Slide Mối liên hệ về địa danh giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam - pdf 17

Download miễn phí Đề tài Mối liên hệ về địa danh giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam



Các trung tâm kinh doanh thương mại quan trọng của các nước trong vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương đều nằm trong phạm vi bán kính 2.000km mà tâm là Thành phố Đà Nẵng. Thành phố hội đủ những điều kiện về truyền thống lịch sử, quy mô dân số, vị trí địa lý, hạ tầng kỹ thuật giao thông như sân bay quốc tế, cảng nước sâu (cảng Tiên Sa có thể tiếp nhận tàu có trọng tải đến 30.000 DWT),. để trở thành một trong những trung tâm sản xuất công nghiệp, thương mại và du lịch quan trọng tại Việt Nam và Đông Nam Á.

I. THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LỄ HỘI VĂN HÓA TẠI TP.ĐÀ NẴNG LỊCH SỬ TÊN GỌI TP.ĐÀ NẴNG VỊ TRÍ ĐỊA LÝ TP.ĐÀ NẴNG ĐỊA DANH TP.ĐÀ NẴNG Diện tích đất liền: 1.256,245 km2. Từ Đà Nẵng đến thủ đô Hà Nội 765km về phía Bắc và Thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam Dân số: 781.023 người (Năm 2005). Đà Nẵng nằm ở vị trí 15o 55’ 20”- 16o 14’ 10”Bắc và 107o 18’ 30” đến 108o 20’Đông, là thành phố nằm ở trung độ của cả nước, là đầu mối giao thông nối vùng Châu Á - Thái Bình Dương và Thế giới. Thành phố Đà Nẵng giáp biển Đông với hệ thống Cảng biển Tiên Sa, Sông Hàn, Liên Chiểu nên Đà Nẵng được coi như một thành phố Cảng biển, biển hài hoà với thiên nhiên tạo ra những khu du lịch và nghỉ mát nổi tiếng tại Miền Trung như các bãi biển Mỹ Khê, Bãi Bụt, Bắc Mỹ An (với khu du lịch - khách sạn Furama), Non Nước, Nam Ô - Xuân Thiều, khu du lịch Bà Nà... Đà Nẵng còn là trung điểm của 3 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn. Click to edit title style Các trung tâm kinh doanh thương mại quan trọng của các nước trong vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương đều nằm trong phạm vi bán kính 2.000km mà tâm là Thành phố Đà Nẵng. Thành phố hội đủ những điều kiện về truyền thống lịch sử, quy mô dân số, vị trí địa lý, hạ tầng kỹ thuật giao thông như sân bay quốc tế, cảng nước sâu (cảng Tiên Sa có thể tiếp nhận tàu có trọng tải đến 30.000 DWT),... để trở thành một trong những trung tâm sản xuất công nghiệp, thương mại và du lịch quan trọng tại Việt Nam và Đông Nam Á. Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương và là một trong những trung tâm kinh tế - văn hoá - khoa học công nghệ của cả Miền Trung Việt Nam. Lợi thế so sánh của thành phố tại khu vực này ngày càng rõ nét từ khi hầm đường bộ Hải Vân và tuyến đường 14B đi vào hoạt động. Đà Nẵng đang trở thành đầu cầu thuận lợi, điểm đến lý tưởng của tuyến “Hành lang Đông -Tây” nối Việt Nam với Lào - Thái Lan - Mianma./. Những cây Cầu biểu tượng của thành phố Đà Nẵng Từ thế kỷ XV, mảnh đất này đã nằm trong lãnh thổ của quốc gia Đại Việt, thuộc đạo Hóa Châu được lập ra từ thời Trần Anh Tông và đến thời Lê Thánh Tông (từ 1466) thì thuộc địa phận của huyện Điện Bàn, phủ Triệu Phong, thừa tuyên Thuận Hóa. Theo sách “Ô Châu cận lục” (của Dương Văn An soạn năm 1533” thì địa danh Đà Nẵng lần đầu tiên xuất hiện khi sách nhắc đến “một ngôi đền ở cửa biển Đà Nẵng” thờ một nhân vật từ thời Lê Thánh Tông. Địa danh Đà Nẵng có thể được giải thích theo ngôn ngữ Chăm có nghĩa là “sông lớn” hay “cửa sông cái”. Quả thật nằm trên tả ngạn sông Hàn kề bên cửa biển hiểm yếu này, địa danh Đà Nẵng đã được ghi trên các bản đồ vẽ từ thế kỷ XVI trở đi (như “An Nam hình thắng đồ”, “An Nam thông quốc toàn đồ”). Còn có một tên khác khá phổ biến về vùng đất này, đặt biệt là trong dân gian, đó là tên gọi gắn liền với con sông Hàn. Trên bản đồ vẽ vào thế kỷ XVII đã thấy ghi địa danh này. Địa danh Cửa Hàn không những được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, đồng thời cũng được người Âu Châu nhắc đến rất sớm. Cố đạo Buzomi đến Đàng Trong vào năm 1615 và vào dịp lễ Pâques năm ấy, ông lập một nhà thờ nhỏ tại một nơi được ghi là Kean, địa danh này cũng đã được ghi lại trên tấm bản đồ nổi tiếng của Alexandre de Rhodes vẽ năm 1666, nằm ở vị trí chân đèo Hải Vân. Địa danh Kean bắt nguồn từ cách gọi khá phổ biến đương thời, những nơi tập trung dân cư gọi là Kẻ (kẻ chợ…); Kean có nghĩa là Kẻ Hàn. Ngoài ra, còn có một tên gọi dành cho thành phố Đà Nẵng nữa, nó tồn tại suốt trong thời gian là nhượng địa của Pháp, và trở thành địa danh hành chính chính thức trước đó cũng như cho đến nay nhiều người Châu Âu vẫn còn quen gọi, đó là Tourane. Trong các bản đồ, sách vở, ghi chép của người Âu từ thế kỷ XVI, XVII, XVIII… chúng ta đã thấy nhắc đến những địa danh như: Turon, Toron, Taraon, Touan, Touane, Touron và Tourane. Còn người Trung Hoa vẫn gọi nơi đây là Hiện Cảng. Chữ Hiện theo hai cách viết chữ Hán hay có nghĩa là “Cảng con hến” hay “Cảng núi nhỏ mà hiểm”; đều có thể giải thích là do hình thù của núi Sơn Trà được nhận thấy ngay từ ngoài khơi cửa biển Đà Nẵng. Ngoài ra, nhân dân địa phương vẫn có thói quen gọi vịnh Đà Nẵng là Vũng Thùng (“Tai nghe súng nổ cái đùng, Tàu Tây đã lại Vũng Thùng bữa qua !” – ca dao); còn các nhà nho nói chữ thì gọi là Trà Úc, Trà Áo, Trà Sơn hay Đồng Long Loan. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Tourane được mang tên Thái Phiên, nhà yêu nước nổi tiếng của đất Quảng Nam lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Duy Tân nổ ra vào năm 1916. Hai năm sau, thành Thái Phiên lại được đổi tên thành Đà Nẵng và tên gọi này được giữ cho đến ngày nay. Một số hình ảnh nổi bật về thành phố Đà Nẵng 1 Người Đà Nẵng, cũng như du khách đến với thành phố xinh đẹp bên sông Hàn rất thích tham gia các lễ hội truyền thống, đây là dịp để mỗi người gặp gỡ, gần gũi nhau, cùng cầu mong mưa thuận gió hoà, tổ tiên phù hộ và mong ước người thân gặp nhiều may mắn. 2 Lễ hội ở Đà Nẵng có nhiều điểm giống các vùng duyên hải Miền Trung, song cũng mang rất nhiều nét đặc trưng tạo nên vẻ đẹp rất riêng của miền đất này. Trong những ngày lễ hội, cả một vùng rực rỡ màu sắc, và rộn ràng những khúc hát cầu an, nhịp điệu bài chòi tha thiết. Các lễ hội của Đà Nẵng có từ rất xưa, được lưu truyền từ đời này sang đời khác, như Lễ hội Cầu Ngư, Lễ hội Quan Thế Âm, Lễ hội đình làng Hoà Mỹ, Lễ hội đình làng An Hải... 3 Không chỉ giữ gìn những lễ hội truyền thống, người Đà Nẵng đã tạo cho mình một lễ hội mới dựa trên nền truyền thống là Lễ hội đua thuyền. Lễ hội này được tổ chức nào ngày quốc khánh 2/9 hằng năm trên dòng sông Hàn. Đó thật sự là những ngày hội của non sông và cũng là ngày hội của lòng người. LỄ RƯỚC MỤC ĐỒNG LỄ HỘI QUAN THẾ ÂM ĐÌNH LÀNG TÚY LOAN ĐÌNH LÀNH HÒA MỸ LỄ HỘI CẦU NGƯ ĐÌNH LÀNG AN HẢI LỄ HỘI QUAN THẾ ÂM Lễ hội Quan Thế Âm được tổ chức hàng năm tại khu du lịch Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1960, nhân ngày khánh thành tượng Bồ Tát Quan Thế Âm ở động Hoa Nghiêm thuộc ngọn Thuỷ Sơn, phía Tây Ngũ Hành Sơn. Hai năm sau, lễ hội được tổ chức nhân dịp khánh thành chùa Quan Âm ở động Quan Âm, là nơi phát hiện một khối thạch nhũ có hình tượng Phật bà Quán Thế Âm. Sau đó, vì nhiều lý do, lễ hội không được tổ chức trong một thời gian khá dài. Mãi đến ngày vía đức Phật bà Quan Thế Âm vào năm 1991 (19/2 năm Tân Mùi), Lễ hội Quán Thế Âm mới được khôi phục trở lại. Từ đó, hàng năm, cứ đến ngày 19.2 Âm lịch, lễ hội lại được tổ chức với một tầm vóc, quy mô ngày càng lớn và nội dung ngày càng phong phú hơn. Lễ hội Quán Thế Âm diễn ra trong 3 ngày, bao gồm hai phần: lễ và hội. Lễ hội Quan Thế Âm Đã từ bao đời nay, lễ hội Cá Ông (còn được gọi là lễ tế Cá Voi) là lễ hội lớn nhất của ngư dân t...


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status