Nghiên cứu khả năng chống oxi hóa của một số thực vật trên mỡ cá basa - pdf 16

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm kiếm các loài thực vật có hoạt tính chống oxi hóa cao và nghiên cứu cách bảo quản mỡ cá basa bằng các chất chống oxi hóa trích ly từ các loài thực vật vừa tìm được. Sử dụng phương pháp lực chống oxi hóa bằng cách khử sắt (Ferric Reducing Antioxidant Power-FRAP) và phương pháp Folin-Ciocalteau, các loài thực vật như cau, lá trà, lá ổi thể hiện hoạt tính chống oxi hóa cao nhất trong số các thực vật được khảo sát. Cũng dùng hai phương pháp trên, khi trích ly các chất chống oxi hóa từ thực vật, phương pháp trích ly nóng ở 40oC trong 4h cho hiệu suất trích ly tương đương phương pháp trích ly tĩnh ở nhiệt độ thường trong 3 ngày. Khảo sát hoạt tính chống oxi hóa của dịch trích từ lá trà già trên các dung môi methanol, ethanol, acetone, diethyl ether cho thấy trích ly bằng dung môi methanol cho hiệu suất trích ly cao nhất. Dùng phần mềm Excel và áp dụng phương pháp tối ưu hóa theo dường dốc nhất, kết quả cho thấy điều kiện trích ly tối ưu các chất chống oxi hóa trong lá trà là tỷ lệ nguyên liệu/dung môi =1/30(w/v), thời gian trích ly 130 phút, nhiệt độ trích ly 50oC. Bằng cách đo chỉ số peroxide(PV) và chỉ số acid(AV) của mỡ cá basa liên tục trong 8 ngày ở điều kiện gia tốc 55C, kết quả cho thấy ở nồng độ 1600 ppm, chất chống oxi hóa từ trà xanh cho hiệu quả chống oxi hóa cao hơn mỡ cá basa được bảo quản bằng BHT nồng độ 200ppm.


Các file đính kèm theo tài liệu này:

[*:38s18rhn]Antioxidant.doc[/*:m:38s18rhn]
[*:38s18rhn]CHUONG.doc[/*:m:38s18rhn]
[*:38s18rhn]Loi mo dau.doc[/*:m:38s18rhn]
[*:38s18rhn]Muc luc.doc[/*:m:38s18rhn]
[*:38s18rhn]Tom tat ket qua.doc[/*:m:38s18rhn]

Link download:
h4cAp80Ux750c7n
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status