Tìm hiểu một số vấn đề lý luận về tự sát dưới góc độ tâm lý học - pdf 17

Download miễn phí Đề tài Tìm hiểu một số vấn đề lý luận về tự sát dưới góc độ tâm lý học



MỤC LỤC
 
Phần I: Mở đầu 1
Phần II: Nội dung nghiên cứu 2
I. Thực trạng của vấn đề tự sát 2
II. Các khái niệm và vấn đề lý thuyết liên quan 3
1. Khái niệm về tự sát 3
2. Nguyên nhân của tự sát 3
3. Các nhân tố bảo vệ khỏi các hành vi tự sát 13
4. Phát hiện bệnh nhân tự sát như thế nào 14
5. Trạng thái tinh thần của người tự sát 14
6. Các biện pháp ngăn ngừa tự sát 15
Phần III: Kết luận 21
Tài liệu tham khảo 22
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

h tâm thần, sự nhiễu loạn trong gia đình, nghiện hút, sự mâu thuẫn cá nhân và những sang chấn gặp phải trong cuộc sống. Sẽ là hữu ích nếu thừa nhận tính đa dạng của những yếu tố cấu thành nên tự sát.
2.1. Tự sát và rối loạn tâm thần
Tự sát bản thân nó không phải là một bệnh, và cũng không nhất thiết là biểu hiện của bệnh, nhưng rối loạn tâm thần là yếu tố chính có liên quan với tự sát.
Các nghiên cứu ở các nước phát triển và các nước đang phát triển đã phát hiện 2 yểu tố :
Thứ nhất, phần lớn những người tự sát có rối loạn tâm thần có thể chẩn đoán được.
Thứ hai, tự sát và hành vi tự sát có tần suất cao hơn ở bệnh nhân tâm thần.
Các nhóm chuẩn đoán khác nhau xếp theo thứ tự giảm dần của nguy cơ tự sát là:
-Các rối loạn cảm xúc(điển hình là trầm cảm ở tất cả các thể).
-Rối loạn nhân cách(nhân cách ranh giới và nhân cách chống đối xã hội với đặc điểm các cơn xung động , sự công kích và thường xuyên thay đổi cảm xúc).
-Nghiện rượu (và/hay lạm dụng chất ở vị thành niên).
-Tâm thần phân liệt.
-Rối loạn tâm thần thực tổn.
-Rối loạn tâm thần khác.
Nghiên cứu ở các nước phát triển và đang phát triển có các rối loạn tâm thần ở 80%-100% các trường hợp chết do tự sát. Người ta ước lượng rằng nguy cơ tự sát trong cuộc đời của những người có rối loạn cảm xúc(chủ yếu là trầm cảm) là 6%-15%,với người nghiện rượu là 7%-15%,và với tâm thần phân liệt là 4%-10%.
2.1.1. Các rối loạn cảm xúc (trầm cảm):
Tất cả các thể của rối loạn cảm xúc đều liên quan tới tự sát .Các rối loạn này bao gồm rối loạn cảm xúc lưỡng cực,giai đoạn trầm cảm,rối loạn trầm cảm tái diễn và các rối loạn khí sắc dai dẳng khác(khí sắc chu kì va loạn khí sắc), những rối loạn này được xếp loại trong ICD-10 từ F31-F34.
Mọi người thỉnh thoảng đều cảm giác chán nản,buồn,cô đơn và mất thăng bằng ,nhưng thường những cảm giác này qua đi.Tuy nhiên ,khi những cảm giác này dai dẳng và gây rối loạn cuộc sống bình thường,chúng không còn là cảm giác chán nản, mà tình trạng đã trở thành bệnh trầm cảm.Vậy trầm cảm là một trạng thái rối loạn cảm xúc biểu hiện sự buồn rầu chán nản,thất vọng quá mức bình thường làm ức chế toàn bộ các quá trình hoạt động tâm thần.Tự sát do đó,có nguy cơ đáng kể ở những trường hợp trầm cảm không được nhận biết và không được điều trị.
Một số triệu chứng phổ biến của trầm cảm là:
- Cảm giác buồn gần như suốt cả ngày, mọi ngày.
- Mất hứng thú trong hoạt động thông thường.
- Sụt cân (khi không ăn kiêng) hay tăng cân.
- Ngủ quá nhiều hay quá ít hay thức giấc quá sớm.
- cảm giác mệt mỏi và yếu sức mọi lúc.
- cảm giác vô dụng, có tội hay mất niềm tin.
- cảm giác dễ cáu và bồn chồn mọi lúc.
- Có khó khăn trong việc tập trung, ra quyết định hay nhớ lại một điều gì đó.
- Có sự lặp lại suy nghĩ về cái chết và tự sát.
Các yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ tự sát ở người bị trầm cảm:
- Tuổi dưới 25 ở nam.
- Giai đoạn sớm của bệnh.
- Lạm dụng rượu.
- Giai đoạn trầm cảm của rối loạn cảm xúc lưỡng cực.
- Trạng thái hỗn hợp (hưng cảm- trầm cảm).
- Hưng cảm có loạn thần.
Nữ giới thường bị trầm cảm hơn nam giới, nhưng họ lại dễ dàng nói ra vấn đề của mình và tìm kiếm sự giúp đỡ, và có lẽ điều này đã giúp ngăn cản những hành động tự sát gây chết.
Trầm cảm là yếu tố quan trọng trong tự sát ở cả hai lứa tuổi thanh thiếu niên và người lớn tuổi, nhưng những người bị trầm cảm khởi phát muộn có nguy cơ cao hơn.
Tỷ lệ trầm cảm khá cao trong dân số (5%) nên việc phát hiện và điều trị cho bệnh nhân trầm cảm là cách ngăn ngừa tự sát tốt nhất trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
2.1.2. Nghiện rượu:
Nghiện rượu (cả lạm dụng rượu và nghiện rượu) thường hay được chẩn đoán trong số những người có khả năng tự sát, đặc biệt ở người trẻ. Có những sự giải thích về mặt sinh học, tâm lý và xã hội trong mối tương quan giữa nghiện rượu và tự sát. Khoảng 1/3 số trường hợp tự sát được phát hiện có lệ thuộc rượu. 5%-10% người nghiện rượu kết thúc cuộc đời bằng tự sát. Tại thời điểm hành động tự sát nhiều trường hợp được phát hiện đang trong tình trạng bị tác dụng của rượu.
Những yếu tố liên quan đặc biệt với việc phát triển nguy cơ tự sát ở nhóm người nghiện rượu là:
- Nghiện rượu từ lúc còn trẻ tuổi.
- Sử dụng rượu trong một thời gian quá dài.
- Nghiện rượu ở mức nặng.
- Cảm xúc (khí sắc trầm).
- Thể trạng giảm sút, sức khoẻ tồi.
- Cảm giác bị ức chế.
- Có sự e sợ và lộn xộn trong cuộc sống cá nhân.
- Phải chịu đựng sự mất mát quan hệ cá nhân quan trọng như sự chia ly vợ chồng hay người thân bị chết.
- Hiệu suất làm việc giảm.
Những người nghiện rượu tự sát không chỉ bắt đầu uống rượu ở tuổi trẻ và uống rượu nặng mà có thể trong giai đoạn còn có người nghiện rượu. Người có cả nghiện rượu và trầm cảm sẽ có nguy cơ tự sát tăng lên rất nhiều.
2.1.3. Tâm thần phân liệt:
Tự sát là nguyên nhân đáng quan tâm nhất gây chết trẻ ở nhóm tâm thần phân liệt. Ước chừng 10% bệnh nhân tâm thần phân liệt cuối cùng thực hiện tự sát. Tâm thần phân liệt được đặc trưng bởi sự rối loạn trong ngôn ngữ, tư duy, nghe và nhìn, vệ sinh cá nhân và hành vi xã hội.
Tâm thần phân liệt có nguy cơ tự sát tăng nếu bệnh nhân là:
- Trẻ tuổi, độc thân, đàn ông thất nghiệp.
- Trong giai đoạn sớm của bệnh.
- Bệnh tái phát thường xuyên.
- Sợ mất giá trị, đặc biệt ở những người có khả năng trí tuệ cao.
- Các triệu chứng dương tính: các ý tưởng nghi ngờ và các hoang tưởng.
- Các triệu chứng trầm cảm.
Tâm thần phân liệt thường thực hiện tự sát vào các thời điểm sau:
- Trong giai đoạn sớm của bệnh, khi mà họ đang bị hoang mang, bối rối.
- Ngay khi mới hồi phục, khi bề ngoài các triệu chứng đã bớt đi song bên trong họ lại cảm giác rất dễ bị tổn thương.
- Giai đoạn đầu của tái phát, khi họ cảm giác đã vượt qua được bệnh tật nhưng các triệu chứng lại quay trở lại.
- Ngay sau khi xuất viện.
2.1.4. Rối loạn nhân cách:
Các nghiên cứu gần đây ở người trẻ tuổi tự sát cho thấy một tỉ lệ cao của rối loạn nhân cách (20%-50%). Những rối loạn nhân cách liên quan nhiều hơn đến tự sát là nhân cách ranh giới và rối loạn nhân cách chống đối xã hội.
Rối loạn nhân cách kiểu nghệ sĩ, tự yêu mình và những nét tâm lý đặc biệt như xung động, gây gổ cũng có liên quan đến tự sát.
Trong các rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ liên quan nhiều nhất với tự sát. Theo sau là rối loạn ám ảnh nghi thức (OCD). Rối loạn dạng cơ thể và rối loạn ăn uống (chán ăn tâm thần) cũng liên quan với hành vi tự sát.
Nhìn chung, bệnh nhân rối loạn tâm thần có nguy cơ tự sát cao gấp 10 lần người bình thường. Tự sát được hiểu là rối loạn đa dạng. Việc có nhiều rối loạn tâm thần ở những người có ý tưởng tự sát là phổ biến. Tất cả những người tự sát đều có quan điểm lệch lạc về thế giới. Các quan điểm đó thường bó ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status