm (Phục giản Phương Đình)
139 Bài Thương Sơn công kiến thị đáp tặng tảo phạn trường cú, bái huệ chi nhục, ca dĩ họa chi
140 Đa tạ Tiêu gia cựu thời bộc/ Khấp tương ôn ngữ úy vi tu (Bài Thập nguyệt thập thất nhật thừa Lễ bộ nghiêm tấn hậu cưỡng
bệnh mạn chí – kỳ nhị)
“Cầu điều nhân chưa được thành gây họa/ Cùng bệnh thương nhau lại làm lụy đến người”141. Như
vậy, có thể thấy Cao Bá Quát rất yêu thương và trân trọng những tình cảm của học trò dành cho
mình. Không chỉ vậy, ông còn đồng cảm sâu sắc với nỗi niềm của kẻ sĩ trước thời thế ngày một
nhiễu nhương, quan trường nghiệt ngã.
Cao Bá Quát yêu thương người thân, bạn bè, người ở, học trò và càng yêu hơn những con
người bất hạnh: người ăn xin, người đói, người vác hòm, ông già Phúc Lâm, người tát nước buổi
sớm trên đồng, cô gái đi về trên cầu lúc chiều tối, phận đàn bà (chiêu quân, vợ chinh nhân, người
đào hát thành vị). Họ là những nạn nhân của xã hội bị cùng kiệt khổ, bị tha hóa, áp bức, bị chiến
tranh... Mỗi người một cảnh, tình thế thật đáng thương! Cao Bá Quát đã chia sẻ, yêu thương và trân
trọng họ. Nỗi cảm thông, chia sẻ trước hoàn cảnh của người ăn xin vẻ ngập ngừng, đói rét không
dám lên tiếng, lê cái áo bằng hai mê nón rách chắp lại, tính mạng chỉ đợi một đồng tiền là có thể
sống được. Thuế má đã làm cho họ thảm hại như thế! Họ không hề có tội gì, họ cũng có lòng tự
trọng cũng là con người đấy. Con người trong thơ đã thanh minh dùm họ và khuyên các trẻ con
đừng trêu chọc: “Việc thu thuế đương lúc khẩn cấp/ Nhà ngươi phiêu bạt như thế, nào có tội gì?/
Dù hèn nhưng cũng là người/ Các trẻ em đừng nên trêu chọc!”142 Tình cảm dành cho người đói
trước dáng vẻ liêu xiêu, áo rách nón rách, đang chịu đói: “Ôi thôi! Anh hãy cầm nước mắt lại/ Ăn
với tui một bữa cơm cho vui/ Thong thả chứ! Đừng nuốt hấp tấp/ No vội quá, không làm cho khỏe
người!”143 Cảm thông chia sẻ Cao Bá Quát đem lòng mình ra đối đãi với đồng loại. Một tình người
thật ấm ấp. Tấm lòng ấy khác gì với Nguyễn Du, Nam Cao dành cho nhân vật của mình trong “Thái
Bình mại ca giả”, trong “Sở kiến hành”, trong “Một bữa no”. Nguyễn Du so sánh hoàn cảnh cao
sang của mình với người đói khổ để trở nên bất an trong tâm trạng của vị Chánh sứ. Nam Cao, Cao
Bá Quát vốn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status