Quy luật mâu thuẫn và ý nghĩa của nó đối với nhận thức mâu thuẫn của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay - pdf 16

link tải luận văn miễn phí cho ae
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ QUI LUẬT MÂU THUẪN 4
1.1 Nội dung cơ bảncủa quy luật 4
1.1.1 Khái lược lịch sử quan niệm về mâu thuẫn 4
1.1.2 Nội dung cơ bản của quy luật 7
1.2 Vấn đề mâu thuẫn xã hội và phương pháp giải quyết mâu thuẫn xã hội 12
1.2.1 Mâu thuẫn xã hội 12
1.2.2 Giải quyết mâu thuẫn xã hội 15
1.3. ý nghĩa phương pháp luận của quy luật thống nhất và đấu tranh
của các mặt đối lập 17
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ MÂU THUẪN CỦA QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ
HIỆN ĐẠI HOÁ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 18
2.1 Quan điểm chung về công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nội dung,
đặc điểm cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay 18
2.1.1 Nhận thức về công nghiệp hoá, hiện đại hoá 18
2.1.2 Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam 20
2.2. Mâu thuẫn cơ bản của nước ta hiện nay 24
2.2.1 Khái quát mâu thuẫn cơ bản trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã được nêu ra trong những cuội hội thảo gần đây 24
2.2.2 Kết quả nghiên cứu thực tế mâu thuẫn cơ bản trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta 30
2.3 Biểu hiện của mâu thuẫn cơ bản trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở nước ta trên một số lĩnh vực của đời sống xã hội 33
2.3.1 Mâu thuẫn giữa việc đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân với
tình trạng quan liêu của hệ thống chính trị. 34
2.3.2 Mâu thuẫn giữa quá trình từng bước hình thành, hoàn thiện nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 35
2.3.3 Phương hướng chủ yếu giải quyết mâu thuẫn cơ bản 36
PHẦN KẾT LUẬN 39
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ QUY LUẬT MÂU THUẪN
1.1. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUY LUẬT.
1.1.1 Khái lược lịch sử quan niệm về mâu thuẫn
Ngay từ thời cổ đại đã có những phỏng đoán thiên tài về sự tác động qua lại của cái đối lập và xem sự tác động qua lại đó là cơ sở của vận động của thế giới. Nhiều đại biểu triết học phương Đông đã xem vận động là do sự hình thành những đối lập và các đối lập ấy cũng luôn vận động.
Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Hêraclit – người được V.I.Lênin coi là ông tổ của phép biện chứng, cho rằng trong sự vận động biện chứng vĩnh viễn của mình, các sự vật đều có khuynh hướng chuyển sang mặt đối lập.
Trên quan điểm duy tâm khách quan, Platon đã đi tới quan điểm xem xét phép biện chứng là học thuyết về sự vận động của khái niệm. Bản chất phép biện chứng của Platon là ở chỗ, ông cho rằng khi giải quyết bất kì vấn đề nào cũng phải xuất phát từ hai luận điểm đối lập, và phải xem xét cái gì đứng đằng sau các luận điểm đối lập ấy – khi lấy ra một cách tự nó và lấy ra trong quan hệ với cái kia.
Trước khi phép biện chứng Mácxít ra đời, tư tưởng biện chứng về những đối lập đạt được đỉnh cao nhất trong sự phát triển trong học thuyết biện chứng của các nhà triết học cổ điển Đức, tiêu biểu nhất là Cantơ và G.V.Hêghen.
Các antinomi ( mỗi antinomi hình thành từ hai phán đoán trái ngược nhau về cùng một sự vật, trong cùng một quan hệ nhưng cả hai đều đúng. Trong giới hạn nhận thức đương thời, người ta chỉ có thể chấp nhận một trong hai phán đoán đó. Antinomi là một loại mâu thuẫn biện chứng ) của Cantơ xuất hiện trên cơ sở vượt quá trình độ nhận thức có tính chất kinh nghiệm. Lần đầu tiên qua các antinomi, Cantơ đã xem các mặt đối lập là những đối lập về chất. Nhưng do không giải quyết được vấn đề các antinomi, Cantơ đã đi tới từ bỏ việc thừa nhận các mâu thuẫn khách quan. Ông xem sự tồn tại của mâu thuẫn là bằng chứng nói lên sự bất lực của con người trong việc nhận thức thế giới.
Khi nghiên cứu phép biện chứng với tư cách sự vận động và phát triển của “ý niệm tuyệt đối”, Hêghen đã kịch liệt phê phán quan điểm siêu hình về sự đồng nhất ( đã đồng nhất thì loại trừ mọi sự khác biệt và mâu thuẫn ). Ông cho rằng đó là một sự đồng nhất trừu tượng, trống rỗng, không bao hàm một nhân tố chân lý nào. Trong quan niệm của ông, bất kì sự đồng nhất nào cũng bao hàm sự khác biệt và mâu thuẫn.
Hơn nữa, Hêghen cũng là người sớm nhận ra vai trò của mâu thuẫn trong quá trình vận động và phát triển. Ông khẳng định: “mâu thuẫn là nguồn gốc của tất cả mọi sự vận động và của tất cả mọi sự sống, chỉ trong chừng mực chứa đựng trong bản thân nó một mâu thuẫn, thì nó mới vận động mới có xung lực và hoạt động”; “tất cả mọi sự vật đều có tính chất mâu thuẫn trong bản thân nó”.

moFJxuQUi0I22Us
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status