So sánh sự biến đổi chức năng của gia đình qua hai thời kỳ trước và sau đổi mới (1986) - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận So sánh sự biến đổi chức năng của gia đình qua hai thời kỳ trước và sau đổi mới (1986)



MỤC LỤC
 
I. Mở đầu 1
II. Nội dung 2
1. Khái niệm 2
2. Nội dung chính 2
2.1. Sự biến đổi chức năng văn hóa 3
2.2. Sự biến đổi chức năng tái sản xuất 7
III. Kết luận 8
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

So sánh sự biến đổi chức năng của gia đình qua hai thời kỳ trước và sau đổi mới (1986)
I. Mở đầu
Nghị quyết hội nghị TW lần thứ 5 (khóa VIII) đã đặt vấn đề gia đình một tầm quan trọng trong sự nghiệp xây dựng văn hóa và phát triển về mọi mặt của đất nước.Vấn đề đặt ra là phải tạo ra đời sống lành mạnh ở các đơn vị cơ sở, đầu tiên là gia đình, giữ gìn và phát huy những đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam, coi trọng xây dựng gia đình văn hóa và xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình_nhà trường & xã hội.
Gần đây, gia đình không chỉ nổi lên như một vấn đề quan trọng và cấp thiết của riêng Việt Nam mà còn là vấn đề đang đặt ra với các dân tộc trên toàn thế giới. Loài người đã từ giã thế kỷ XX để bước vào thế kỷ XXI. Vấn đề gia đình ngày càng trở nên phong phú, đa dạng và phức tạp.Ở mọi nơi, mọi lúc, gia đình đều chứng tỏ sức mạnh của nó. Nó có thể xây dựng và cũng có thể phá hoại. Nó đem lại hạnh phúc cho con người cũng như gieo rắc những điều bất hạnh. Không lúc nào bằng lúc này, vấn đề GĐ được đặt ra với một ý nghĩa phổ quát; nó không chỉ mang tính cấp thiết của hiện tại mà còn gắn liền với quá khứ và góp phần quyết định đối với tương lai.
Lịch sử CNH_HĐH của dân tộc gắn liền với những biến đổi sâu sắc của gia đình, đều chịu sự tác động kìm hãm hay thúc đẩy, tiến bộ hay bảo thủ của GĐ. GĐ cũ với những quy tắc cổ truyền, với quan hệ gắn bó giữa các thành viên, với trật tự trên dưới, với sự phục tùng đối với người gia trưởng đã được duy trì và vận dụng như một nhân tố tích cực trong CNH_HĐH. Nhưng phải chăng kiểu gia đình này có thể tồn tại mãi với thời gian? Phải chăng mâu thuẫn giữa thế giới mới và cũ, giữa sự lỗi thời của quá khứ và sự đòi hỏi của tương lai sẽ tránh khỏi được một sự bùng nổ sâu sắc và mạnh mẽ.
VN là một nước chậm tiến đang đi vào CNH_HĐH với đầy rẫy những khó khăn. Gia đình VN là một vấn đề khoa học. GĐ kiểu cũ kéo dài hàng ngàn năm đã không thể tự bảo tồn trước những đổi thay của đất nước. Hoàn cảnh một đất nước phương Đông bị phong kiến bên trong và thực dân bên ngoài áp bức, đòi hỏi nhân dân ta phải vượt ra khỏi sự kìm hãm và ràng buộc của gia đình. Cách mạng tháng 8 là một bước ngoặt lớn trong lịch sử. Cách mạng không chỉ giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc thoát khỏi xiềng xích nô lệ nói chung, mà còn giải phóng cho gia đình. Trên con đường đổi mới, gia đình cũng đang tiếp tục chuyển biến, cái mới và cái cũ còn đan xen nhau. Qua 2 thời kỳ từ giải phóng miền Bắc 54 đến 1986(đổi mới) và từ đổi mới đến nay, gia đình Việt Nam mang những bộ mặt như thế nào. Với việc phân tích 2 chức năng của gia đình, đó là:chức năng văn hóa & chức năng tái sản xuất, thông qua 2 thời kỳ vừa nói trên, những giá trị nào của gia đình VN là còn được duy trì, giá trị nào nhường chỗ cho những giá trị của thời kỳ mới.
II. Nội dung
1. Khái niệm
Gia đình là một thiết chế xã hội có sự liên kết nhau nhằm thực hiện việc duy trì nòi giống và chăm sóc con cái. Đó là sự liên kết ít nhất 2 người trên cơ sở huyết thống, hôn nhân và nhận con nuôi. Những người này ít nhất cũng phải sống cùng nhau.
2. Nội dung chính
Gia đình thực hiện 7 chức năng, đó là:chính trị, tái sản xuất, kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội hóa và chức năng tình cảm. Trong đó bài viết đi sâu tìm hiểu, phân tích 2 chức năng:văn hóa & tái sản xuất qua 2 thời kỳ từ giải phóng miền Bắc 54 đến 1986 và từ 86 đến nay. Như chúng ta đã biết, từ năm 54, miền Bắc được giải phóng hoàn toàn, bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Một luồng sinh khí mới bao trùm lên toàn miền Bắc, người người nhà nhà vừa đón nhận tự do vừa hối hả lao động để chi viện cho miền Nam còn đang chiến tranh. Nền kinh tế lúc này ở miền Bắc là nền kinh tế bao cấp, tính tập thể trong lao động được thể hiện rõ. Nhưng từ sau đổi mới, đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường. Tính cá nhân trong lao động được nâng cao và phát huy. Chính sự khác nhau về chính sách kinh tế, cách thức sản xuất qua mỗi thời kỳ đã ảnh hưởng đến nhiều mặt của xã hội , trong đó gia đình _tế bào của xã hội là nơi chịu ảnh hưởng, tác động rõ rệt.
2.1. Sự biến đổi chức năng văn hóa
a, Gia đình là nơi bảo lưu truyền thống văn hóa dân tộc:truyền thống đạo lý, truyền thống hiếu học và truyền thống tâm linh duy trì thờ phụng tổ tiên
Truyền thống đạo lý của dân tộc Việt nam nói chung và gia đình VN nói riêng là tính cố kết chặt chẽ, coi trọng đời sống tập thể hơn cá nhân. Từ xa xưa, truyền thống này đã được khẳng định qua việc các thành viên trong gia đình, cộng đồng cùng nhau chống lại thiên tai để sản xuất và cùng nhau chống giặc ngoại xâm phương Bắc. Từ năm 54à86, gia đình VN vẫn duy trì tốt truyền thống này. Vai trò trụ cột trong gia đình vẫn là đàn ông và các thành viên hướng về trung tâm đó, tạo nên sự cố kết thật bình yên. Nhưng từ sau đổi mới, sự cố kết này có phần lỏng lẻo. Các thành viên trong đó có cả phụ nữ đều được giải phóng và có những công việc riêng ngoài xã hội. Như thế tức khắc sẽ tạo ra sự dãn ra, dàn trải vị thế, vai trò của các thành viên.
Từ 54à86, truyền thống hiếu học rất được chú trọng, đây là sự tiếp nối tất yếu của một đất nước có 1000 năm văn hiến như VN. Bác Hồ đã từng nói”Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Khi miền Bắc được giải phóng, hàng loạt các công trình xây được mọc lên, trong đó có trường học. Trẻ em trong các gia đình được cắp sách đến trường:” Trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ biết học hành là ngoan”. Sau đổi mới, truyền thống này tiếp tục được duy trì, phát triển. Bởi lẽ thời kỳ đổi mới hơn bao giờ hết rất cần thông tin, tri thức, việc học hành luôn là một chính sách ưu tiên của Đảng. Con em trong các gia đình được nhà nước khuyến khích , tạo điều kiện ra nước ngoài học tập. Bản thân trong mỗi gia đình cũng cố gắng dành những điều kiện tốt nhất cho sự nghiệp học tập của con cái”Hi sinh đời bố, củng cố đời con”.
Truyền thống tâm linh, việc duy trì thờ phụng tổ tiên trong cả 2 thời kỳ luôn được bảo tồn , giữ gìn. Sau đổi mới , các gia đình có nhiều điều kiện hơn, họ thể hiện sự quan tâm của mình với ông bà, tổ tiên bằng những hành động cụ thể như xây dựng nhà thờ, sửa sang lại mồ mả tổ tiên, lập lại gia phả…
b, Gia đình là nơi xây dựng các giá trị chuẩn mực đạo đức, thể hiện qua mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, vấn đề hôn nhân và gia đình, vấn đề về vai trò của người phụ nữ
aTừ 54à86, vai trò của người đàn ông trong gia đình vẫn là trụ cột, nên tính gia trưởng vẫn nặng nề. Nho giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến VN , nó đề cao và chỉ ra uy quyền tuyệt đối của người đàn ông trong gia đình, cũng như của một ông vua trong thiên hạ_một sự đồng nhất của chữ hiếu và chữ trung. Từ 54à86, tàn dư phong kiến vẫn còn để lại rất nhiều dấu
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status