Nghiên cứu ảnh hưởng của bột đá vôi và phụ gia siêu dẻo đến đặc tính cường độ của chất kết dính thạch cao xây dựng - pdf 16

Download miễn phí Đồ án Nghiên cứu ảnh hưởng của bột đá vôi và phụ gia siêu dẻo đến đặc tính cường độ của chất kết dính thạch cao xây dựng



MỞ ĐẦU 3
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CHẤT KẾT DÍNH THẠCH CAO 5
I. Giới thiệu về thạch cao 5
I.1. Thạch cao thiên nhiên. 5
I.1.1 Sử dụng thạch cao thiên nhiên sản xuất chất kết dính thạch cao. 5
I.1.2. Sử dụng thạch cao thiên nhiên làm phụ gia cho xi măng. 6
I.2. Thạch cao phế thải. 7
I.2.1. Sử dụng thạch cao phôtpho để sản xuất chất kết dính. 8
I.2.2. Sử dụng thạch cao phôtpho làm phụ gia cho ximăng. 9
I.3. Cơ sở khoa học của việc pha trộn phụ gia thạch cao vào xi măng và bê tông. 10
I.3.1. ảnh hưởng của phụ gia thạch cao tới tốc độ hyđrat hoá của xi măng poóc lăng. 11
I.3.2. Anh hưởng của phụ gia thạch cao đến quá trình đông kết rắn chắc của xi măng. 13
II. Tình hình sản xuất và nghiên cứu sử dụng thạch cao trên thế giới. 13
III. Chất kết dính thạch cao xây dựng 16
III.1. Nguyên vật liệu sản xuất 16
III.1.1 Đá thạch cao thiên nhiên 17
III.1.2 Đá anhyđríc thiên nhiên 18
III.1.3 Thạch cao sét 18
III.1.4 Thải phẩm công nhiệp 18
III.2. Phương pháp sản xuất 18
III.3.Đặc tính kỹ thuật 19
III.3.1.Khối lượng riêng và khối lượng thể tích 19
III.3.2.Lượng nước yêu cầu 19
III.3.3.Thời gian đông kết 20
III.3.4.Cường độ. 20
III.3.5.Tính biến dạng 21
III.3.6.Độ bền của CKD thạch cao. 22
IV.Phương pháp nghiên cứu. 23
IV.I. Phương pháp tiêu chuẩn. 23
IV.I.1.Xác định khối lượng riêng của CKD thạch cao. 23
IV.I.2. Khối lượng thể tích của CKD thạch cao. 25
IV.I.3. Xác định độ mịn: 26
IV.I.4.Lượng nước yêu cầu của CKD thạch cao. 26
IV.I.5.Thời gian đông kết của CKD thạch cao. 27
PHẦN II: KHẢO SÁT NGUYÊN VẬT LIỆU DÙNG CHO NGHIÊN CỨU 28
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n bề mặt3Cao.Al2O3 làm chậm sự thuỷ hoá của nó và kéo dài thời gian ninh kết của xi măng.
+ Quá trình thuỷ hoá khoáng C4AF.
Pha alumôferit canxi trong xi măng poóc lăng ở dạng C4AF, khi tác dụng với nước xảy ra theo phản ứng.
4CaO.Al2O3.Fe2O3 + 7H2O = 3CaO.Al2O3.6H2O + CaO.Fe2O3.H2O
Hyđrô aluminát canxi Hyđrô ferit canxi
Hyđrô ferit canxi sẽ nằm lại trong thành phần của gen xi măng, còn hyđrô aluminát canxi sẽ lại tác dụng với thạch cao như phản ứng trên.
Các hợp chất hyđrô ferit canxi cũng tạo thành các hợp chất phức với CaSO4.2H2O tương tự như hyđrô aluminát canxi.
I.3.2. Anh hưởng của phụ gia thạch cao đến quá trình đông kết rắn chắc của xi măng.
Khi nhào trộn phụ gia thạch cao với xi măng poóc lăng, phụ gia thạch cao có thể là thạch cao thiên nhiên hay thạch cao phế thải, trong thành phần của chúng có chứa CaSO4.2H2O có khả năng tác dụng với các khoáng C3A khi có mặt nước tạo thành ettringite tạo nên lớp màng bao bọc trên bề mặt của C3A, do đó sẽ làm hạn chế quá trình phản ứng tiếp theo của C3A với nước do đó sẽ hạn chế tốc độ đông kết của xi măng poóc lăng.
3CaO.Al2O3 + 3CaSO4.2H2O + 25H2O = 3CaO.Al2O3.3CaSO4.31H2O.
(Ettringite )
Khi hàm lượng của thạch cao ngoài khoảng 3%-5% đều có ảnh hưởng không tốt tới quá trình đông kết rắn chắc của xi măng.
II. Tình hình sản xuất và nghiên cứu sử dụng thạch cao trên thế giới.
Thạch cao là một loại vật liệu có nhiều trong tự nhiên ở Liên Xô (cũ), Mỹ, Canađa, Anh, Pháp, Ba lan,... và cũng được khai thác và sử dụng từ những năm 30 của thế kỷ XX trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt được sử dụng với số lượng lớn trong ngành xây dựng để chế các chất kết dính, làm vữa xây dựng, các sản phẩm, chi tiết trong kết cấu xây dựng.... Trong công nghiệp xi măng, thạch cao làm phụ gia cho clanhke để làm chậm thời gian đông kết của xi măng hay làm phụ gia cho xi măng xỉ để nâng cao độ bền của nó. Trong nông nghiệp, thạch cao để bón ruộng ở dạng sản phẩm tự nhiên đã nghiền nhỏ và anhydrite. Trong công nghiệp hoá chất, thạch cao được sử dụng để để sản xuất lưu huỳnh S, sunfat amôni (NH4)2SO4...
Ngoài nguồn thạch cao tự nhiên, còn có nguồn thạch cao phế thải của sản xuất axit phôtphoric, DAP,... trong ngành hoá chất.
Mỗi nước tuỳ theo tình hình tài nguyên thạch cao của mình, có những hướng nghiên cứu, ứng dụng và phát triển riêng để sản xuất các sản phẩm từ thạch cao. Nhưng nhìn chung chất kết dính được dùng đặc biệt rộng rãi trong ngành xây dựng do những tính chất tốt của chúng và chủ yếu cũng là do hiệu quả kinh tế của chúng mang lại. Các sản phẩm và kết cấu xây dựng được chế tạo trên cơ sở các chất kết dính thạch cao có nhiều tính chất có giá trị như là tính dẫn nhiệt thấp, tính chất âm học tốt, chịu lửa, không bị mục nát, đóng đinh được. Ngoài ra, chúng ổn định hơn đối với tác động của một số axit và kiềm.
Công nghệ chế tạo hiện đại các chất kết dính và sản phẩm thạch cao là một trong những công nghệ có năng suất cao nhất trong ngành xây dựng, nó khác thường ở chỗ cực kỳ đơn giản và về bản chất nó được quy định về việc tạo hình các sản phẩm bằng khuôn dễ tháo, trong nhiều trường hợp không cần xử lý nhiệt.
Việc sử dụng các chất kết dính thạch cao trong xây dựng tiết kiệm được rất nhiều kim loại, xi măng và gỗ mà không làm giảm tuổi thọ của nhà. Khối lượng của tường làm bằng bê tông thạch cao giảm 3 lần so với tường gạch, điều đó không chỉ làm giảm giá thành của tường mà của móng nữa. Do khối lượng của các sản phẩm bê tông thạch cao nhỏ, nên đã giảm được chi phí vận chuyển.
Tuy vậy, bên cạnh những đặc tính tốt, các sản phẩm từ thạch cao còn có những nhược điểm như độ chịu nước kém dẫn đến giảm đáng kể độ bền (đến 34 – 45 % độ bền ở trạng thái khô), độ lão hoá cao và kém chịu nước biển.
Do đó, trong giai đoạn đầu nghiên cứu, chế tạo những sản phẩm đi từ thạch cao (trước những năm 50), các chất kết dính thạch cao chỉ được dùng chủ yếu để tạo các sản phẩm dùng làm kết cấu bên trong nhà với độ ẩm tương đối của không khí cao hơn 60%, rất hiếm khi dùng trong các kết cấu lộ thiên và không được dùng trong các kết cấu chịu lực.
Trong những năm 50, lần đầu tiên trong thực tế, thế giới đã có chất kết dính thạch cao chịu nước (xi măng thạch cao puzơlan), nó cho phép mở rộng đáng kể lĩnh vực ứng dụng các sản phẩm từ chất kết dính thạch cao để làm các kết cấu bên trong nhà có độ ẩm tương đối của không khí cao hơn 60%, cũng như trong các kết cấu lộ thiên, trong số đó, có cả chất kết cấu chịu lực.
Đến nay, vấn đề chịu nước, chịu lực...Tuy đã có nhiều công trình cho kết quả tốt, nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và phát triển. Cũng đã có những nghiên cứu dùng các phụ gia hoá học khác nhau (Chất hoạt tính bề mặt nhất là phụ gia siêu dẻo, chất hoá rắn, chất tẩm, ...) để điều chỉnh tính chất của các vật liệu đi từ thạch cao.
Việc sử dụng các chất kết dính thạch cao trong xây dựng ngày càng rộng rãi đã tạo điều kiện và vạch ra những xu hướng chế tạo chúng không chỉ từ nguyên liệu thiên nhiên mà còn từ phế liệu của các ngành công nghiệp khác như công nghiệp sản xuất gôm sứ, công nghiệp hoá chất... Các chất kết dính thạch cao này không chỉ được sử dụng để chế tạo các sản phẩm thạch cao dùng trong xây dựng mà còn sử dụng chúng như một loại phụ gia để điều chỉnh tính chất của xi măng.
Trên thế giới, bã thải thạch cao phôtpho trong sản xuất axit phôtphoric, phân DAP... ngày một tăng gây ô nhiễm môi trường lớn. Do vậy việc xử lý thạch cao phôtpho là rất cần thiết đối với những nước có ngành công nghiệp sản xuất axit phôtphoric có quy mô lớn như Liên Xô(cũ), Mỹ...
Liên Xô đã có nhiều công trình nghiên cứu khả năng sử dụng thạch cao phôtpho để làm chất khoáng hoá trong quá trình nung clanhke, thu hồi SO2 để sản xuất axit sunfuric, sản xuất sunfat amôn...Đặc biệt là các công trình nghiên cứu sử dụng thạch cao phôtpho làm chất kết dính trong xây dựng từ những năm 60. Năm 1980, Ахмедов М.А., Атакузиев Т.А. đã công bố công trình nghiên cứu và ứng dụng thạch cao phôtpho trong sản xuất vật liệu xây dựng. Иваницкий В.В. và cộng sự đã gnhiên cứu thành công chế tạo đá nhân tạo từ thạch cao phôtpho.
Các công trình nghiên cứu đã được ứng dụng như:
+Chất kết dính chịu nước được sản xuất thử ở nhà máy ХОРОШЕВ ЖБИ.
+Viện ВНИИСТРОМ và ИОНХ đã đưa ra công nghệ và dây chuyền sản xuất chất kết dính độ bền cao có công suất 360.000 T/năm tại nhà máy hoá chất УВАРОВ.
+Viện nghiên cứu Florida đã nghiên cứu sử dụng thạch cao phôtpho để: Sản xuất nhựa rải đường asphal chứa 20% thạch cao phôtpho, là vật liệu làm đường xa lộ, dùng làm phụ gia sản xuất kính, men cho đồ gốm sứ.
III. Chất kết dính thạch cao xây dựng
III.1. Nguyên vật liệu sản xuất
Chất kết dính thạch cao được sản suất chủ yếu từ loại đá thạch cao thiên nhiên dạng CaSO4.2H2O và CaSO4 , thạch cao sét và thải phẩm công nghiệp như thạch cao phốt phát hay th
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status