Mối quan hệ giới về phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình hiện nay - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Mối quan hệ giới về phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình hiện nay

Chương 1: 10
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 10
1. Cơ sở lí luận 10
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 12
3. Hệ thống các khái niệm công cụ 14
4. Các lí thuyết xã hội học 21
Chương II: 23
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
1. Mô hình phân công lao động truyền thống của gia đình 23
1.1. Phân công lao động giữa vợ và chồng trong nhóm công việc nội trợ 23
1.2. Phân công lao động trong việc sửa chữa các đồ dùng trong gia đình 32
2. Trong phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình 34
2.1. Phân công lao động giữa vợ và chồng trong công việc chăm sóc và giáo dục con cái 34
2.2. Phân công lao động giữa vợ và chồng trong việc thường xuyên làm các công việc cộng đồng 39
3. Đã có sự bình đẳng hơn trong việc ra quyết định các vấn đề trong gia đình 40
3.1. Quyền quyết định trong công việc kinh doanh – sản xuất 40
3.2. Quyền quyết định trong các công việc quan trọng trong gia đình 42
3.3. Quyền ra quyết định chính trong việc định hướng nghề nghiệp và định hướng hôn nhân cho con cái 44
3.4. Quyền quyết định chính trong việc sử dụng biện pháp tránh thai và số con 47

1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi đất nước ta thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế – xã hội chuyển từ tự cung, tự cấp, kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường sản xuất hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lí của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến hoạt động kinh tế và đời sống xã hội nói chung. Nhờ có sự chuyển biến định hướng đúng đắn có tính chiến lược của Đảng và Nhà nước, đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao hơn. Cơ chế thị trường đi sâu vào mọi khía cạnh của đời sống, các mối quan hệ của con người đang có sự thay đổi lớn. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cũng đang chịu những sự tác động từ sự thay đổi đó.
Có thể nói gia đình vốn được coi là tế bào của xã hội, nó phản ánh tất cả những gì đang diễn ra ngoài xã hội, các mối quan hệ xã hội của con người đều bắt đầu từ gia đình. Người xưa giải thích về gia đình như sau: “Nhân hữu hằng ngôn giai viết; Thiên hạ quốc gia, thiên hạ chi bản tại quốc, quốc chi bản tại gia, gia chi bản tại nhân” có nghĩa là người ta muốn nói rằng thiên hạ là quốc gia, gốc của quốc gia chính là gia đình, gốc của gia đình là bản thân mỗi cá nhân.
Trong tiến trình đổi mới của mình, Việt Nam đang chịu tác tộng mạnh mẽ của những chuyển biến về kinh tế – xã hội ở trong nước và quá trình toàn cầu hoá thì một trong những mục tiêu quan trọng của Đảng và nhà nước là tăng cường sự tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của phụ nữ nhằm nâng cao vai trò và vị trí của người phụ nữ trong gia đình nói riêng và ngoài xã hội nói chung.
Sự phát triển của xã hội sẽ làm vai trò và vị trí của người phụ nữ được nâng lên đáng kể. Phụ nữ đã có quyền bình đẳng so với nam giới. Họ được tự do học hành, được tham gia vào các hoạt động của xã hội theo khả năng của mình, có được quyền bỏ phiếu, ứng cử… Tuy nhiên ở nước ta, các yếu tố truyền thống, đặc biệt là tư tưởng nho giáo vẫn còn là một nhân tố đáng kể tác động trực tiếp đến quan niệm và hành vi ứng xử của người dân trong xã hội. Các chuẩn mực xã hội và những lễ giáo phong kiến khiến cho người phụ nữ luôn bị rằng buộc trong gia đình, rơi vào địa vị phụ thuộc, luôn sống bó hẹp trong “tam tòng tứ đức” và có thân phận thấp hèn, không được bình đẳng với nam giới. Nhiều nơi phụ nữ bị đối xử bất công, luôn bị lép vế, lao động cực nhọc, thức khuya dậy sớm, không có tiếng nói trong gia đình, không được tham gia vào các công việc xã hội. Quan niệm “trọng nam khinh nữ” và tư tưởng coi thường người phụ nữ vẫn còn đang tồn tại dưới nhiều biến thái khác nhau. Chế độ gia trưởng và sự bất bình đẳng thường là những nguyên nhân dẫn đến sự phụ thuộc trong cuộc sống gia đình của người phụ nữ. Định kiến hẹp hòi của xã hội đang bao trùm lên người phụ nữ, gán cho người phụ nữ vai trò nội trợ như là một biểu trưng chung của người phụ nữ, khiến họ không thể tách rời khỏi gia đình, khỏi vai trò nội trợ của mình để tham gia hoạt động xã hội. Bác Hồ đã từng nói “Nếu không giải phóng phụ nữ thì xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ có một nửa”. Quyền bình đẳng thực sự của người phụ nữ theo bác là “người phụ nữ Việt nam đứng ngang hàng với người đàn ông để hưởng mọi quyền công dân”. Thực chất của vấn đề bình đẳng nam nữ được Bác quan tâm là sự bình đẳng không chỉ ở góc độ chính trị mà còn ở góc độ kinh tế, không chỉ ở góc độ nghĩa vụ mà còn là quyền lợi, quyền được đào tạo, học hành, quyền được tham gia lao động xã hội, quản lí xã hội…
Ngày nay trong qua trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đã có rất nhiều biến đổi và gia đình cũng đang chịu sự tác động mạnh mẽ của sự chuyển biến đó. Điều đó dẫn đến một hệ quả tất yếu là sự chuyển đổi về cơ cấu xã hội và cùng với nó là sự phân công lao động. Quá trình tàon cầu hoá, khu vực hoá cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ tiên tiến đã tác động đến các giá trị văn hoá - xã hội ở Việt Nam. Trong những điều kiện kinh tế và môi trường xã hội như hiện nay, qua hệ giới trong gia đình cũng có sự thay đổi tích cực làm chi gia đình được củng cố và phát triển, đem lại hạnh phúc cho các thành viên của nó. Gia đình hạnh phúc sẽ là nguồn dinh dưỡng cho sự ổn định của cộng đồng, cho qua trình phát triển của xã hội. Sự thay đổi trong quan hệ giới như vậy sẽ là biểu hiện trực tiếp xu hướng củng cố, hoàn thiện vị trí và vai trò của giới trong thiết chế gia đình.
Sự thay đổi quan hệ giới và tính tất yếu của nó làm cho cả giới nam và giới nữ đều phải tự nhận diện lại bản thân mình, điều chỉnh và thích nghi với nhau trong cả suy nghĩ và hành động. Một trong những hiện tượng quan sát được là trách nhiệm đối với các công việc trong gia đình giờ đây không còn là bổn phận chỉ dành riêng cho giới nữ. Đồng thời việc kiếm tiền nuôi sống gia đình cũng như việc tham gia các quan hệ xã hội bên ngoài gia đình không còn là khoảng trời riêng của nam giới. Người vợ tham gia vào công việc và quan hệ xã hội rộng lớn hơn. Ngược lại, người chồng đã phải chia sẻ bổn phận và trách nhiệm đối với công việc nhà, ngay cả công việc nội trợ vốn trước đây là “quyền bất khả xâm phạm” của nữ giới.
Bình đẳng cho phụ nữ là một đòi hỏi cần thiết và thiết thực nhằm đem lại sự giải phóng cho phụ nữ, tạo cho phụ nữ có nhiều cơ hội cùng nam giới tham gia vào các hoạt động xã hội, có được vị trí và chỗ đứng cả trong gia đình và ngoài xã hội.
Trong phân công lao động theo giới có những hoạt động công việc khác nhau như: công việc nội trợ, chăm sóc và giáo dục con cái, các công việc ngoài cộng đồng, quyền quyết định chính trong các công việc gia đình… vậy chúng ta nghiên cứu xem sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình diễn ra như thế nào? Có hay không cơ hội như nhau trong việc tiếp cận các nguồn lực phát triển của gia đình? Liệu đã có những đánh giá công bằng công lao đóng góp trong việc nuôi sống gia đình của người vợ và người chồng chưa? Hay nói cách khác chúng ta đi nghiên cứu xem trong gia đình phụ nữ và nam giới ai làm gì? Ai có gì? Ai được gì? Có sự bất bình đẳng trong phân công lao động không?
Để góp phần trả lời những câu hỏi trên tui chọn đề tài “Mối quan hệ giới về phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình hiện nay” qua khảo sát tại phường Hoàng Văn Thụ và xã Hoàng Đồng – thành phố Lạng Sơn. Từ đó đề ra những khuyến nghị và giải pháp để nâng cao hơn nữa vai trò của người phụ nữ, phát huy hết tiềm năng của họ, góp phần xây dựng một xã hội ngày càng phát triển công bằng và văn minh.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thưc tiễn:
* Ý nghĩa khoa học:
Nghiên cứu đề tài “mối quan hề giới về phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình hiện nay” qua khảo sát tại phường Hoàng Văn Thụ và xã Hoàng Đồng – thành phố Lạng Sơn góp phần làm rõ thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng và quyền quyết định chính trong công việc gia đình. Đồng thời làm sáng tỏ một số ly thuyết xã hội học trong việc vận dụng vào nghiên cứu các vấn đề của gia đình nảy sinh trong thực tiễn xã hội.
Từ kết quả nghiên cứu, tui hi vọng đóng góp vào cơ sở lí luận của các chuyên ngành Xã hội học gia đình, Xã hội học về giới… trong việc khẳng định tầm quan trọng của các nghiên cứu giới trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt nhấn mạnh mối tương quan giữa vị trí, vai trò của vợ và chồng trên cơ sở phân tích, nhìn nhận ly giải các vấn đề của sự phân công lao động trong gia đình.
* Ý nghĩa thực tiễn
Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của các thành viên trong gia đình càng nặng nề thêm. Người phụ nữ ngày càng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình nhưng xã hội và mỗi người chúng ta chưa thấy rõ vai trò của người phụ nữ, trong nhiều gia đình vẫn còn sự tồn tại bất bình đẳng trong việc phân công lao động. Vì vậy qua nghiên cứu đề tài “Mối quan hệ giới về phân công lao động trong các gia đình hiện nay” qua khảo sát tại phường Hoàng Văn Thụ và xã Hoàng Đồng – thành phố Lạng Sơn góp phần nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong xã hội về địa vị, vai trò của người phụ nữ trong gia đình.
Hy vọng cung cấp thêm một số thông tin xã hội học cho các nhà hoạch định chính sách, những người quan tâm về vấn đề phân công lao động trong gia đình dưới góc độ giới, từ đó đề ra những chính sách phù hợp, có cách nhìn đúng đắn hơn, toàn diện hơn và có giải pháp thiết thực nhằm phát huy khả năng tích cực của chị em phụ nữ trong sự nghiệp đổi mới đất nước.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu:
Với đề tài “Mối quan hệ giới về phân công lao động giữa vợ và chồng trong các gia đình hiện nay” qua khảo sát tại phường Hoàng Văn Thụ và xã Hoàng Đồng - thành phố Lạng Sơn, trong khuôn khổ một báo cáo thực tập, tui đi sâu tìm hiểu một số khía cạnh sau:
Mô tả thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng, vai trò quyết định của mỗi giới trên địa bàn nghiên cứu. Đặc biệt tìm hiểu mức độ tham gia của người chồng vào công việc nội trợ của gia đình.
Tìm hiểu xu hướng điều chỉnh vai trò giới trong mối quan hệ giữa vợ và chồng.
Tìm hiểu những chuyển biến trong vị thế, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và nguyên nhân của sự thay đổi đó. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu bước đầu cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách về quyền bình đẳng giữa nam và nữ, các giải pháp quản lí xã hội, tuyên truyền, giáo dục nâng cao vị thế, vai trò của người phụ nữ. Đồng thời củng cố nhận thức trong việc đánh giá về phụ nữ, tạo mọi cơ hội bình đẳng cho phụ nữ, nhất là phụ nữ nông thôn.
Đánh giá, kết luận và đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu trên, báo cáo xác định một số nhiệm vụ cơ bản sau:
+ Phân tích sự phân công lao động theo giới đối với công việc nội trợ.
+ Phân tích sự phân công lao động theo giới đối với công việc chăm sóc gia đình và giáo dục con cái.


xsWOv3wNP2366Jy
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status