Thiết kế dây chuyền sản xuất dầu nhờn bằng phương pháp trích ly bằng dung môi - phenol - pdf 17

Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Thiết kế dây chuyền sản xuất dầu nhờn bằng phương pháp trích ly bằng dung môi - phenolĐồ án môn học
2
PHẦN I. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
CH�ƯƠNG I: THÀNH PHẦN, TÍNH CHẤT VÀ CÔNG
DỤNG CỦA DẦU NHỜN
Dầu nhờn có tầm quan trọng rất lớn trong việc bôi trơn các chi tiết
chuyển động, giảm ma sát, giảm mài mòn và ăn mòn các chi tiết, tẩy sạch bề
mặt, tránh tạo thành các lớp cặn bùn, tản nhiệt, làm mát và làm khít các bộ
phận cần làm kín… Trong các chức năng kể trên thì chức năng bôi trơn là
chức năng quan trọng nhất của dầu nhờn. Bôi trơn là biện pháp làm giảm ma
sát đến mức thấp nhất, bằng cách tạo ra giữa bề mặt ma sát một lớp chất được
gọi là bôi trơn, hầu hết các chất bôi trơn là chất lỏng. Do vậy các chất bôi trơi
lỏng (dầu bôi trơn) được biết đến nhiều nhất trong ứng dụng kỹ thuật.
I
.THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA DẦU NHỜN
.
Nguyên liệu chính để sản xuất dầu nhờn là phân đoạn cặn sau chưng cất
khí quyển có nhiệt độ sôi trên 350
0
C. Trong phân đoạn này có chứa các hợp
chất hydrocacbon với số nguyên tử các bon từ 21 đến 40 hay cao hơn. Do
vậy, những hydrocacbon trong phân đoạn này có trọng lượng phần tử lớn và
có cấu trúc phức tạp, đặc biệt là các hydrocacbon lai hợp tăng lên rất nhiều.
Mặt khác những hợp chất có mặt trong phân đoạn cặn sau chưng cất khí
quyển đều có mặt trong thành phần của dầu nhờn. Trong phân đoạn này ngoài
hợp chất hydrocacbon khác nhau còn có các hợp chất dị nguyên tố mà chủ
yếu là các hợp chất phi hydrocacbon chứa các nguyên tử Oxy, Nitơ, lưu
huỳnh và một vài kim loại (Niken, Vanali…). Nói chung các hợp chất phi
hydrocacbon là các hợp chất có hại, chúng tạo ra mầu sẫm của sản phẩm, làm
giảm độ ổn định oxy hoá của sản phẩm. Vì vậy trong quá trình sản xuất dầu
nhờn, người tă phải áp dụng các biện pháp khác nhau để loại chúng ra khỏi
dầu gốc.



xb476Uzz5kLbz6r
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status