Quản trị hoạt động sản xuất - pdf 17

Download miễn phí Đề tài Quản trị hoạt động sản xuất



Phương pháp toạ độ trung tâm :
Phương pháp này chủ yếu dùng để lựa chọn địa điểm đặt doanh nghiệp trung tâm hay kho hàng trung tâm có nhiệm vụ cung cấp hàng hoá cho địa điểm tiêu thụ khác nhau. Mục tiêu là tìm vị trí sao cho tổng quãng đường vận chuyển lượng hàng hoá đến các địa điểm tiêu thụ là nhỏ nhất. Phương pháp toạ độ trung tâm coi chi phí tỷ lệ thuận với khối lượng hàng hoá và khoảng cách vận chuyển. Phương pháp này càn dùng một bản đồ có tỷ lệ xích nhất định. Bản đồ đó được đặt vào trong một hệ toạ độ hai chiều để xác định vị trí trung tâm.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ích, sự tồn tại và tăng trưởng trong một điều kiện kinh doanh năng động.
Do đó có thể nói rằng quản trị sản xuất và tác nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động của doanh nghiệp. Nếu quản trị tốt, ứng dụng các phương pháp quản trị khoa học thì sẽtạo khả năng sinh lợi lớn cho doanh nghiệp. Ngược lại nếu quản trị xấu sẽ làm cho doanh nghiệp thua lỗ, thậm chí có thể bị phá sản.
II.Hệ thống bố trí sản xuất
2.1.Xác định địa điểm nhà máy :
2.1.1 Mục đích của xác định địa điểm
Xác định vị trí đặt doanh nghiệp hay nhà máy là một nội dung cơ bản trong quản trị sản xuất. Thông thường khi nói đến xác định địa điểm doanh nghiệp là nói đến việc xây dựng một doanh nghiệp mới. Tuy nhiên, trong thực tế những quyết định xác định địa điểm doanh nghiệp lại xảy ra một cách khá phổ biến đối với doanh nghiệp đang hoạt động. Đó là việc tìm thêm những địa điểm mới đê xây dựng các chi nhánh, phân xưởng, cửa hàng, đại lý mới,... Hoạt động này đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp dịch vụ, việc bố trí doanh nghiệp hợp lý về mặt kinh tế − xã hội tạo điều kiện rất thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sau này và góp phần nâng cao hiệu quả quá trình sản xuất − kinh doanh của doanh nghiệp. Địa điểm bố trí doanh nghiệp có ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động và lợi ích của doanh nghiệp, đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế − xã hội và dân cư trong vùng, góp phần củng có và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Vì vậy, chọn địa điểm bố trí doanh nghiệp là một tất yếu trong quản trị.
Xác định địa điểm doanh nghiệp là quá trình lựa chọn vùng và địa điểm bố trí doanh nghiệp, nhằm đảm bảo thực hiện những mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đã lựa chọn. Đây là nội dung cơ bản của chọn địa điểm đặt doanh nghiệp. chúng có thể được thực hiện đồng thời trong cùng một bước hay tách riêng tuỳ từng trường hợp vào qui mô và tính phức tạp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động này khá phức tạp, có nội dung rộng lớn đòi hỏi phải có cách nhìn tổng hợp, đánh giá toàn diện trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội, văn hoá, công nghệ,... Mỗi phương án đưa ra là sự kết hợp kiến thức của rất nhiều chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau, đòi hỏi phải rất thận trọng.
Khi tiến hành hoạch định địa điểm bố trí các doanh nghiệp, thường đứng trước các lựa chọn khác nhau. Mỗi cách lựa chọn phụ thuộc chặt chẽ vào tình hình cụ thể và mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể khái quát hoá thành một số cách lựa chọn chủ yếu sau đây:
− Mở thêm những doanh nghiệp hay bộ phận, chi nhánh, phân xưởng mới ở các địa điểm mới, trong khi vẫn duy trì năng lực hiện có.
− Mở thêm chi nhánh, phân xưởng mới trên các địa điểm mới, đồng thời tăng qui mô sản xuất của doanh nghiệp.
− Đóng cửa doanh nghiệp ở một vùng và chuyển sang vùng mới. Đây là trường hợp bắt buộc và rất tốn kém, đòi hỏi phải có sự cân nhắc so sánh thận trọng giữa chi phí đóng cửa và lợi ích của địa điểm mới đem lại trước khi ra quyết định.
Các doanh nghiệp và tổ chức hoạt động ở lĩnh vực khác nhau đều có mục tiêu xác định địa điểm không giống nhau.
Đối với các đơn vị kinh doanh sinh lợi thì đặt lợi ích tối đa là mục tiêu chủ yếu khi xây dựng phương án định vị. Xác định địa điểm doanh nghiệp luôn là một trong những giải pháp quan trọng có tính chiến lược lâu dài để nâng cao khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Trong thực tế, tuỳ từng trường hợp mà mục tiêu xác định địa điểm của doanh nghiệp được đặt ra rất cụ thể như: Tăng doanh số bán; mở rộng thị trường; huy động các nguồn lực tại chỗ; hình thành cơ cấu sản xuất đày đủ; tận dụng môi trường kinh doanh thuận lợi;...
Đối với các tổ chức phi lợi nhuận, mục tiêu quan trọng nhất của xác định địa điểm doanh nghiệp là đảm bảo cân đối giữa chi phí lao động xã hội cần thiết bỏ ra và mức thoã mãn nhu cầu khách hàng về các dịch vụ cung cấp cho xã hội.
Tóm lại, mục tiêu cơ bản của xác định địa điểm doanh nghiệp đối với tất cả các tổ chức là tìm địa điểm bố trí so cho thực hiện được những nhiệm vụ chiến lược mà tổ chức đó đặt ra.
2.1.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn địa điểm
a. Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn vùng.
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quyết định xác định địa điểm doanh nghiệp. Tuy nhiên, vai trò và tầm quan trọng của các nhân tố không giống nhau. Khi xây dựng phương án xác định địa điểm doanh nghiệp càng tập trung phân tích, đánh giá những nhân tó quan trọng nhất. Trên cơ sở phân tích, đánh giá dó để xác định, lựa chọn được vùng và địa điểm thích hợp nhất để phân bố doanh nghiệp.
Thị trường tiêu thụ:
Trong điều kiện phát triển như hiện nay, thị trường tiêu thụ trở thành một nhân tố quan trọng nhất tác động đến quyết định địa điểm doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường coi việc bố trí gần nơi tiêu thụ là một bộ phận trong chiến lược cạnh tranh của mình. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh lực dịch vụ, doanh nghiệp gần thị trường có lợi thế cạnh tranh. Để xác định địa điểm đặt doanh nghiệp, cần thu thập, phân tích, xử lý các thông tin thị trường như: Dung lượng thị trường; cơ cấu và tính chất của nhu cầu; xu hướng phát triển của thị trường; tính chất và tình hình cạnh tranh; đặc điểm sản phẩm và loại hình kinh doanh...
Nguồn nguyên liệu
Nguyên liệu có ảnh hưởng lớn đến quyết định địa điểm doanh nghiệp như:
− Chủng loại, số lượng và qui mô nguồn nguyên liệu. Đối với nhiều loại hình sản xuất kinh doanh, việc phân bố doanh nghiệp gần nguồn nguyên liệu là đòi hoi tất yếu do tinh chất của ngành. Chẳng hạn, các ngành khai khoáng luôn chịu sự ràng buôc chặt chẽ vào địa điểm và qui mô nguồn nguyên liệu sẵn có.
− Chất lượng và đặc điểm của nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Một số doanh nghiệp để hoạt động có hiệu quả cần đặt gần vùng nguồn nguyên liệu; một số khác do yêu cầu về phương tiện, khối lượng vận chuyển và tính chất cồng kềnh, dễ vở, khó vận chuyển, khó bảo quản của nguyên liệu, đòi hỏi doanh nghiệp phải đặt gần nguồn nguyên liệu như: doanh nghiệp chế biến nông sản, sản xuất xi măng,...
Nhân tố lao động
Thường doanh nghiệp đặt ở đâu thì sử dụng nguồn lao động tại đó là chủ yếu. đặc điểm của nguồn lao động như khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng lao động, trình độ chuyên môn, tay nghề ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau này.
Nguồn lao động dồi dào, được đào tạo, có trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề cao là một trong những yếu tố thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp. Có nhiều ngành cần lao động phổ thông phải được phân bố gần nguồn lao động như những khu dân cư; nhưng...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status