Định hướng giá trị của sinh viên về những phẩm chất quan trọng của người phụ nữ - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Định hướng giá trị của sinh viên về những phẩm chất quan trọng của người phụ nữ



MỤC LỤC
 
PHẦN MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I 8
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 8
1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 8
2. Cơ sở lý luận 9
3. Các khái niệm công cụ 10
3.1. Khái niệm “Giá trị” 10
3.2. Khái niệm “Định hướng giá trị” 11
3.3. Khái niệm “Sinh viên” 12
3.4. Khái niệm “Phẩm chất” 13
3.5. Khái niệm “Chuẩn mực” 13
3.6. Khái niệm “Truyền thống” 13
3.7. Khái niệm “Hiện đại” 14
CHƯƠNG II 15
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ 15
1. Định hướng giá trị của sinh viên về những phẩm chất truyền thống của người phụ nữ 15
2. Định hướng giá trị của sinh viên về những phẩm chất hiện đại của người phụ nữ 21
3. Định hướng giá trị của sinh viên về những phẩm chất lý tưởng của người phụ nữ 26
4. Kết luận - khuyến nghị 31
4.1. Kết luận 31
4.2. Khuyến nghị 32
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hái niệm công cụ
3.1. Khái niệm “Giá trị”
Khái niệm giá trị được đề cập đến và nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khoa học: Triết học, kinh tế học, đạo đức học, mĩ học, tâm lý học, xã hội học... Đây là một khái niệm đã từng được tranh luận quyết liệt nhất trong Xã hội học. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm “Giá trị”.
Từ điển Bách khoa toàn thư Xô Viết định nghĩa: “Giá trị là sự khẳng định hay phủ định ý nghĩ của các đối tượng thuộc thế giới chung quanh đối với con người, giai cấp, nhóm hay toàn bộ xã hội nói chung. Giá trị được xác định không phải bởi bản thân các thuộc tính tự nhiên mà là bởi tính chất cuốn hút ( lôi cuốn) của các thuộc tính ấy vào phạm vi hoạt động sống của con người, phạm vi các hứng thú và nhu cầu, các mối quan hệ xã hội, các chuẩn mực và cách đánh giá ý nghĩa nói trên được biểu hiện trong các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức, trong lý tưởng, tâm thể và mục đích”.
Trong từ điển Triết học của Liên Xô do N.M.Rozental chủ biên, định nghĩa “Giá trị- những định nghĩa về mặt xã hội của các khách thể trong thế giới chung quanh, nhằm nêu bật tác dụng tích cực hay tiêu cực của các khách thể ấy đối với con người và xã hội (cái lợi, cái thiện và ác, cái xấu...nằm trong những hiện tượng xã hội hay đời sống tự nhiên)”.
Từ điển Đức có nêu: “Giá trị (Triết học) là ý nghĩa tích cực của một chủ thể hay khách thể trong mối quan hệ với những chủ thể hay khách thể khác”
Trong Từ điển Tiếng Việt, giá trị được định nghĩa như sau:
1. Cái gì làm cho một vật có ích lợi, có nghĩa là đáng quý về một mặt nào đó.
2. Tác dụng, hiệu lực.
3. Lao động xã hội, kết tinh trong sản phẩm hàng hoá.
4. Số đo của một đại lượng.
Theo I.H.Fichter - nhà xã hội học Hoa Kỳ: “Tất cả cái gì có ích lợi, đáng ham chuộng, đáng kính phục đối với cá nhân hay xã hội đều có một giá trị”
Còn theo Durkheim thì “Giá trị dù có đặc tính bề ngoài đối với tất cả các thành viên của xã hội, giá trị xã hội có thuộc tính ép buộc về mặt đạo đức vì bản thân nó phụ thuộc vào hiện thực khách quan, đồng thời nó lại là một phần của chính hiện thực khách quan đó”.
Một tác giả khác có tên tuổi nổi tiếng nhất của trường phái xã hội học cơ cấu chức năng là T.Pason đã xem giá trị như là quy tắc cao nhất của hành vi, nhờ đó mà sự đồng thuận, nhất trí được thực hiện cả trong nhóm nhỏ lẫn trong xã hội tổng quát. Giá trị tham gia vào việc định hướng giá trị của hệ thống xã hội, nó quyết định xu hướng hành động xã hội. Do vậy, giá trị cũng là cái chức năng tất yếu của xã hội để duy trì và hình thành trật tự xã hội.
Có thể nói “Giá trị định hướng hành vi của con người trong đời sống xã hội theo xu hướng xác định, đồng thời nó kích thích, thúc đẩy và điều chỉnh những hành động nhằm đạt tới mục tiêu cụ thể. Giá trị như là chiếc đèn dẫn đường cho các chủ thể hoạt động nhận thức được cách thức liên hệ trong các quan hệ xã hội, nó giúp cho cá nhân gia nhập vào hệ thống văn hoá xã hội nó đồng thời bổ sung cho tính liên tục và đa dạng của các nền văn hoá nhờ vào loại liên hệ căn bản trong tương tác xã hội, chính vì thế mà các nhà xã hội học cho rằng giá trị là hạt nhân của văn hoá” (Định hướng giá trị của sinh viên con em cán bộ khoa học. Vũ Hào Quang –Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Trang 26-27).
3.2. Khái niệm “Định hướng giá trị”
Theo Từ điển Bách Khoa toàn thư Xô Viết “Định hướng giá trị” là:
Cơ sở tư tưởng, chính trị, đạo đức, thẩm mĩ giúp chủ thể đánh giá thực tại xung quanh và định hướng trong thực tại đó.
Phương pháp phân loại các khách thể của cá nhân theo giá trị của chúng. Định hướng giá trị hình thành thông qua sự chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội và thể hiện trong các mục đích, tư tưởng, chính kiến, ham muốn...của nhân cách. Trong cấu trúc của hoạt động con người, định hướng giá trị gắn với gắn liền với các đặc điểm nhận thức và ý chí của nhân cách. Hệ thống định hướng giá trị tạo thành nội dung xu hướng của nhân cách và là cơ sở bên trong các mối quan hệ giữa cá nhân với thực tại.
Sự phát triển định hướng giá trị là dấu hiệu của sự chín muồi nhân cách, là chỉ tiêu đo đạc tính xã hội của nhân cách...
Trong từ điển “Tâm lý học tóm tắt” của Liên Xô, tác giả A.V Petrocski, MG Jrosevski quan niệm: “Định hướng giá trị là cách chủ thể sử dụng để phân biệt với các sự vật theo ý nghĩa của chúng đối với chính mình từ đó hình thành nội dung cơ bản của xu hướn, động cơ hoạt động. Như vậy, trong định hướng giá trị của cơ quan hệ đến cái mặt nhận thức, ý chí và cảm xúc trong sự phát triển nhân cách.
Tác giả Ladov cho rằng: “Định hướng giá trị là những biểu tượng của con người về những mục đích chủ yếu của cuộc đời và các phương tiện cơ bản đạt những mục tiêu ấy. Định hướng giá trị đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng các chương trình hành vi (ứng xử) lâu dài. Chúng hình thành trên cơ sở những nhu cầu của chủ thể về việc nắm vững những hình thức cơ bản của hoạt động sống trong những hình thức cơ bản của hoạt động sống trong những điều kiện lịch sử cụ thể xác định và do tính chất của các quan hệ xã hội quy định. Các quan hệ xã hội này là nguồn gốc khách quan hình thành những nhu cầu ấy”.
Các nhà tâm lý học xã hội thì cho rằng: Hệ thống định hướng giá trị phản ảnh hệ tư tưởng và văn hoá của xã hội cơ sở bên trong của những quan hệ giữa con người đối với những giá trị khác nhau có tính vật chất, chính trị, tinh thần và đạo đức. Định hướng giá trị của nhóm hình thành trong quá trình hoạt động cùng nhau (phụ thuộc vào vị trí của nhóm trong hệ thống cá quan hệ xã hội).
3.3. Khái niệm “Sinh viên”
Thuật ngữ “sinh viên” được bắt nguồn từ một từ gốc Latinh: “Students” với nghĩa là người làm việc, học tập, tìm hiểu, khai thác tri thức (Từ điển Bách khoa thư- tiếng Nga).
Hiểu theo nghĩa thông thường thì “Sinh viên” là những người đang học trong các trường Đại học, cao đẳng.
3.4. Khái niệm “Phẩm chất”
Phẩm chất là cái làm nên giá trị của người hay vật ( Từ điển Tiếng Việt –Minh Tân, Thanh Nghi, Xuân Lãm-NXB Thanh Hoá, trang 1025 )
3.5. Khái niệm “Chuẩn mực”
Chuẩn mực là một quy tắc hành vi có giá trị phổ biến mà việc tuân thủ nó được những thành viên khác của xã hội trông đơị và thừa nhận. Như vậy, nó nói lên đặc biệt rõ cái cần, cái nghĩa vụ và mệnh lệnh đối với hànhvi.
Chuẩn mực là khả biến trong phạm vi một nền văn hoá hay giữa các nền văn hoá, mặc dù mang tính nghĩa vụ hàm ẩn nó vẫn chỉ ra một sự tương đối.
(Từ điển Xã hội học- G.Endruweit và G.Trommsdorff- NXB Thế Giới)
Trong đời sống xã hội, chuẩn mực được hiểu là những quy ước chung của cả cộng đồng hay một nhóm hạn hẹp, có thể công khai hay ngầm ẩn, song được mọi người chia sẻ về mặt hành vi. với chức năng là điểm tựa cho hành vi, chuẩn mực xã hộ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status