Ảnh hưởng của văn hóa dân gian đối với truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Ảnh hưởng của văn hóa dân gian đối với truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp



Tác phẩm văn học là bức tranh hiện thực đa dạng và phong phú về cuộc sống do các nhà
văn vẽ nên thông qua chất liệu ngôn từ. Ngôn từ là chất liệu, là vỏ bọc vật chất của tác phẩm
văn học qua đó chứa đựng nội dung mà nó muốn thể hiện.
Qua quá trình sáng tạo của mỗi nhà văn, chất liệu ngôn ngữ chung ấy lại trở thành hệ
thống ngôn từ riêng, độc đáo của mỗi người. Khi tìm hiểu, đánh giá một hiện tượng văn học
nào đó, chúng ta không thể không phân tích yếu tố ngôn từ nghệ thuật. Mỗi nhà văn đều có sở
trường sử dụng ngôn từ khác nhau. Vì vậy ngôn từ là một trong những yếu tố quan trọng thể
hiện cá tính sáng tạo, tài năng và phong cách của nhà văn.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

với mình,..
Tiêu biểu cho kiểu kết thúc trái ngược với kết thúc trong truyện cổ tích, kiểu kết thúc
khác với tư duy quen thuộc của độc giả văn học dân gian là truyện Trương Chi. Truyện có cốt
truyện vay mượn từ truyện cổ tích nhưng lại có kết thúc hoàn toàn trái ngược. Lấy cảm hứng từ
nhân vật chàng Trương Chi của dân gian “Ngày xưa có anh Trương Chi / Người thì thậm xấu
hát thì thậm hay”, nhưng nhà văn lại viết :“tui – người viết truyện này - căm ghét sâu sắc cái
kết thúc truyền thống ấy” [94, tr.346]. Cũng bởi vì “tui đã có cách kết thúc khác. Đấy là bí mật
của riêng tôi” [94, tr.346-347]. Cái kết thúc chưa cụ thể nhưng chắc chắn sẽ có ý nghĩa “giải
thiêng”. Cách kết thúc ấy bộc lộ bản lĩnh của người viết và qua đó ý đồ nghệ thuật nhà văn
cũng được bộc lộ rõ: sử dụng môtíp của truyện cổ dân gian để chuyển tải những vấn đề của
cuộc sống hiện tại. Đây là cách trần thuật khôn ngoan của Nguyễn Huy Thiệp, bởi cuộc đi tìm
cái đẹp đích thực thì sẽ luôn luôn ở phía trước, bất kì một kết luận rốt ráo nào đưa ra sẽ đều phi
lí như cái kết mà dân gian đã từng đưa ra. Thành công của tác giả khi đưa ra một kết thúc khác
với kết thúc vốn “tuyệt diệu và cảm động” của dân gian là đã tạo ra giá trị thẩm mĩ mới cho tác
phẩm truyền thống. Vì lẽ đó mà nhà nghiên cứu Lê Đình Kỵ cho rằng với cách kết thúc này tác
giả truyện Trương Chi không chống lại, không phản kháng mà muốn qua đó “đối thoại với
truyền thống dân gian” [44, tr.31]. Kết thúc truyện Trương Chi của dân gian là kết thúc có hậu
theo môtíp tái sinh. Còn trong thiên truyện của Nguyễn Huy Thiệp, với cách kết thúc bằng lời
khẳng định như trên, tác giả đang muốn đi đến tận cùng của mâu thuẫn, của bi kịch con người.
“tui biết giây phút cuối đời Trương Chi cũng sẽ văng tục. Nhưng đấy không phải lỗi ở chàng.
Mị Nương sống suốt đời sung sướng và hạnh phúc
Điều ấy vừa tàn nhẫn vừa phi lí” [94, tr.347].
Dù muốn hay không, qua kết thúc khác này, dường như Nguyễn Huy Thiệp để cho độc
giả nghiệm ra rằng những kết thúc viên mãn chỉ có trong thế giới cổ tích, còn cuộc đời thực
không bao giờ có chỗ cho nó.
Đoạn kết truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thường lặp lại môtíp nhân vật tiếp tục ra đi.
Khi kể chuyện, Nguyễn Huy Thiệp thường tạo ra những khoảng trống, đặc biệt ở phần kết thúc
tác phẩm tác giả có khuynh hướng không khép kín mạch chuyện, ngược lại còn chủ ý mở ra
những miền không gian bát ngát, mơ hồ. Chùm truyện Con gái thủy thần gồm ba câu chuyện
kể về những quãng thời gian khác nhau trong cuộc đời nhân vật “tôi”. Truyện thứ nhất kết thúc
ở chi tiết: “tui đứng lên và đi về nhà. Ngày mai tui đi ra biển. Ngoài biển không có thủy thần”
[94, tr.87]. Ý muốn ra đi mới chỉ nhen nhóm trong suy nghĩ của Chương. Hai câu chuyện còn
lại đều kết thúc với hình ảnh nhân vật chính này tiếp tục cuộc hành trình “đi ra biển” tìm kiếm
huyền thoại. Thời gian trôi chảy, tương lai réo gọi Chương với cuộc hành trình ra biển hòa lẫn
vào không gian xa xăm, bao la: “tui cứ đi…Phía trước mặt tui còn bao điều bất ngờ chờ đợi.
Nàng là ai? Con gái thủy thần? Nàng ở đâu? Con gái thủy thần? Để tui mượn màu son phấn ra
đi” [94, tr.96]. Và, “tui cứ đi, đi mãi…Trước mặt tui là dòng sông thao thiết. Sông chảy ra
biển. Biển rộng vô cùng. […]. Con gái thủy thần! Nàng ở đâu? Nàng ở chỗ nào? Vì lẽ gì? Bởi
lẽ gì? Để tui mượn màu son phấn ra đi” [94, tr.106]. Kết thúc truyện là những câu hỏi liên tiếp,
dồn dập. Vấn đề vẫn cứ lửng lơ, mang màu sắc huyền ảo.
Qua cách kết thúc kiểu như trên, ta thấy nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp thường hướng
về cái vĩnh cửu, xa xăm xen lẫn cả sự mơ hồ. “tui cứ đi, đi mãi. tui băng qua cánh đồng, qua
dòng sông. Mặt trời bao giờ cũng ở phía trước mặt tôi” (Những bài học nông thôn), [94, 153].
“Chúng tui cứ đi, đi mãi…tui biết chắc chắn ở trước mặt tui đấy là cổng Trời, là cổng Thiên
đường…” (Những người thợ xẻ). [94, tr.132]. “Họ thoáng thấy có bóng người vừa phất tay áo
chấm một nét lẻ loi nghiêng lệch góc trời. Vừa chớp mắt đã chẳng thấy bóng người ấy ở đâu
nữa” (Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt), [94, tr.438].
Thời gian của các câu chuyện không có điểm dừng như trong kiểu kết thúc truyền thống,
và điều đó mở ra không gian không giới hạn trong hành trình kiếm tìm của nhân vật và sự
tưởng tượng vô hạn trong lòng độc giả về những cuộc hành trình tiếp theo của nhân vật. Nhân
vật vẫn cứ ra đi, niềm tin vẫn ở phía trước, vì thế trong cách thể hiện loại nhân vật này cốt
truyện của Nguyễn Huy Thiệp không bao giờ là kết thúc trọn vẹn, khép kín.
Có truyện Nguyễn Huy Thiệp còn “rủ rê” người đọc đồng sáng tạo với mình qua cách
thức kết thúc mở ra nhiều chiều hướng khác nhau. Thực ra đây không phải là kiểu kết thúc
truyện mới mẻ vì khá nhiều tác giả đã sử dụng kiểu kết thúc này để tạo độ mở cho câu chuyện,
xóa bỏ tiếng nói chủ quan của tác giả và lôi kéo độc giả vào câu chuyện như một nhân tố tích
cực. Tuy nhiên với nguyễn Huy Thiệp, kiểu kết thúc này được sử dụng với nhiều tầng lớp nghĩa
độc đáo. Ông thường đưa ra những kết thúc để “bạn đọc tùy ý lựa chọn”. Nhà văn không đưa
ra lời giải đáp rõ ràng nhằm áp đặt người đọc luận giải theo cách của mình, vì thế mạch truyện
của ông thường không khép mà ở phần cuối truyện luôn tạo ra những khoảng trống rất lớn. Đó
là cách kết thúc tác giả đưa ra nhiều khả năng lí giải về số phận nhân vật cũng như giải quyết
các xung đột.
Điển hình cho kiểu kết thúc này là Vàng lửa. Người viết truyện này đã tìm kiếm nhiều
thư tịch cổ và hỏi han nhiều bậc bô lão những mong có đoạn kết trọn vẹn nhất cho câu chuyện
nhưng đều thất bại. Vì vậy, ông đành “hiến bạn đọc ba đoạn kết cho câu chuyện này để bạn
đọc tùy ý lựa chọn”:
Đoạn kết thứ nhất: Đoàn tìm vàng còn sót lại ba người gồm hai người châu Âu và
Phăng. Hai người kia được nhà vua mời tham gia khai thác mỏ vàng nhưng họ từ chối, còn
Phăng trông coi việc khai thác trong hai năm. Một hôm, y bị nhà vua đầu độc chết. Sau đó,
người ta tìm thấy quyển sổ ghi chép của y. Phăng viết: “Tất cả những cố gắng của con người
hướng về điều thiện đều là những cố gắng đau đớn, nhọc lòng” [94, tr.169] phản ánh sự khao
khát cái Thiện của con người. Và tất cả những gì mà Phăng đã trải nghiệm trong cuộc đời,
những tháng ngày ở An Nam này chỉ là “những lí thuyết chắp vá đầy ngụy biện; những mối bất
hòa kì thị dân tộc và đẳng cấp; những kinh nghiệm sống của chúng ta mong manh và vụn vặt
xiết bao” [94, tr.169].
Đoạn kết thứ hai: Đoàn tìm vàng sót lại một mình Phăng. Phăng được vua Gia Long ban
thưởng hậu hĩnh. Sau đó, ông ta về Pháp sống giàu có, hạnh phúc bên người vợ An Nam. Theo
Phăng, thời kì ông ở An Nam mới là thời kì bắt đầu lịch sử quốc gia của người Việt và có
những mối giao...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status