Tổng quan Android 3.0 dành cho người dùng mới - pdf 17

Download miễn phí Tổng quan Android 3.0 dành cho người dùng mới



Mỗi thiết bị chạy Android có thể được đăng nhập bởi nhiều
Google Account khác nhau. Khi đã thiết lập một tài khoản
Google, bạn sẽ được đồng bộ hóa dữ liệu từ các dịch vụ của
Google xuống máy tính bảng cũng như cập nhật các thay đổi
mà bạn thực hiện trên tablet sang những thiết bị khác.
Những thiết lập cao cấp hơn dành cho các máy chủ doanh
nghiệp sẽ không được đề cập tại đây.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Tổng quan Android 3.0 dành cho người dùng mới
0 Comment Size- Size+ 25/4/2011 Mobile RSS
Android 3.0 là một trong những hệ điều hành đầu tiên
được thiết kế riêng cho các máy tính bảng. Hệ điều hành
này hứa hẹn mở ra một tương lai mới cho máy tính cá
nhân với sự tham gia của nhiều nhà sản xuất cũng như
giá thành thiết bị không quá cao. Bài viết sau sẽ cung cấp
cho bạn những thông tin cơ bản để làm quen với chiếc
máy tính bảng sử dụng Android Honeycomb.
1. Giới thiệu sơ lược về Android Honeycomb
Android Honeycomb được giới thiệu cách đây khá lâu, tuy
nhiên thiết bị đầu tiên sử dụng hệ điều hành này được bán ra
thị trường là chiếc Motorola Xoom (tháng 2/2011). Android
Honeycomb được Google xác định là một hệ điều hành chỉ
dành cho máy tính bảng. Từ giao diện, biểu tượng, thông
báo cho đến các ứng dụng hệ thống đều được Google tối ưu
hóa để sử dụng trên một màn hình kích thước lớn. Android
3.0 có nhiều điểm tương đồng với các phiên bản Android
dành cho điện thoại di động nên nếu bạn đã sử dụng qua một
chiếc Android phone thì bạn sẽ không mất nhiều thời gian
để làm quen với Android 3.0
2. Các thành phần chính của giao diện
Giao diện trên Android Honeycomb bao gồm những thành
phần chính sau:
+ Màn hình khóa (Lockscreen): Nơi đầu tiên bạn thấy sau
khi nhấn nút Unlock trên máy. Để mở khóa, bạn trượt vòng
tròn nhỏ ra phía đường tròn lớn, không nhất thiết phải để
vòng tròn nhỏ trùng với hình ổ khóa.
+ Cụm phím điều khiển:
Đây là các phím cực kì quan trọng trong quá trình sử dụng
của chúng ta. Mặc định, sẽ có 3 nút cơ bản với các chức
năng: Back, Home và Recent Apps. Phím Back có nhiệm vụ
quay trở về màn hình/ứng dụng/trang web trước đó. Phím
Home sẽ đưa bạn ngay về màn hình chủ (được gọi là
HomeScreen – nơi bạn nhìn thấy đầu tiên sau khi mở máy)
trong khi phím Recent Apps sẽ giúp bạn chuyển nhanh giữa
các ứng dụng. Có thể nói phím Recent Apps là nền tảng
quan trọng cho việc chạy nhiều ứng dụng cùng lúc
(multitasking) trên nền Android Honeycomb.
Chức năng Recent App - quản lí đa nhiệm trên Android
Honeycomb
+ Notification/Status Bar & QuickSettings
Đây là điểm nổi bật của Android so với những hệ điều hành
khác sử dụng máy tính bảng. Các thông báo từ những ứng
dụng, trạng thái kết nối không dây, giờ, dung lượng pin còn
lại,… tất cả sẽ được thể hiện tại thanh này. Tại đây, Google
cũng tích hợp chức năng QuickSettings cho phép bạn bật tắt
nhanh các kết nối và một số thiết lập khác mà không phải
truy cập vào ứng dụng Settings của hệ thống.
+ App Menu: Khi nhấn vào nút này, bạn sẽ thấy tất cả các
ứng dụng được cài đặt trên máy cũng như các ứng dụng mặc
định mà nhà sản xuất tích hợp vào Android Honeycomb.
Nơi liệt kê ứng dụng được gọi là App Drawer.
+ Search: Tìm kiếm nhanh bằng chữ hay bằng giọng nói.
Bạn có thể tìm nội dung chứa trong máy cũng như nội dung
trên Internet.
+ Nút Menu: nút này sẽ xuất hiện ở góc trên bên phải của
màn hình. Nhấn nút này, một menu sẽ hiện ra để bạn tùy
chỉnh ứng dụng (chẳng hạn như truy cập vào Settings, thêm
hình mới, tùy chỉnh lưu, xóa,…). Một số ứng dụng chưa tối
ưu hóa cho Android Honeycomb thì phím Menu sẽ nằm kế
bên nút App Menu và chức năng cũng tương tự.
3. Các thao tác cảm ứng
+ Nhấn và chạm: Nhấn là thao tác bạn dùng ngón tay nhấn
vào một đối tượng (Object) để kích hoạt các dòng lệnh được
lập trình sẵn với đối tượng đó. Chẳng hạn: bạn nhấn vào một
biểu tượng để khởi chạy ứng dụng, bạn nhấn nút OK để lưu
tài liệu, nhấn vào thanh địa chỉ để gõ tên trang web, nhấn hai
lần để phóng to/thu nhỏ hình ảnh,… Chạm đó là khi bạn
nhấn giữ ngón tay tại một đối tượng đến khi sự kiện xảy ra.
Chẳng hạn bạn chạm và giữ ngón tay khoảng nửa giây tại
màn hình chính để thêm widget, thay đổi hình nền,… Đây là
thao tác cơ bản mà ta phải thường xuyên sử dụng trên
Android.
+ Kéo và thả: Thao tác này tương tự như trên máy tính của
bạn khi chúng ta kéo biểu tượng thả ra màn hình chính, sắp
xếp biểu tượng,…
+ Miết: dùng hai (hay nhiều) ngón tay để thực hiện thao
tác. Có thể kể đến việc phóng to hay thu nhỏ hình ảnh sẽ cần
đến thay tác miết. Thao tác này ít khi phải sử dụng trên
Android.
+ Kéo kết hợp với “giật” (flick): Trong quá trình cuộc trang
web hay các thành phần khác, để cuộn nhanh hơn, bạn trượt
nhanh ngón tay về một hướng nào đó.
4. Làm quen với HomeScreen của bạn
HomeScreen là thành phần vô cùng thú vị của Android. Tại
thời điểm viết bài, Android Honeycomb chưa có nhiều
HomeScreen thay thế như các bản Android dành cho điện
thoại nhưng chắc chắn trong tương lai, bạn không còn phải
bó buộc với HomeScreen mặc định từ nhà sản xuất.
HomeScreen mặc định có 5 Panel, cung cấp cho bạn không
gian rộng lớn để cá nhân hóa.
Khác với những hệ điều hành khác, Google cho phép người
dùng cá nhân hóa HomeScreen ở mức rất cao. Để bắt đầu
chỉnh sửa HomeScreen, bạn có thể nhấn giữ lâu vào một
khoảng trống trên màn hình hay nhấn vào dấu + ở góc trên,
bên phải màn hình. Khi đó, bạn sẽ thấy được giao diện của
việc điều chỉnh HomeScreen với các thẻ như:
+ Widgets: Widget là những ứng dụng nhỏ được bố trí trên
màn hình. Widget có thể chỉ chạy độc lập hay liên kết với
một ứng dụng khác để lấy thông tin và hiện lên ngay trên
HomeScreen cho bạn. Mặc định, Android Honeycomb cung
cấp cho bạn một số widget hữu ích nhưng cũng rất đẹp mắt
như đồng hồ, giá sách, Youtube, widget điều khiển trình
chơi nhạc, widget thể hiện lịch, widget danh bạ. Ngoài ra,
bạn cũng có thể thêm các widget khác từ những ứng dụng đã
cài đặt hay tìm kiếm trên Market (sẽ nói đến ở phần bên
dưới).
+ App Shortcut: Là các “lối đi tắt” đến các ứng dụng. Để
thêm một shortcut, bạn nhấn giữ lâu vào ứng dụng bạn
muốn tạo shortcut rồi kéo vào HomeScreen mong muốn.
Cũng có thể thực hiện thao tác tương tự trong App Menu.
Mẹo: Bạn có thể di chuyển các widget và các shortcut bằng
cách chạm và giữ lâu vào biểu tượng trên HomeScreen, sau
đó di dời chúng đến vị trí mong muốn. Khi đưa các biểu
tượng sang các cạnh trái hay phải, bạn có thể bố trí các biểu
tượng sang những panel kế bên.
+ Wallpaper: Thay đổi hình nền của máy. Bạn cũng có thể
sử dụng những hình nền động (Live Wallpaper) để máy có
thêm “sức sống”. Live Wallpaper có thể làm cho máy của
bạn chạy chậm và hao pin hơn đôi chút, tuy nhiên những
chiếc máy mạnh mẽ được trang bị các vi xử lí hai nhân thì
đây không phải là vấn đề gì to lớn.
+ More : Thêm vào một số hoạt động (Activity) từ các ứng
dụng có sẵn của Android hay các ứng dụng cài thêm.
5. Kết nối Wifi cho máy tính bảng
Việc kết nối Internet trên Android Honeycomb có thể gây
khó khăn cho những người mới sử dụng máy hay không
rành về công nghệ. Trước hết, bạn nhấn vào biểu tượng
đồng hồ, sau đó nhấn vào nút Show More. Bạn sẽ thấy được
dòng chữ Wifi, nhấn vào đó. Trong cửa sổ Settings, bạn
chọn Turn on Wifi. Bên dưới sẽ xuất hiện một loạ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status