Nhận thức và thái độ của Sinh viên Đại học Văn Hiến về cuộc sống độc thân - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Nhận thức và thái độ của Sinh viên Đại học Văn Hiến về cuộc sống độc thân



Theo thông tin của các nhà khoa học Mỹ, trong các tế bào đề kháng của người sống cô đơn có vai trò tích cực của tập hợp gien hơi khác người thích sống có đôi. Trong công trình nghiên cứu mới nhất của mình, các nhà khoa học thuộc Đại học California ở Los Angeles và Đại hoc Chicago khẳng định rằng, người thích cuộc sống độc thân có tới 209 gien thuộc các tế bào đề kháng khác hẳn số đông về phương diện chức năng hoạt động. Cụ thể, có tới 78 gien có đặc điểm tích cực thái quá, chúng chủ yếu tham gia hoạt hóa hệ đề kháng và điều chỉnh các quá trình viêm nhiễm, tức tuyến phòng thủ đầu tiên trước các bệnh lây nhiễm của cơ thể. Có 131 gien điều chỉnh hoạt động của hệ miễn dịch không đủ tiêu chuẩn tích cực.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

độ của sinh viên đối với đời sống độc thân như thực trạng, nguyên nhân, hậu quả.
Chỉ nghiên cứu sinh viên trong trường ĐH DL Văn Hiến ở Tp HCM
Trên cơ sở rút ra những kết luận và đưa ra kiến nghị.
Về thời gian: 1 tháng, cụ thể như sau
Tuần 1 : Soạn đề cương nghiên cứu.
Tuần 2 : Nghiên cứu tài liệu và soạn phiếu thăm dò.
Tuần 3 : Khảo sát thực tế.
Tuần 4 : Viết cơ sở lí luận, xử lí số liệu và hoàn thành bài tiểu luận.
Về không gian: Chỉ khảo sát trong trường ĐH DL Văn Hiến.
VII. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc sách báo, tham khảo các bài tiểu luân, luận văn của các sinh viên khóa trước trên thư viện của trường ĐH DL Văn Hiến. Thu thập và chọn lọc các thông tin trên mạng.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra bằng phát phiếu thăm dò.
Phương pháp xử lí thống kê: Tính tỷ lệ %, phân tích nội dung.
CƠ SỞ LÍ LUẬN
I.Các khái niệm, định nghĩa.
1.Nhận thức
Theo từ điển tiếng Việt: Nhận thức là quá trình hay kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy, quá trình con người nhận biết, hiểu biết về thế giới khách quan, hay kết quả của quá trình đó. Nâng cao nhận thức, có nhận thức đúng, hay nhận thức sai lầm. Nhận ra và biết được hiểu được, nhận thức được vấn đề, nhận thức rõ khó khăn và thuận lợi.
Theo PGS.TS Trần Tuấn Lộ: Nhận thức là hoạt động tâm lý nhằm mục đích biết được một sự vật hay một hiện tượng nào đó là gì, là như thế nào bằng các giác quan để có những cảm giác và tri giác hay tư duy tưởng tượng.
+ Nhận thức là một hoạt động chủ thể hướng vào đối tượng nhằm mục đích biết và hiểu đối tượng cũng như biết và hiểu chính mình.
+ Nhận thức là một trong ba đời sống tâm lý con người, nó là tiền đề của hai mặt kia và đồng thời có quan hệ chặt chẽ với nhau và với hiện tượng tâm lý khác
+ Nhận thức là tiến trình chon lọc, diễn dịch, phân tích và hợp nhất các kích thích gây ra phản ứng ở các giác quan của ta
Ngày nay đa số cho rằng nhận thức là một quá trình tiếp cận và tiến gần đến chân lý nhưng không ngừng ở mức độ nào, vì còn nhiều điều mà chúng ta chưa hiểu hết được, cần loại bỏ cái sai, không khớp với hiện thực và liên tục đi từ bước này sang bước khác để hoàn thiện hơn.
2. Thái độ
Theo từ điển tiếng Việt: Thái độ là tổng thể nói chung những biểu hiện bên ngoài (bằng nét mặt cử chỉ, lời nói, hành động) của ý nghĩ, tình cảm với ai hay đối với sự việc nào đó: có thái độ hống hách, hay niềm nở, hay không bằng lòng, hay giữ im lặng. Là cách nghĩ cách nhìn và cách hành động theo một hướng nào đó trước một vấn đê một tình hình như xây dựng thái độ lao động mới, thái độ học tập đúng đắn, thái độ hoài nghi thiếu tin tưởng.
Theo tâm lý học xã hội: Thái độ là sự sẵn sang ổn định của cá nhân để phản ứng với một tình huống hay một phức thể tình huống, thái độ vốn có xu hướng rõ rệt hình thành quy luật nhất quán cách xử thế của mỗi cá nhân.
Lênin định nghĩa: Thái độ là một bộ phận của lĩnh vực tình cảm phản ánh quan hệ của cá nhân với hiện thực. Nó được quyết định bởi thế giới quan của cá nhân cho nên cũng phản ánh tồn tại xã hội, chịu ảnh hưởng bởi ý thức giai cấp, của tâm lý xã hội, của dư luận xã hội và tập thể xã hội. Nó thường không phải là những đáp ứng được biểu lộ một cách rõ rang hay trực tiếp mà là những ý nghĩ đang chuển hóa thành hành động.
3. Mối tương quan giữa nhận thức và thái độ
Nhận thức và thái độ đều phản ánh hiện thực khách quan cơ bản nhất của hiện thực xã hội và mang tính chủ thể sâu sắc. Mặc dù vậy hai quá trình cũng có những nét riêng biệt: nhận thức thì phản ánh những thuộc tính và các mối quan hệ của bản thân thế giới, còn thái độ thì thể hiện mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng với nhu cầu động cơ của con người. Nhận thức và thái độ có quan hệ gắn bó với nhau, hai quá trình tâm lý cơ bản này tạo nên cấu trúc của hiện tượng ý thức.
Thái độ chính là một phần trong biểu hiện tình cảm, mà nhận thức và tình cảm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhận thức là cơ sở của tình cảm, tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích con người tìm tòi chân lý. Tình cảm là thái độ thể hiện sự rung cảm cảu con người đối với sự vật hiện tượng có lien quan đến nhu cầu cảu họ. Vì vậy nhận thức có mối liên hệ với thái độ.
Nhận thức chi phối thái độ, nhận thức là cơ sở nền tảng nảy sinh thái độ. Con người phải có thông tin về đối tượng để có thái độ nhất định đối với đối tượng đó. Trước một sự vật hiện tượng nào chúng ta luôn luôn phải suy nghĩ để biết, hiểu nó là cái gì, nó như thế nào và có ý nghĩa gì trong cuộc sống nơi mà nó đang tồn tại. Biết đối tượng là gì, có quan trọng, có ý nghĩa gì đối với mình hay không để từ đó xuất hiện thái độ tích cực hay tiêu cực với đối tượng để tránh xảy ra những thái độ không như mong muốn.
Thái độ chịu sự chi phối của nhận thức nhưng nó cũng tác động ngược lại nhận thức. Khi chúng ta có thái độ tích cực với một vấn đề cụ thể thì nhu cầu hứng thú nhận thức của chủ thể được nâng lên. Nhưng có nhiều khi con người lại không như vậy nhiều lúc nhận thức đúng nhưng nhưng không có thái độ tích cực và ngược lại có thái độ đúng nhưng lại bị hạn chế về mặt nhận thức.
4. Sinh viên
4.1 Khái niệm
Danh từ sinh viên hiện nay đang dùng để gọi những người theo học các trường đại học, trên thế giới sinh viên đều được hiểu theo nghĩa tiếng Pháp (étudiant) có nghĩa là người nghiên cứu. Tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga... cũng đồng nghĩa như vậy. Danh từ “étudiant” của tiếng Pháp phát sinh từ danh từ mẹ là “etude” (sự nghiên cứu), ngữ nguyên ở tiếng La Tinh là “stadium” nghĩa là: sự vận dụng trí não để học hỏi hiểu biết và đào sâu một vấn đề.
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, thì nghiên cứu là xem xét, tìm hiểu kĩ lưỡng để nắm vững vấn đề, giải quyết vấn đề hay để rút ra những hiểu biết mới. Để nghiên cứu một vấn đề, người nghiên cứu (sinh viên) cần có hai điều kiện cǎn bản: Phải nắm vững phần kiến thức tổng quát và phải biết vận dụng sự tìm tòi suy nghĩ độc lập cửa bản thân mình.
4.2 Đặc điểm của sinh viên
Sinh viên hầu hết là những người có độ tuổi từ 18- 25, là những người đang học tập ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Theo tâm lý học phát triển Sinh viên thuộc độ tuổi thanh niên lớn, là những người có đặc điểm hoàn thiện về sinh lý, chín muồi về mặt xã hội, được xã hội thừa nhận, có nghĩa vụ công dân. Hoạt động chủ đạo của sinh viên là học nghề nghiệp, chuẩn bị lao động, hoạt động xã hội chuẩn bị lập gia đình và có cuộc sống riêng.
+ Sinh viên là lớp thanh niên có trí tuệ, tiềm lực, sức khỏe, năng lực và thể lực, luôn hướng về những ước mơ hoài bão, những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, họ là những người nhạy cả...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status