Bộ đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Địa lý tỉnh Nghệ An - pdf 17

Download miễn phí Bộ đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Địa lý tỉnh Nghệ An



Câu 1. (4,0 điểm)
a, Chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời:
- Đặc điểm:
+ Quỹ đạo chuyển động là một đường elíp gần tròn, hướng chuyển động từ Tây sang Đông với vận tốc rất lớn, khoảng 108000 km/h. (0,5đ)
+ Trong khi chuyển động, trục Trái Đất luôn hướng về một phía và nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo 66033’. (0,25đ)
+ Thời gian Trái Đất chuyển động đúng 1 vòng quanh quỹ đạo là 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây. (0,25đ)
- Hệ quả của sự chuyển động Trái Đất xung quanh Mặt Trời:
+ Sự chuyển động biểu kiến của Mặt Trời giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam. (0,25đ)
+ Sự thay đổi các thời kì nóng lạnh trong năm (hiện tượng mùa) và hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau. (0,25đ)
+ Hình thành các đới nhiệt trên Trái Đất. (0,25đ)
+ Tạo ra lực Côriôlít. (0,25đ)
b, Sở dĩ Việt Nam vào mùa đông (ví dụ tháng giêng), lúc giữa trưa Mặt Trời không bao giờ đứng bóng mà nằm chếch về phía Nam. Chỉ có mùa hạ mới có Mặt Trời đứng bóng 2 lần vì:
- Khi Mặt Trời đứng bóng là lúc các tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với mặt đất vào lúc giữa trưa. Hiện tượng này chỉ xẩy ra ở vùng nội chí tuyến. (0,5đ)
- Nước ta nằm giữa xích đạo và chí tuyến Bắc, vì vậy ở bất kì nơi nào ở nước ta trong một năm cũng thấy Mặt Trời đứng bóng 2 lần vào mùa hạ từ ngày 23, 24 tháng 4 đến ngày 20, 21 tháng 8. (0,5đ)
- Đây là thời gian Mặt Trời di động từ Cà Mau lên chí tuyến Bắc. (0,25đ)
- Từ ngày 20, 21 tháng 8 đến ngày 23, 24 tháng 4 là thời kì Mặt Trời di động biểu kiến từ Cà Mau xuống chí tuyến Nam. (0,5đ)
- Do đó vào thời kì này ta thấy Mặt Trời chỉ chếch về hướng Nam lúc giữa trưa. Mặt Trời càng di động biểu kiến xuống gần chí tuyến Nam thì độ chếch đó càng lớn. (0,25đ)
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

iểm khí hậu:
Do địa hình nước ta có hướng nghiên chung là Tây Bắc – Đông Nam, thấp dần ra biển, kết hợp với các loại gió thịnh hành trong năm tạo điều kiện gió biển có thể tác động sâu vào trong lục địa. (0,5đ)
Hướng núi có ảnh hưởng lớn đến nhiệt độ và lượng mưa:
Hướng vòng cung của các cánh cung ở Đông Bắc tạo điều kiện gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước ta, khiến các địa phương phía bắc nhiệt độ xuống thấp. Hướng vòng cung của Trường Sơn Nam cũng gây nên tính song song với hướng gió của bộ phận Duyên Hải khiến nhiều khu vực có lượng mưa thấp. (0,5đ)
Hướng Tây Bắc – Đông Nam:
Hướng Tây Bắc – Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đến khu Tây Bắc làm cho vùng này có mùa đông ngắn hơn khu Đông Bắc. (0,25đ)
Hướng Tây bắc – Đông Nam của dãy Trường Sơn vuông góc với gió Tây Nam, khiến sườn Đông chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng vào mùa hạ, nhiệt độ cao, mưa ít. (0,25đ)
Hướng Tây – Đông của dãy núi Hoành Sơn, Bạch Mã có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc xuống phía Nam, làm cho nhiệt độ ở phía Nam cao hơn phía Bắc. (0,25đ)
Các địa điểm nằm ở sườn đón gío của các dãy núi có lượng mưa lớn, nằm ở sườn khuất gió lượng mưa nhỏ hơn. (0,25đ)
Độ cao của địa hình là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu đặc biệt là chế độ nhiệt. (0,25đ)
Do điện tích đồi núi chiếm phần lớn lãnh thổ nên ngoài sự phân hóa nhiệt độ theo chiều Bắc – Nam thì nhiệt độ còn có sự phân hóa theo độ cao khá rõ. (0,5đ)
Theo qui luật đai cao cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,50C. Vì vậy những vùng núi cao có nhiệt độ thấp hơn nền nhiệt độ trung bình của cả nước. (0,25đ)
Câu 5 (3 điểm): Cho bảng số liệu dưới đây:
TỈ LỆ THẤT NGHIỆP Ở THÀNH THỊ VÀ THỜI GIAN THIẾU VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN PHÂN THEO VÙNG Ở NƯỚC TA NĂM 2005
Đơn vị: %
Các vùng
Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị
Thời gian thiếu việc làm ở nông thôn
Cả nước
5,3
19,3
Đồng bằng sông Hồng
5,6
21,2
Đông Bắc
5,1
19,7
Tây bắc
4,9
21,6
Bắc Trung Bộ
5,0
23,5
Duyên hải Nam Trung Bộ
5,5
22,2
Tây Nguyên
4,2
19,4
Đông Nam Bộ
5,6
17,1
Đồng bằng sông Cửu Long
4,9
20,0
Vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thời gian thiếu việc làm ở nông thôn nước ta.
Nhận xét và giải thích nguyên nhân.
ĐÁP ÁN
Vẽ biểu đồ: (1đ)
Vẽ sai dạng biểu đồ: 0 điểm
Chia tỷ lệ, khỏang cách chính xác, có chú giải.
Thiếu tên biểu đồ trừ 0,25đ
Nhận xét và giải thích: (2đ)
Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị ở nước ta vẫn còn cao (5,3%) và không đồng đều giữa các vùng (0,25đ)
Những vùng có tỉ lệ thất nghiệp cao hơn mức trung bình cả nước là: vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng, duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là vùng có tỉ lệ đô thị hóa cao nhất nước. Thực tế đó phản ánh những khó khăn trong việc phát triển kinh tế ở khu vực đô thị. (0,25đ)
Những vùng có tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn mức trung bình của cả nước là: Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long. Với tỉ lệ sống ở đô thị chưa cao, phần lớn là lao động nông nghiệp, tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị thấp. (0,5đ)
Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cả nước chiếm 19,3% và không đều giữa các vùng do đặc điểm mùa vụ và sự phát triển các ngành nghề ở nông thôn còn nhiều hạn chế.(0,25đ)
Những vùng có tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao: đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Tây bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng Sông Cửu Long, cao nhất là Bắc Trung Bộ: 23,5% vì đây là vùng còn nhiều hộ gia đình thuần nông, cơ cấu nông thôn chậm chuyển biến.(0,5đ)
Những vùng có tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn mức trung bình cả nước chỉ có Đông Nam Bộ (17%). (0,25đ)
Câu 6 (3 điểm) Cho bảng số liệu dưới đây:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CHÈ Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990-2005
Năm
Chè
Diện tích (nghìn ha)
Sản lượng (nghìn tấn)
1990
60,0
145,1
1994
67,3
189,2
1997
78,6
235,0
2000
87,7
314,7
2003
116,3
448,6
2005
118,4
534,2
Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện tình hình phát triển cây chè giai đoạn 1990-2005
Nhận xét và nêu động thái phát triển cây chè.
ĐÁP ÁN
Vẽ biểu đồ: (1đ)
Vẽ biểu đồ cột kết hợp với đường
Chia khoảng cách năm chính xác, có chú giải.
Có tên biểu đồ.
Thiếu 1 ý trừ 0,25đ
Nhận xét: (2đ)
Trong giai đoạn 1990 – 2005 diện tích và sản lượng chè đều tăng nhưng tốc độ tăng không đều. (0,25đ)
Diện tích tăng thêm 58 nghìn ha (1,97 lần). (0,25đ)
Sản lượng tăng 389,1 nghìn tấn (2,44 lần). (0,25đ)
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cây chè:
Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Diện tích các vùng đồi ở Trung du miền núi Bắc Bộ, có nhiều loại đất feralit thích hợp phát triển cây chè, một mùa đông lạnh ở miền Bắc rất thích hợp trồng chè. (0,25đ)
Chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chè là một trong những cây xuất khẩu chủ lực của nước ta. (0,25đ)
Giao đất trồng chè đến các hộ gia đình nông dân, cho vay vốn để sản xuất chè.(0,25đ)
Phát triển công nghiệp chế biến chè.
Mở rộng liên kết với các nước trong sản xuất chè. (0,25đ)
Đẩy mạnh xuất khẩu trên thị trường thế giời. (0,25đ)
Câu 7 (3 điểm)
Dựa vào Atlát Việt Nam và kiến thức đã học hãy so sánh hai vùng chuyên canh cây công nghiệp Đông Nam Bộ và Trung du miền núi Bắc Bộ.
ĐÁP ÁN
Giống nhau: (0,5đ)
Đều là miền núi và trung du.
Có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm.
Có truyền thống trồng cây công nghiệp.
Đều chuyên môn hóa về cây công nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm.
Khác nhau; (2,5đ)
Tài nguyên thiên nhiên: (0,75đ)
Địa hình: Đông Nam Bộ chủ yếu là đồi lượn sóng, thấp dưới 200m Trung du – miền núi: đồi, núi thấp và trung bình, độ cao phổ biến 500 – 1000m. (0,25đ)
Đất đai: Đông Nam Bộ chủ yếu là đất phù sa cổ, feralít phát triển trên đá badan và đá mắc ma. Trung du miền núi chủ yếu là đất Feralit phát triển trên đá phiến, đá gơ nai và đá mẹ khác. (0,25đ)
Khí hậu: Đông Nam Bộ khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm (khí hậu cận xích đạo). Trung du miền núi có khí hậu nhiệt đới, mùa đông lạnh (có tính chất cận nhiệt đới).(0,25đ)
Kinh tế - Xã hội: (1,75đ)
Trung du – miền núi có mật độ dân số thấp, nhiều dân tộc ít người, cơ sở hạ tầng yếu kém, cơ sở công nghiệp chế biến nhỏ bé. (0,25đ)
Đông Nam Bộ có mật độ dân số cao hơn, tập trung nhiều lao động lành nghề, kỹ thuật cao. Cơ sở hạ tầng mạnh, tập trung nhiều cơ sở công nghiệp chế biến. (0,25đ)
Sản xuất cây công nghiệp:
Mức độ tập trung sản xuất: Đông Nam Bộ có mức độ tập trung sản xuất rất cao. Trung du – miền núi Bắc Bộ mức độ tập trung hóa thấp, sản xuất phân tán. (0,25đ)
Hướng chuyên môn hóa sản xuất: Đông Nam Bộ chủ yếu là các cây có nguồn gốc nhiệt đới (cao su, cà phê, điều, mía,…) (0,25đ).
Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu cây có nguồn gốc cận nhiệt như chè, trẩu, hồi,…(0,25đ)
Vị trí mỗi vùng trong sản xuất cây công nghiệp:
Đông Nam Bộ là vùn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status