Một vài phương diện về kỹ thuật tự sự trong tiểu thuyết Lão Khổ - pdf 17

Download miễn phí Một vài phương diện về kỹ thuật tự sự trong tiểu thuyết Lão Khổ



 
Mục lục
 
Tác giả 1
MỞ ĐẦU 2
1. Lý do lựa chọn đề tài 2
NỘI DUNG CHÍNH 4
I. TỔ CHỨC ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT 4
- Từ hiện tại nhìn về quá khứ và hướng đến tương lai; 4
- Dịch chuyển tinh tế, linh hoạt giữa các ngôi kể, chẳng hạn: 4
1. Từ hiện tại tới quá khứ và tương lai: 4
2. Dịch chuyển tinh tế điểm nhìn trần thuật: 5
3. Tiểu kết: 9
II. TỔ CHỨC KẾT CẤU TÁC PHẨM 11
1. Kết cấu theo thời gian: 11
2. Kết cấu tâm lý: 14
3. Tiểu kết: 19
III. MÔ TẢ, PHÂN TÍCH TÂM LÝ NHÂN VẬT 19
1. Nội tâm qua vài nét ngoại hình tiêu biểu: 20
2. Kỹ thuật độc thoại nội tâm: 21
3. Khắc họa xung đột tâm lý: 25
4. Tiểu kết: 30
KẾT LUẬN 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
. Lý do lựa chọn đề tài: 35
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: 35
4. Phương pháp nghiên cứu: 35
5. Bố cục Báo cáo: 35
6. Quy cách trình bày: 36
NỘI DUNG CHÍNH 36
I. TỔ CHỨC ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT 36
1. Từ hiện tại tới quá khứ và tương lai: 36
2. Dịch chuyển tinh tế điểm nhìn trần thuật: 36
2.1. Tổ chức các ngôi trần thuật: 36
2.2. Thủ pháp “Tấm gương”: 36
3. Tiểu kết: 36
 
II. TỔ CHỨC KẾT CẤU TÁC PHẨM 36
1. Kết cấu theo thời gian: 36
1.1. Bố cục: 36
1.2. Thời gian nghệ thuật: 36
2. Kết cấu tâm lý: 36
2.2. Kết cấu có tính chất luận đề: 36
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

thấy mật độ dày đặc không dưới hai mươi lần các từ, cụm từ chỉ thời gian trong các trang truyện: “Năm ấy, ngày ấy, đêm ấy, bấy giờ, lúc ấy, thế rồi bẵng đi hơn mười năm, hai mươi tuổi...” Và ngay cả thời gian xác định cũng được tác giả sắp xếp khá dày: “Ngày mồng 4 tháng bảy năm Đinh Mão; năm 1942; năm 1945; năm 1948; năm 1952...” Tuy nhiên, yếu tố thời gian trong câu chuyện lại luôn mang tính ước lệ vì nó dần bị “nhạt hóa” theo dụng ý tác giả. Ngay cả năm tháng rõ ràng cũng chỉ là hoàn cảnh để dẫn dắt người đọc theo các sự kiện chính xoay quanh cuộc đời nhân vật. Không gian luôn có sự thay đổi, vận động một cách dễ dàng, dường như không vấp phải sự cản trở nào, mặc dù nhân vật không có sự di chuyển bằng hoạt động nào. Tâm lý nhân vật có thể chuyển từ vị trí này sang vị trí khác, thậm chí từ thế giới hiện tại sang thế giới ảo tưởng, giấc mơ. Cả phần truyện có tên Hình phạt khủng khiếp nói về giấc mơ của Lão Khổ như một tương lai tưởng tượng.
2. Kết cấu tâm lý:
2.1. Kết cấu dòng ý thức:
Nếu kết cấu chương hồi chỉ chú ý khắc họa tính cách nhân vật qua hành động, thì những tác phẩm có kết cấu tâm lý thường lấy quá trình vận động bên trong của nhân vật, những phản ứng tâm lý của nhân vật đối với sự kiện và những diễn biến của nhân vật trong mối quan hệ với các nhân vật khác làm cơ sở để tổ chức tác phẩm. Thời gian lịch sử trong Lão Khổ là thời gian lịch sử đa tuyến vì các sự kiện xoay quanh tâm lý nhân vật khác nhau, tất nhiên trục chính là nhân vật trung tâm. Cách xây dựng thời gian tâm lý đã tạo khả năng xâm nhập có hiệu quả vào thế giới bên trong con người mà nếu theo “kết cấu biên niên - sự kiện” [9, 98] thì sẽ khó làm được. Để thời gian tuân theo dòng chảy tâm trạng thì tất yếu phải có sự đảo lộn các yếu tố thời gian. Song, ở Lão Khổ, thời gian sự kiện và thời gian tâm lý lại có sự xâm nhập lẫn nhau trong kết cấu tác phẩm và không phải lúc nào cũng có sự phân biệt rõ ràng. Chính điều này đã tạo ra tính chất ảo, tính chất phi thời gian của tác phẩm, thời gian như trên đã nói - có sự “nhạt hóa” theo dụng ý tác giả. Đây là một trong những “thủ thuật” của nghệ thuật cấu trúc tác phẩm của các nhà văn đương đại. Thời gian trong cấu trúc tự sự tác phẩm là thời gian bị “nhòe”, cố tình trộn lẫn quá khứ và hiện tại bằng các “dòng tâm tư” để tạo nên tính chất hư ảo và kích thước thời gian huyền thoại. Với những truyện ngắn có cốt truyện tâm lý, sự bộc lộ tính chất ước lệ của thời gian là khá rõ. Loại truyện ngắn này có đặc sắc là thủ pháp đồng hiện thời gian bằng huyền thoại, giấc mơ, suy tưởng, đặc biệt là bằng “kết cấu lắp ghép”. Kết cấu phi thời gian là một tiềm năng tất yếu của dòng ý thức, mạch vận động của tác phẩm là mạch vận động của tâm lý - nhận thức nhân vật chính là diễn biến các trạng thái, thái độ của nhân vật với các hiện tượng, sự kiện khách quan ở nhiều thời điểm khác nhau.
Không có kết cấu thể loại nào mà hình thức kể chuyện của nó cho phép nhấn mạnh, mô phỏng tính chất quá trình của thời gian hơn là tiểu thuyết. Cách tạo dựng kết cấu của Tạ Duy Anh khiến người đọc có cảm giác những câu chuyện trong quá khứ được “hiện tại hóa”. “Cái đầu của nhân vật lúc này giống như một màn ảnh trên đó quá khứ, hiện tại và tương lai, cái có thật và cái ảo mộng đồng hiện”. [6, 81] Về điểm này thì tiểu thuyết đương đại đã có bước tiến bộ so với văn học hiện đại, bởi trong tác phẩm của các nhà văn sở trường miêu tả tâm lý như Nam Cao cũng chưa thấy xuất hiện. Quá khứ trong văn Thạch Lam đẹp mà buồn, rõ ràng là nó do con người đứng từ thực tại ngoái lại đầy nuối tiếc, quá khứ trong văn Nam Cao là cái gì đã vĩnh viễn mất đi sau khi con người bị tha hóa (tự đánh mất nó đi) hay là bị cướp mất. Quá khứ trong tiểu thuyết Lão Khổ của Tạ Duy Anh lại khác. Nó có thể là điểm dừng chân, trú ngụ tạm cho nhân vật khi chạy trốn hiện thực hay không? Nếu như các nhân vật trong tác phẩm của Thạch Lam hay Nam Cao thường tiếc nuối quá khứ, thì ở đây ta ngạc nhiên trước một nhân vật nông dân thất học nhưng tính cách và thế giới nội tâm không hề giản đơn lại “khinh bỉ ký ức”. Vì “lão cho rằng ký ức sẽ níu kéo con người mà những cái gì đã qua đều chẳng cứu vớt dựa dẫm được gì”, “đêm nay, có lẽ vì quá cô đơn, Lão Khổ bỏ ra vườn một mình... Lần đầu tiên lão làm một việc ‘thiếu dũng mãnh’ - xét theo tiêu chuẩn của lão. Cả đời lão ưỡn ngực trước mọi bão táp, tai vạ. Còn giờ đây không chỉ tai vạ, có một cái gì đau đớn đến tận cùng khiến lão bỏ chạy. Lão bỏ chạy đi đâu? Lão lẩn trốn vào ký ức, là nơi lão vẫn quay lưng lại”, “ Phải rồi, lão cảm giác nhẹ người vì ký ức lão mở toang. Hóa ra hành động vĩ đại nhất của lão lại là cái hành động lão căm ghét nhất, mà giờ đây khả dĩ cho lão niềm an ủi”. Thế là nhân vật từ hiện tại nhiều bất công, oan trái do sự kiện viết đơn tố cáo và bị coi là “một kẻ ác độc nếu không phải hắn gở chết, tâm thần hay rửng mỡ. Làm gì có những chuyện thế mà lại đã từng xảy ra trong một xã hội tươi đẹp như xã hội ta”, đã lần tìm về quá khứ mong có chỗ nương náu tâm hồn. Vậy mà quá khứ của lão - giờ đây với lão lại là một chuỗi ám ảnh không dứt, tưởng đã chôn vùi nay lại bật dậy. Một quá khứ đầy hãi hùng: đi làm chân chăn vịt cho nhà Chánh Tổng chịu nhiều ấm ức, ngay cả “chuyện tình của lão Khổ”, “cái đêm ấy” - ngày mà cô hàng xén trở thành vợ của gã chân sào cũng “ám ảnh lão Khổ suốt đời như một tiền định của số kiếp”. “Hình như nó là điềm báo trước cuộc đời lão sẽ vất vả, tai ương đến lúc chết”; làm cách mạng phá tan cơ nghiệp nhà Chánh Tổng - kẻ thù của lão nhưng sau đó lại bị “đấu tố”, bị coi là “Quốc dân đảng”, bị tước cả đất đai do cha ông để lại, và giờ đây hiện tại lão bị coi như một tên tội phạm dám tố cáo, bịa đặt chế độ, sắp bị đi tù. Mặc dù cái quá khứ ấy đã có lúc lão cảm giác như đang ở thiên đường, nhưng cuối cùng công danh, địa vị chỉ là phù phiếm. Lão chạy trốn hiện thực bằng cách tìm về quá khứ nhưng lại bị nhấn chìm vào đó với những cảm giác đầy ám ảnh và hãi hùng, tưởng như mỗi “mảnh ký ức” lại là một “cơn ác mộng”, lão cố vùng vẫy thoát ra thì lại càng bị lún sâu vào đó. Ngòi bút Tạ Duy Anh tỏ ra linh hoạt và biến hóa sắc sảo khi mô tả kết cấu tâm lý nhân vật. Trên bề mặt tác phẩm, ta thấy một “thời gian sự kiện đảo tuyến” [9, 136], sự kết hợp nhuần nhuyễn, khó phân tách rạch ròi với “thời gian tâm lý đa tuyến” [9, 163]. Dạng thức tự sự này có liên quan chặt chẽ với kỹ thuật tự sự mở rộng điểm nhìn trần thuật, khúc xạ các điểm nhìn trần thuật. Chính kỹ thuật này đã đem lại tính chủ quan cho thời gian khách quan trong thời gian tự sự. Thế giới nghệ thuật tác phẩm được nới rộng đến tầng sâu ý nghĩa. Bề chìm của tác phẩm được kha...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status