Hoạt động ngoại khóa văn học ở trường trung học phổ thông - pdf 16

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1.1. Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa:
- Trong giáo dục học nói chung cũng như trong lí luận dạy học các môn học nói riêng,
hoạt động ngoại khóa luôn luôn được đề cập như một hoạt động hết sức quan trọng. Trong xu
hướng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục đã ban hành nhiều chỉ thị, văn bản
liên quan đến việc đẩy mạnh các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Nội dung của hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được xác định trong Điều 26, Điều lệ Trường trung học cơ sở,
trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Quyết
định số 07/2007/QĐ-BGD ĐT ngày 02/04/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) nêu:
“Nhà trường phối hợp với các tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục ngoài nhà trường thực hiện
các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các
hoạt động ngoại khóa về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông,
phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật nhằm phát triển toàn diện và
bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt đông vui chơi, tham quan du lịch, giao lưu văn hóa, giáo dục
môi trường; các hoạt động xã hội, từ thiện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh”
[22, 14]
- Công tác ngoại khóa là một phần quan trọng, có mối quan hệ gắn bó khăng khít với
chính khóa. Ngoại khóa là một hoạt động bổ sung và nâng cao chất lượng của chính khóa lên
một bước. Phạm vi một giờ lên lớp không cho phép người dạy truyền đạt hết tất cả những vấn
đề mà việc dạy học văn phải hướng đến. Bên cạnh những khái niệm, những công thức, tri
thức,…việc dạy học cũng phải quan tâm đến quá trình hình thành và phát triển các kĩ năng, các
quan hệ giao tiếp, các mối liên hệ gắn bó giữa người học với hiện thực cuộc sống, và việc này
liên quan mật thiết đến hoạt động ngoại khóa.
- Hoạt động ngoại khóa có khả năng góp phần đào tạo người học toàn diện về các mặt:
trí, đức, thể mĩ, vừa có lí luận vừa có thực hành, vừa có kiến thức vừa có kĩ năng sản xuất, vừa
có văn hóa nhà trường vừa có tri thức về đời sống xã hội. Hoạt động ngoại khóa chính là cầu
nối giúp học sinh vận dụng kiến thức vào trong đời sống, sinh hoạt gần gũi với tập thể, với nhân
dân thêm một bước.
1.2. Xuất phát từ thực trạng dạy học văn trong nhà trường phổ thông:
Cũng như tất cả các môn học khác, việc nâng cao chất lượng dạy học môn văn có mối
liên hệ gắn bó hữu cơ đến việc nâng cao chất lượng các hoạt động ngoại khóa văn học. Hoạt động ngoại khóa văn học có tác dụng to lớn trong việc rèn luyện năng khiếu, bồi dưỡng nhân
tài văn học. Ngoài công tác giáo dục tư tưởng, tình cảm, mở rộng, bổ sung cho kiến thức chính
khóa, phát triển tài năng cá nhân, nâng cao khả năng hoạt động tự lập và trình độ thực hành cho
học sinh, nó còn có tác dụng gắn liền học sinh với đời sống một cách có hiệu quả. Nó có khả
năng nâng cao hứng thú học tập văn học cho người học, và có tác dụng rất lớn về mặt giáo dục,
giáo dưỡng.
- Nhiệm vụ của môn văn nói chung, của người giáo viên dạy văn nói riêng là giúp học
sinh khám phá, cảm thụ và thưởng thức cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương, từ đó phát
triển toàn diện về tâm hồn và trí tuệ. Tuy nhiên, thực tế dạy học văn trong nhà trường những
năm gần đây ngày càng khiến học sinh xa rời môn văn, có thể nói một phần là do cách dạy và
học còn nặng tính hàn lâm, tách rời văn học với cuộc sống, không mang lại hứng thú cho người
học, lẫn người dạy.
- Yêu cầu của nhà trường hiện nay không chỉ truyền thụ cho người học kiến thức khoa
học mà quan trọng hơn hết là phải hình thành cho họ thái độ sống, kĩ năng sống, khả năng cần
thiết để đảm bảo cho việc nắm vững tri thức và sử dụng tri thức đó trong đời sống. Chúng ta
chủ trương dạy học theo hướng tích cực hóa, dạy học văn không theo lối truyền thụ một chiều
từ giáo viên sang học sinh mà phải là sự tương tác nhiều chiều, mà trục chính vẫn là giáo viên
và học sinh. Giờ văn phải khơi gợi được hứng thú và xúc cảm nơi người đọc. Đặc biệt, dạy văn
không có nghĩa là chỉ dạy cho người học biết một tác phẩm, một tác giả nào đó được giới thiệu
trong nhà trường mà còn phải giới thiệu những vấn đề văn học khác ngoài SGK để nâng cao
“tầm đón nhận” của người học. Quan trọng hơn, việc dạy học văn phải làm cho học sinh hiểu
các nguyên lí: “văn học là nhân học” (M.Gorki), văn học là cuộc sống,…Theo những tinh thần
vừa nói, nâng cao chất lượng của hoạt động ngoại khóa văn học có ý nghĩa hết sức to lớn. Hoạt
động ngoại khóa văn học hiện nay ở các cơ sở giáo dục phổ thông vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.
Vì thế, để góp phần khắc phục các nhược điểm và mang lại cho hoạt động ngoại khóa văn học
một hình thức mới, bổ ích, hấp dẫn, thú vị,…chúng tui lựa chọn và quyết định thực hiện đề tài:
“Hoạt động ngoại khóa văn học ở trường THPT”.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:
- Ở các nước phát triển trên thế giới và trong khu vực như: Mỹ, Hàn Quốc,
Singapore,…ngoại khóa nói chung, ngoại khóa văn học nói riêng là một phần không thể thiếu
trong chương trình đào tạo của mình (xem [19, 15]). Còn ở Việt Nam, trong khoảng hai mươi
năm trở lại đây, vấn đề ngoại khóa văn học đã được chú ý nghiên cứu trên cả bình diện lý
thuyết và thực hành.
- Trong các giáo trình về lí luận và phương pháp dạy học văn đều có dành một phần bàn
về ngoại khóa và các hoạt động ngoại khóa văn học như: “Hoạt động văn học ngoài nhà
trường, vị trí của công tác ngoại khóa văn học”, “Công tác ngoại khóa văn học với nhiệm vụ
đào tạo con người toàn diện của nhà trường xã hội chủ nghĩa”, “Nguyên tắc hoạt động ngoại
khóa văn học” của GS. Phan Trọng Luận; “Tổ chức và hướng dẫn học sinh đọc ngoại khóa văn
học” của TS.Trần Thanh Bình; gần đây nhất, một số Hội thảo đáng chú ý đề cập đến vấn đề
hoạt động ngoại khóa như: Hội thảo “Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa đối với việc nâng cao
chất lượng dạy-học trong nhà trường phổ thông” của Viện Nghiên cứu giáo dục-Trung tâm
Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục; Hội thảo “Công tác quản lí hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông” của Trường Cán bộ quản lí giáo dục Thành phố Hồ Chí
Minh cũng đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề xung quanh hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoại
khóa văn học.
2.1 Về mặt lí thuyết:
- Nhiều khái niệm liên quan đến hoạt động ngoại khóa chưa được xác định thống nhất.
Chẳng hạn như: ngoại khóa là hình thức học tập hay vui chơi, chính khóa hay ngoại khóa? Dạy
học thêm, bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ họ sinh yếu kém có phải là ngoại khóa hay
không?...
- Các hình thức ngoại khóa, quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa chưa được làm rõ,
giáo viên và học sinh khó áp dụng, khó thực hiện, tính khả thi không cao.
2.1 Về mặt thực tiễn:
- Hầu hết giáo viên phổ thông chưa đánh giá đúng vai trò, tác dụng của các hình thức
ngoại khóa, nên không phát huy được tính chủ động, tự giác và sáng tạo trong việc học tập, rèn
luyện kỹ năng hoạt động ngoại khóa.
- Một số trường phổ thông của các tỉnh Nam Bộ như: Long An, An Giang, Vĩnh Long,
Đồng Nai… do những nguyên nhân khác nhau, hoạt động ngoại khóa văn học hầu như không
được chú ý, hay có tổ chức nhưng chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Như vậy, nhìn vào tổng thể, chúng ta có thể thấy rằng việc nghiên cứu và triển khai vấn
đề ngoại khóa này chưa được các nhà nghiên cứu đầu tư đúng mức, đôi khi còn nhập nhằng,
chưa phân đinh rõ ràng giữa hoạt động ngoại khóa bộ môn với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp (được xem như là một môn học riêng biệt đã được BGD-ĐT đưa vào dạy từ năm học 2006- 2007), việc triển khai hoạt động ngoại khóa trong thực tiễn dạy học còn nhiều khó khăn vướng
mắc nên vẫn chưa tháo gỡ được hết những khó khăn cho cả người dạy và người học. Chính vì
vậy, chúng tui thực hiện đề tài “Hoạt động ngoại khóa văn học ở trường phổ thông trung học”
với hi vọng hệ thống hóa lại những vấn đề cơ bản của hoạt động ngoại khóa văn học, đóng góp
một phần vào việc hoàn thiện cơ sở lí luận cũng như đặt ra những vấn đề cần lưu ý khi triển
khai hoạt động ngoại khóa văn học vào thực tiễn.
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Với tính chất bước đầu, luận văn giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu như sau:
- Những công trình nghiên cứu lí luận của các nhà nghiên cứu vấn đề ngoại khóa và
ngoại khóa văn học.
- Tìm hiểu thực trạng của công tác ngoại khóa văn học ở một số trường trung học phổ
thông hiện nay.
- Nghiên cứu nội dung và cách thức tổ chức hoạt động ngoại khóa có hiệu quả ở một số
trường phổ thông trung học.
4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Đề tài nhằm thực hiện những nhiệm vụ và mục đích sau:
4.1 Mục đích nghiên cứu:
- Khẳng định vấn đề hoạt động ngoại khóa văn học hiện nay là một trong những vấn đề
cần thiết trong việc đổi mới dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học của học sinh.
- Nghiên cứu đề tài này góp phần làm cho hoạt động ngoại khóa vào việc dạy học môn
Ngữ văn ở nhà trường phổ thông hiện nay được triển khai thực hiện tốt hơn.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Vận dụng những thành công của các hoạt động ngoại khóa văn học vào chính khóa để
nâng cao hứng thú học văn của học sinh phổ thông hiện nay.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để nghiên cứu vấn đề mà luận văn đặt ra, trong quá trình thực hiện, chúng tui đã kết hợp,
vận dụng linh hoạt phương pháp nghiên cứu lí thuyết và phương pháp nghiên cứu hiện thực, cụ
thể là:
5.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp:
Được sử dụng để nghiên cứu lịch sử vấn đề và phát hiện, rút ra những kết luận cần thiết
về cơ sở lí luận thông qua việc tìm hiểu các tư liệu, giáo trình, các bài nghiên cứu thuộc các lĩnh vực Giáo dục học, Tâm lí học, Lí luận văn học, Lí luận và Phương pháp dạy học văn, Lí thuyết
tiếp nhận văn học,…có liên quan trực tiếp đến phạm vi đề tài.
5.2 Phương pháp điều tra, khảo sát:
Được vận dụng dưới các góc độ sau: Phát phiếu điều tra cho giáo viên và học sinh ở một
số trường Trung học phổ thông ở các tỉnh Long An, Vĩnh Long, Đồng Nai, An Giang, và thành
phố Hồ Chí Minh để nắm bắt tình hình tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học.
5.3 Phương pháp thống kê:
Được sử dụng để sử lí các số liệu thu thập được trong quá trình khảo sát, bổ trợ cho
phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm đạt đến những kết luận chính xác, khách quan.
5.4 Phương pháp so sánh-đối chiếu:
Được vận dụng trong việc so sánh giữa các đối tượng học sinh trong việc có và không có
tham gia hoạt động ngoại khóa văn học; so sánh, đối chiếu để cho thấy tầm quan trọng của hoạt
động ngoại khóa Văn học trong việc dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông ngày nay.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI:
Với lí do và phạm vi nghiên cứu của đề tài như đã nêu trên, đề tài “Hoạt động ngoại khóa
văn học ở trường trung học phổ thông” phấn đấu để có thể có những ý nghĩa khoa học sau:
- Hệ thống hóa các cơ sở lí luận của hoạt động ngoại khóa nói chung và hoạt động ngoại
khóa văn học nói riêng.
- Xác định hệ thống nội dung và các cách, hình thức tổ chức các hoạt động ngoại
khóa văn học một cách thích hợp để có thể vận dụng rộng rãi trong trường phổ thông.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm ba
chương với các nhiệm vụ cụ thể như sau:
Chương 1: Làm rõ cơ sở lí luận của hoạt động ngoại khóa nói chung, ngoại khóa văn học
nói riêng; vai trò quan trọng của hoạt động ngoại khóa văn học đối với yêu cầu đổi mới phương
pháp dạy học văn hiện nay.
Chương 2: Khảo sát về thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học ở trường trung
học phổ thông ngày nay và rút ra những nhận xét cần thiết về lí luận và thực tiễn.
Chương 3: Chương thực nghiệm

K8z91U3sIrdGm2o

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status