Một số giải pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT số I Sa Pa - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT số I Sa Pa



MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Đối tượng nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
PHẦN NỘI DUNG 4
Chương 1. Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý của việc chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh trong trường THPT số I huyện Sa Pa – Tỉnh Lào Cai. 4
1.1. Một số cơ sở lý luận của việc chỉ đạo 5
1.2. Một số cơ sở pháp lý của việc chỉ đạo 9
Chương 2. Thực trạng của việc chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT số I huyện Sa Pa. 11
2.1. Một số nét về trường THPT số I huyện Sa Pa – Tỉnh Lào Cai 11
2.2. Một số kết quả đã đạt được 12
2.3. Những tồn tại, khó khăn 13
2.4. Một số vấn đề đặt ra trong chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT số I huyện Sa Pa – Tỉnh Lào Cai 14
Chương 3. Những biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT số I huyện Sa Pa – Tỉnh Lào Cai 15
3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng trong trường học 15
3.2. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của người cán bộ quản lý trong việc giáo dục đạo 15
3.3. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ giáo viên trong việc giáo dục 17
3.4. Phát huy vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm 20
3.5. Phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội liên hiệp thanh niên 21
3.6. Đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống 23
3.7. Phát huy hoạt động tự quản của tập thể học sinh 24
3.8. Kết hợp giữa nhà trường - Gia đình - xã hội để giáo dục đạo đức học sinh 25
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 27
1. Một số kết luận 27
2. Một số kiến nghị - đề xuất 28
PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO
29
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

sắc những vấn đề chung của quá trình giáo dục đạo đức. Từ đó mới có những định hướng, mục tiêu sát thực, xây dựng được những chương trình, kế hoạch khả thi và có những biện pháp tổ chức chỉ đạo thích hợp để nâng cao chất lượng và hiệu quả của quản lý giáo dục nói chung, quá trình giáo dục đạo đức nói riêng.
1.6. Nội dung giáo dục đạo đức
Trong giai đoạn hiện nay, ở nước ta đang diễn ra công cuộc đổi mới sâu sắc trong phạm vi toàn xã hội. Sự nghiệp giáo dục đang được coi trọng, là "Quốc sách hàng đầu". Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho học sinh cần được coi trọng và cần thiết.
Giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức cần tăng cường giáo dục thế giới quan khoa học. Trên cơ sở tăng cường thế giới quan khoa học cần tăng cường giáo dục tư tưởng cách mạng XHCN cho học sinh. Qua giáo dục đạo đức nâng cao lòng yêu nước, tăng cường ý thức lao động và tự lao động (động cơ, thái độ đúng đắn, chăm chỉ, nỗ lực vươn lên làm chủ khoa học xã hội…). Bên cạnh đó cũng phải đồng thời tăng cường giáo dục pháp luật, giáo dục lòng thương yêu con người và hành vi ứng xử có văn hoá (không ăn nói cục cằn, thô lỗ, thiếu văn hoá, thiếu tôn trọng người khác… biết ứng xử lễ phép tế nhị, lịch sự…)
Trong nhà trường phổ thông, các phẩm chất đạo đức cần trau dồi cho học sinh một cách liên tục, khoa học, hợp lý, và được phân thành từng nhóm theo từng quan hệ xã hội: quan hệ cá nhân với xã hội, cộng đồng (trung thành với lý tưởng CNXH và CNCS, yêu nước XHCN, yêu hoà bình, tự hào dân tộc, tin yêu Đảng và kính yêu Bác Hồ…) quan hệ cá nhân với lao động (chăm chỉ học tập, say mê khoa học kỹ thuật, quý trọng lao động…) quan hệ cá nhân với bản thân, với người đúng mực, như bạn bè, đồng chí…) đồng thời cũng phải giáo dục đạo đức gia đình, quan hệ bạn bè, tình yêu.
2. Một số cơ sở pháp lý của việc chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh trong trường THPT
Trong văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII đã nêu rõ: "Nhiệm vụ mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, CNH-HĐH đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có tính tổ chức kỷ luật cao là những con người kế thừa và xây dựng CNXH vừa Hồng vừa Chuyên".
Quan điểm của Đảng về phát triển giáo dục trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 đã khẳng định: "Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, có tri thức, có sức khoẻ và thẩm mỹ… góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Điều 2 chương I của Luật Giáo dục nêu rõ: "Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Trong Điều 23 mục 2 chương II Luật Giáo dục cũng khẳng định: "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hay đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Giáo dục đạo đức học sinh phải được tiến hành bằng nhiều biện pháp, có mục tiêu phù hợp. Phải được xây dựng nội dung, kế hoạch cụ thể và được làm thường xuyên liên tục, có hệ thống mới đạt kết quả cao.
Giáo dục đạo đức cho học sinh được tiến hành bằng nhiều hình thức phong phú linh hoạt phù hợp với lứa tuổi học sinh. Thông qua các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường. Đồng thời phải biết kết hợp nhà trường - gia đình - xã hội để tạo nên sức mạnh tổng hợp. Huy động mọi nguồn lực, mọi sự hỗ trợ của tất cả các tổ chức, các cơ quan ban ngành, các đoàn thể cùng phối hợp để thực hiện tốt xã hội hoá giáo dục, góp phần nâng cao đạo đức lối sống học sinh
Nghị quyết chi bộ giáo dục huyện Sa Pa nhiệm kỳ 2005-2008 đề ra các mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ cụ thể cho công tác giáo dục, rèn luyện cho học sinh các cấp học trong ngành của huyện nói chung và học sinh THPT số 1 Sa Pa nói riêng cụ thể:
- Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương
- Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục
- Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh...
Chương 2
Thực trạng về việc
Chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh
trường THPT số i sa pa.
Huyện Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai chủ yếu là đồi núi, trình độ dân trí thấp, kinh tế chưa phát triển, hạ tầng cơ sở chưa đầy đủ thu nhập chủ yếu bằng trồng nông nghiệp, các cây chính: Ngô, Lúa nhưng chỉ trồng được một vụ, cây dược liệu: Đỗ trọng xuyên khung, thảo quả và một số cây khác. Sản xuất lương thực cung chưa đủ cầu, phần lớn ngân sách còn dựa vào Nhà nước.
1. Một số nét về trường THPT số I huyện Sa Pa – Tỉnh Lào Cai
Trường THPT số I huyện Sa Pa – Tỉnh Lào Cai là trường nằm ở trung tâm thị trấn Sa Pa thành lập từ 1966 và 2 lần chuyển vị trí, 2 lần nhập và tách cấp THCS .Cho đến năm 2004 mở thêm phân hiệu tại trung tâm cụm xã Bản Dền xã Bản Hồ huyện Sa Pa cách điểm trường chính 18 km đường đi lại rất khó khăn do đó có nhiều ảnh hưởng đến công tác quản lý dạy và học của nhà trường. Địa bàn tuyển sinh của trường gồm tất cả các xã trong huyện , ngoài ra nhà trường còn tiếp nhận các em của các gia đình làm dịch vụ du lịch từ nơi khác tới. Cho nên việc quản lý học sinh ngoài giờ học và việc liên lạc giữa nhà trường với gia đình học sinh gặp rất nhiều hạn chế.
Hiện nay trường có 12 lớp với 462 học sinh trong đó 2/5 là học sinh dân tộc (chủ yếu là dân tộc Mông,Dao,Tày..) đại đa số các em là con nông dân . Nhìn chung các em dễ bảo, ngoan, hiền, thật thà. Tuy nhiên trong trường vẫn còn có học sinh gia đình buôn bán, gia đình làm dịch vụ du lịch thường xuyên các em tiếp xúc với thị trường kinh doanh, dịch vụ, mải chơi, đua đòi... nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới mặt đạo đức của học sinh.
2. Một số kết quả đã đạt được
- Trường có 1 tổ Đảng với 6 đảng viên ghép với chi bộ phòng Giáo dục và Đào tạo, đồng chí hiệu trưởng làm phó bí thư, nhiều năm đạt tổ Đảng trong sạ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status