Bài giảng Bộ nguồn máy tính Power Supply Unit - PSU - pdf 17

Download miễn phí Bài giảng Bộ nguồn máy tính Power Supply Unit - PSU



MỤC LỤC:
1/ Định nghĩa, phân loại bộ nguồn
2/ Đặc điểm bộ nguồn
3/ Các chuẩn bộ nguồn hiện nay
4/ Nguyên lý hoạt động của bộ nguồn
5/ Vai trò của bộ nguồn
6/ Các kết cấu đầu ra của bộ nguồn
7/ Các đường điện trong nguồn máy tính
8/ Công suất và hiệu suất bộ nguồn
9/Điều khiển bộ nguồn máy tính
10/ Giải nhiệt trong nguồn
11/ Lọc nhiễu trong bộ nguồn
12/ Thế nào là bộ nguồn máy tính tốt
Phụ lục 1: Giới thiệu một số bộ nguồn và giá cả hiện tại
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

BỘ NGUỒN MÁY TÍNH
POWER SUPPLY UNIT - PSU
MỤC LỤC:
1/ Định nghĩa, phân loại bộ nguồn
2/ Đặc điểm bộ nguồn
3/ Các chuẩn bộ nguồn hiện nay
4/ Nguyên lý hoạt động của bộ nguồn
5/ Vai trò của bộ nguồn
6/ Các kết cấu đầu ra của bộ nguồn
7/ Các đường điện trong nguồn máy tính
8/ Công suất và hiệu suất bộ nguồn
9/Điều khiển bộ nguồn máy tính
10/ Giải nhiệt trong nguồn
11/ Lọc nhiễu trong bộ nguồn
12/ Thế nào là bộ nguồn máy tính tốt
Phụ lục 1: Giới thiệu một số bộ nguồn và giá cả hiện tại
Định nghĩa bộ nguồn:
Nguồn máy tính (Power Supply Unit hay PSU) là một thiết bị cung cấp điện năng cho bo mạch chủ, ổ cứng và các thiết bị khác..., đáp ứng năng lượng cho tất cả các thiết bị phần cứng của máy tính hoạt động.
Bộ nguồn ATX
Các bộ nguồn khi xuất xưởng phải có tem chứng nhận chất lượng với các thông số về điện thế, công suất:
Tem thông số của bộ nguồn
Phân loại nguồn máy tính:
Nguồn máy tính được chia ra làm 3 loại : 1) Nguồn AT ( cho Loại máy Pentium II ) Bộ nguồn AT nối với Mainboard bằng một đầu nối kép,mỗi đầu có 6 dây, và có nhiều đầu nối 4 dây với 2 loại kích cỡ ( loại lớn để cấp nguồn cho HDD, CD-ROM,.... loại nhỏ cấp nguồn cho FDD). Công tắc nguồn của CASE được nối trực tiếp vào bộ nguồn, Loại này khi Shut down máy tính thì phải bật tắt nguồn. Các thiết bị xuất nhập ( in/out ) được nối với Mainboard nhờ các dây nối trung gian. 2) Nguồn ATX ( cho loại máy Pentium III ) Cáp nối bộ nguồn ATX với Mainboard chỉ có một đầu dây nối 20 dây. và có nhiều đầu nối 4 dây với 2 loại kích cỡ ( loại lớn để cấp nguồn cho HDD, CD-ROM,.... loại nhỏ cấp nguồn cho FDD). Dây công tắc được nối với Mainboard để kích nguồn. Loại này khi Shut down máy tính thì không phải bật tắt nguồn, nó tự động tắt điện. Các dầu nối ( in/out ) được thiết kế sẵn trên Mainboard. 3) Nguồn Micro ATX ( cho loại máy Pentium IV ) Do thiết kế Mainboard của các máy Pentium IV có khác về kiểu cấp nguồn điện nên Micro ATX đã được thiết kế dành riêng cho chúng. Về cơ bản Micro ATX giống với ATX nghĩa là bộ nguồn được nối với Mainboard bằng một đầu nối kép,mỗi đầu có 6 dây, và có nhiều đầu nối 4 dây với 2 loại kích cỡ ( loại lớn để cấp nguồn cho HDD, CD-ROM,.... loại nhỏ cấp nguồn cho FDD), nhưng Micro ATX có thêm một đầu nối 4 dây được bố trí theo hình vuông để cấp nguồn riêng cho CPU, Loại này khi Shut down máy tính thì không phải bật tắt nguồn, nó tự động tắt điện.
4) Nguồn BTX: Tương tự như nguồn ATX nhưng có thiết kế gọn gàng và công suất cao hơn với nhiều đầu cấp nguồn tuy nhiên chưa được sử dụng rộng rãi
Bộ nguồn BTX
Đặc điểm của bộ nguồn:
Nguồn máy tính là loại nguồn phi tuyến, khác với nguồn tuyến tính ở chỗ:
Nguồn tuyến tính (thường cấu tạo bằng biến áp với cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp) cho điện áp đầu ra phụ thuộc vào điện áp đầu vào.
Nguồn phi tuyến cho điện áp đầu ra ổn định ít phụ thuộc vào điện áp đầu vào trong giới hạn nhất định cho phép.
Các chuẩn của bộ nguồn hiện nay:
Chuẩn thống trị hiện nay trên máy tính để bàn nói chung chính là ATX (Advanced Technology Extended) 12V, được thiết kế bởi Intel vào năm 1995 và đã nhanh chóng thay thế chuẩn AT cũ bởi nhiều ưu điểm vượt trội. Nếu như với nguồn AT, việc kích hoạt chế độ bật được thực hiện qua công tắc có bốn điểm tiếp xúc điện thì với bộ nguồn ATX bạn có thể bật tắt bằng phần mềm hay chỉ cần nối mạch hai chân cắm kích nguồn (dây xanh lá cây và một trong các dây Ground đen). Các nguồn ATX chuẩn luôn có công tắc tổng để có thể ngắt hoàn toàn dòng điện ra khỏi máy tính. ATX có 5 nhánh thiết kế chính: + ATX: jack chính 20 chân (thường dùng cho Pentium III hay Athlon XP).
Jack nguồn 20 chân
+ WTX: jack chính 24 chân, dùng cho Pentium II, III Xeon và Athlon MP.
Jack nguồn 24 chân chính
+ ATX 12V: jack chính 20 chân, jack phụ 4 chân 12v (Pentium 4 hay Athlon 64).
Jack nguồn 20 chân chính, 4 chân phụ
+ EPS12V: jack chính 24 chân, jack phụ 8 chân dùng cho các hệ thống Xeon + ATX12V 2.0: jack chính 24 chân, jack phụ 4 chân (Pentium 4 775 và các hệ thống Athlon 64 PCI-Express)
Gần đây xuất hiện một chuẩn mới với tên gọi BTX (Balanced Technology Extended) có cách sắp xếp các thành phần bên trong máy hoàn toàn khác với ATX hiện nay, cho phép các nhà phát triển hệ thống có thêm tùy chọn nhằm giải quyết vấn đề nhiệt lượng, độ ồn… Chuẩn BTX được thiết kế tối ưu cho những công nghệ mới hiện nay như SATA, USB 2.0 và PCI Express. Yếu tố xử lý nhiệt độ trong máy tính BTX được cải tiến rất nhiều: hầu hết các thành phần tỏa nhiệt chính đều được đặt trong luồng gió chính nên sẽ tránh việc phải bổ sung các quạt riêng cho chúng (sẽ gây tốn thêm năng lượng, tăng độ ồn và chật chội không cần thiết). Hiện tại bạn có thể tìm thấy một vài bộ nguồn với tem chứng nhận hỗ trợ BTX nhưng không nhiều vì chưa thông dụng.
Nguyên lý hoạt động:
Từ nguồn điện dân dụng (110Vac/220Vac xoay chiều với tần số 50/60Hz) vào PSU qua các mạch lọc nhiễu loại bỏ các nhiễu cao tần, được nắn thành điện áp một chiều. Từ điện áp một chiều này được chuyển trở thành điện áp xoay chiều với tần số rất cao, qua một bộ biến áp hạ xuống thành điện áp xoay chiều tần số cao ở mức điện áp thấp hơn, từ đây được nắn trở lại thành một chiều. Sở dĩ phải có sự biến đổi xoay chiều thành một chiều rồi lại thành xoay chiều và trở lại một chiều do đặc tính của các biến áp: Đối với tần số cao thì kích thước biến áp nhỏ đi rất nhiều so với biến áp ở tần số điện dân dụng 50/60Hz.
Nguồn máy tính được lắp trong các máy tính cá nhân, máy chủ ,máy tính xách tay. Ở máy để bàn hay máy chủ, bạn có thể nhìn thấy PSU là một bộ phận có rất nhiều đầu dây dẫn ra khỏi nó và được cắm vào bo mạch chủ, các ổ đĩa, thậm chí cả các card đồ họa cao cấp. Ở máy tính xách tay PSU có dạng một hộp nhỏ có hai đầu dây, một đầu nối với nguồn điện dân dụng, một đầu cắm vào máy tính xách tay.
Nguồn máy tính cung cấp đồng thời nhiều loại điện áp: +12V, - 12V, +5V, +3,3V... với dòng điện định mức lớn.
Sơ đồ khối bộ nguồn ATX
Vai trò của bộ nguồn
Nguồn máy tính là một bộ phận rất quan trọng đối với một hệ thống máy tính, tuy nhiên có nhiều người sử dụng lại ít quan tâm đến. Sự ổn định của một máy tính ngoài các thiết bị chính (bo mạch chủ, bộ xử lý, bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, ổ cứng...) phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn máy tính bởi nó cung cấp năng lượng cho các thiết bị này hoạt động.
Một nguồn chất lượng kém, không cung cấp đủ công suất hay không ổn định sẽ có thể gây lên sự mất ổn định của hệ thống máy tính (cung cấp điện áp quá thấp cho các thiết bị, có nhiều nhiễu cao tần gây sai lệch các tín hiệu trong hệ thống), hư hỏng hay làm giảm tuổi thọ các thiết bị (nếu cung cấp điện áp đầu ra cao hơn điện áp định mức).
Các kết nối đầu ra của nguồn
Nguồn máy tính không thể thiếu các đầu dây cắm cho các thiết bị sử dụng năng lượng cung cấp từ nó. Các kết nối đầu ra của nguồn máy tính bao gồm:
Đầu cắm vào bo mạch chủ (motherboard connector): là đầu cắm có 20 ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status