Bước đầu tìm hiểu về hát Dô ở xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội - pdf 17

Download miễn phí Khóa luận Bước đầu tìm hiểu về hát Dô ở xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội



Bất kỳ một loại hình văn hóa dân gian nào cũng có những quy định riêng, phù hợp với những đối tượng mà nó phản ánh. Với hát Dô thì yêu cầu về người hát cũng có nhiều điểm đặc biệt. Nếu như trong Ca trù một chầu hát cần có ba người, đó là một nữ ca sĩ (gọi là "đào" hay "ca nương") những đào nương này có thể là người được học hát từ nhỏ và hát đến khi không thể tiếp tục được nữa mới thôi, Người học hát rất khổ luyện, dù thông minh đến mấy cũng phải ba bốn năm ròng mới cầm được lá phách ra hát, còn thì nếu chỉ chuyên cần học tập cũng mất khoảng 5 năm. Khi việc học đã thành thục, để được đi hát, đào nương phải làm lễ để có thể thành nghề và ra hát . Còn một nhạc công là nam giới (gọi là "kép") chơi đàn đáy phụ họa theo tiếng hát của ca nương.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng
Với nền nông nghiệp thô sơ, cha ông ta đã sống dựa vào thiên nhiên và nghiệm ra rằng, mùa xuân hoa lá tươi màu, cây cối đâm trồi nảy lộc, cầm thú nhảy nhót tươi vui, vạn vật đua nở. Mùa xuân ấm áp thiên nhiên như đang thai nghén, chuyển động, mọi người đều đang chờ đón lấy điềm lành, góp sức mình cùng thiên nhiên xây dựng một năm mới, hay tạo cho mình một niềm tin: năm mới sẽ làm ăn phát đạt hơn.
Đặc biệt, cảnh sắc bốn mùa được thể hiện rất tinh tế và sâu sắc:
Tháng tư nghe một tiếng ve
Trăm cây nghìn mãn đi về phô trương
Hoặc:
Tháng tám nước chảy hây hây
Chàm xanh nước biếc da trời giống nhau
Cứ như vậy, quy luật cũng như những đặc trưng của bốn mùa được thể hiện rất rõ qua các lời ca. Tháng giêng thời tiết đẹp, đón những sự tươi trẻ của mùa xuân; tháng tư trời bắt đầu nóng bức chuyển sang hè; tháng tám trời lại dịu nhẹ, những cơn gió thoảng qua như làm say lòng người; đến tháng mười gió lạnh thổi về, hoa lá úa cành; tháng tám thì cây cối đi “ngủ đông” và con người cũng “bao nhiêu lá đỏ màu tang trên người”.
Người dân luôn cầu mong một cuộc sống ấm no hạnh phúc, mưa thuận gió hòa:
Các quan nhà cháo
Vâng lúa hộ dâu
Sức khỏe bò trâu
Là nên dâu tằm
Ngoài ra còn là những lời ca ca ngợi cuộc sống lao động, với ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đặc biệt, những câu hát Dô luôn làm hấp dẫn người nghe, không chỉ bởi tình yêu thiên nhiên mà còn giữa người với người:
Đã tới mùa đông
Cửa thiếp còn không
(Ơ hơ) đợi chàng
Cũng như các loại hình dân ca khác, phần Bỏ bộ bao giờ cũng phong phú và hấp dẫn. Bởi không chỉ có lời hát mà còn có cả những phần múa, xướng họa, tạo nên không khí tươi vui. Chẳng hạn như: khi hát tới lời ca xe chỉ thì các bạn nàng có hành động ngồi xuống làm như đang xe chỉ, luồn kim. Hay trong hát Bỏ Bộ còn có những lời ca giao duyên hết sức mặn mà, tình tứ:
Cởi áo lại đây
Chàng về cơi áo lại đây
Áo thời thiếp đắp gối mât đợi chờ
….
Những bài ca thể hiện sự giao lưu giữa hát Dô với các loại dân ca giao duyên khác như: Quan họ…
Trúc trúc mai mai,
Dẫu dãi nắng mưa
Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên đi sớm về trưa mặc lòng
Phạm vi miêu tả đã được mở rộng. Cảm hứng trữ tình trở nên bao trùm, trở thành chủ đạo, mọi so sánh liên tưởng đều được sử dựng, được huy động để phản ánh tâm trạng. Nhìn một chiếc cầu tre người ta cũng liên tưởng tới người thương:
Cầu tre ai khéo bắc dối
Nó lệch chênh chếch
Nó lệch chênh chênh
Chàng đi khéo ngã lấm mình chàng ơi.
Những lời ca trong hát Bỏ bộ hầu hết khá điêu luyện, trong sáng và uyển chuyển. Rất nhiều câu đã trở thành tài sản chung của kho tàng dân ca trữ tình, chứng tỏ sự giao lưu và bổ sung giữa các loại dân ca.
Hát Dô là một thể loại dân ca nghi lễ trước hết hướng vào việc thờ cúng, vào việc ca ngợi các vị thần thánh ở trong đền. Nhưng dần dần ta thấy phong cảnh thiên nhiên, sản xuất và đời sống của các làng, chạ Việt Nam lại được thể hiện rõ nét. Điều này phản ánh ước vọng người dân cày làm ra “của ngọc thực” và dù cuộc sống nhiều nhọc nhằn, gian nan nhưng sự lạc quan, tin tưởng vào tương lai là không thể phủ nhận. Nói như vậy, hát Dô không chỉ là dân ca nghi lễ mà chất trữ tình, giao duyên cũng thấm đượm.
Chúng tui đã tiến hành khảo sát, phân loại 22 bài hát Dô trong cuốn “Hát Dô – Hát Chèo Tàu” do tác giả Trần Bảo Hưng – Nguyễn Đăng Hòe và thấy rằng điệu hát Dô trong 22 bài này đã phản ánh cuộc sống của người dân nơi đây trên cả 3 phương diện: Đời sống vật chất, đời sống tinh thần và đời sống tâm linh.
Trước hết về đời sống tâm linh, theo thống kê thì có 12 bài trên tổng số 22 bài bao gồm: Hát Chúc (3 bài), Giáo hương, Hái hoa (2 bài), Chơi qua bãi cát, Thẳng cánh cung ra, Chèo thuyền, Xuân sang hè, Sang thu, Chúc thơ. Nội dung chủ yếu của các bài hát này là cầu mong sự bình yên che chở của vị Thánh mà họ ngưỡng mộ, mong muốn một năm làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn. Tiếp đó là những câu hát về bốn mùa, về các loài hoa, nói lên khát vọng của con người trong việc nhận thức về thế giới tự nhiên. Như vậy, hát Dô vẫn là một loại hình dân ca nghi lễ đậm đặc, đối tượng hướng đến chủ yếu trong các bài là Thánh Tản Viên sơn.
Sau những bài ca phản ánh đời sống tâm linh là loạt bài thể hiện rất rõ đời sống vật chất và tinh thần. Trong đó, những bài như “Chèo thuyền”, “Trồng chuối”, “Hát chúc” chúng ta thấy nền kinh tế chủ yếu của họ là sản xuất nông nghiệp. Điều này thể hiện những khó khăn trong cuộc sống lao động. Nhưng ở lĩnh vực tinh thần thì hoàn toàn khác, những bài hát như “Xuân sang hè”, “Tập trận”, “Hái hoa”… ta cảm nhận được sự lạc quan, niềm tin vững chắc vào cuộc sống. Đó không chỉ là những sinh hoạt dân gian, cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, mà còn là những bài giao duyên trữ tình, đằm thắm. Như vậy, chúng ta thấy sự hoàn thiện dần của nội dung hát Dô.
Mặc dù mang những nét đặc sắc riêng nhưng hát Dô vẫn có những điểm tương đồng với các loại dân ca nghi lễ khác như: Hát Xoan…
Dưới đây chúng tui so sánh một số sự tương đồng giữa hát Dô với hát Xoan:
Hát Xoan
Hát Dô
Thời điểm hình thành văn bản Nôm - thế kỷ XV
Quốc nhạc diễn ca Ca xoan cách
Đề tài các tiết mục, các đoạn hát (tên gọi)
Chúc mừng Hát chúc
Mùa xuân Tứ mùa cách
Mùa hạ
Mùa thu
Mùa đông
Hái hoa Xin hoa đố chữ
Gài hoa
Chèo thuyền Thuyền chèo cách
Chúc mừng
Bỏ bộ (ngoài lề lối) Bỏ bộ (trong lề lối)
Nhìn vào sơ đồ này ta có thể thấy, sư tương đồng khá lớn giữa hát Dô và hát Xoan. Ngay cả thời điểm ra đời những bản Nôm đầu tiên này cũng gần gũi với nhau, điều này cho chúng ta thấy rằng: Vào khoảng thế kỷ thứ XV, khi mà Nho giáo được đề cao ở nước ta. Ở văn bia khắc Bài ký đề tên Tiến sĩ khoa Quý Mùi (1463) niên hiệu Quang Thuận thứ tư, do Hàn lâm viện thị giảng Đông các Hiệu thư Đào Cử soạn năm Giáp Thìn (1484), niên hiệu Hồng Đức thứ 15, đã nhận xét khái quát về vị trí ngày càng được đề cao của Nho giáo dưới thời vua Thái Tông, Nhân Tông như sau: "Đức Thái Tông, Văn Hoàng đế mở mang thêm quy mô, tập hợp hết anh tài, đặt khoa thi chọn người giỏi, tiến cử bậc Nho gia chân chính để phụ giúp việc trị nước...". Chính vì thế, lúc này các làn điệu được lưu truyền trong dân gian được ghi lại thành văn bản cụ thể. Điều này giải thích tại sao Quốc nhạc diễn ca và Ca xoan cách ghi lại những làn điệu đặc sắc. Và cùng nằm trong mạch dân ca nghi lễ nên những lời ca của cả hai loại dân ca này giống nhau. Chẳng hạn như: Chúc mừng trong Quốc nhạc diễn ca với Hát chúc trong Ca xoan cung cùng nói lên những khẩn nguyện (cầu chúc các vị thần, cầu chúc mùa màng và sự thịnh vượng của làng xã), hay miêu tả những sinh hoạt lao động (Chèo thuyền, Thuyền chèo cách), ca ngợi cảnh đẹp bốn mùa (Tứ mùa cách, Mùa xuân, Mùa hạ…) và những cảnh giao duyên. Duy có một điểm khác biệt và đây cũng là đặc sắc của hát Dô là, nếu như hát Bỏ bộ trong hát Xoan vẫn thuộc vào dân ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status