Liệu pháp hành vi và ứng dụng trong trị liệu tâm lý - pdf 17

Download miễn phí Đề tài Liệu pháp hành vi và ứng dụng trong trị liệu tâm lý



 
Mục lục
Mở Đầu 1
Nội Dung 2
1.LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA LIỆU PHÁP TÂM LÝ NÓI CHUNG VÀ LIỆU PHÁP HÀNH VI NÓI RIÊNG 2
2. KHÁI NIỆM LIỆU PHÁP TÂM LÝ 5
3. LÝ THUYẾT NỀN TẢNG CỦA LIỆU PHÁP HÀNH VI . .6
4.MỘT SỐ VẤN ĐỀ THUỘC TRỊ LIỆU TÂM LÝ HÀNH VI 10
5. CÁC KĨ THUẬT SỬ DỤNG TRONG LIỆU PHÁP TÂM LÝ HÀNH V12
6. ĐÁNH GIÁ LIỆU PHÁP HÀNH VI TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ 21
KẾT LUẬN 23
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ất ổn của cá nhân, giúp cá nhân thích nghi tốt hơn với cuộc sống.
3. LÝ THUYẾT NỀN TẢNG CỦA LIỆU PHÁP HÀNH VI
Tâm lý học hành vi ra đời vào năm 1913 ở Mỹ từ một bài báo có tính chất cương lĩnh với tiêu đề “ Tâm lý học dưới con mắt Nhà hành vi”. Từ khi ra đời cho đến nay, Trường phái tâm lý học hnh vi vói những lý luận của mình đã có những đóng góp to lớn trong công tác nghiên cứu cũng như giúp đỡ những người gặp khó khăn tâm lý.
Những người có công đóng góp cho việc hình thành trị liệu hành vi là: Arnold Lazarus, Albert Bandura, Joseph Wolpe và Alan Kazdin. Khuynh hướng hành vi được phát triển trong những năm 50 và đầu những năm 60 như là sự cấp tiến thoát khỏi triển vọng của trị liệu phân tâm đang thịnh hành trước đó. Trị liệu hành vi có ba giai đoạn phát triển chính, đó là: 1) Giai đoạn khuynh hướng điều kiện hoá cổ điển; 2) Mô hình điều kiện hoá tạo tác; 3) Khuynh hướng nhận thức.
Nguồn gốc của liệu pháp hành vi nằm trong Thuyết điều kiện hoá kinh điển và Thuyết điều kiện hoá thao tác được phát triển vào nửa đầu thế kỷ 20 bởi Pavlov ([1927] 1960) và Skinner (1953).
3.1/.Điều kiện hoá kinh điển
Ban đầu, Pavlov đã phát hiện ra điều kiện hoá kinh điển dựa trên phản xạ tiết nước bọt của chó. Trong suốt thí nghiệm của mình, ông lưu ý rằng, đôi khi, con chó sẽ tiết nước bọt trước khi người ta đưa thức ăn cho nó, một phản xạ mà ông đặt tên là “sự tiết nước bọt tâm lý”. Qua tìm hiểu cơ chế của quá trình này, ông đã phát hiện ra cái mà ngày nay chúng ta gọi là Thuyết điều kiện hoá kinh điển. Pavlov cho rằng tiết nước bọt là một phản xạ bản năng đối với sự xuất hiện thức ăn, phản xạ này không cần học tập: phản xạ không điều kiện trước kích thích không điều kiện. Yếu tố mới lạ trong công việc của Pavlov là ông lưu ý rằng kích thích khác trội lên hiện diện vào lúc con vật có phản xạ không điều kiện, sau đó sẽ dẫn đến cùng một hành vi: kích thích trung gian ban đầu trở thành một kích thích có điều kiện và gây ra phản xạ có điều kiện, giống hệt phản xạ không điều kiện (Pha hưng phấn). Có thể phải cần đến một vài lần kết kết hợp thì sự liên kết giữa phản xạ trung gian và phản xạ không điều kiện mới hình thành. Việc của kích thích có điều kiện lặp lại khi kích thích không điều kiện vắng mặt sẽ làm giảm dần dần phản xạ không điều kiện, một quá trình mà người ta gọi là sự dập tắt. (Pha ức chế) Như muốn con chó không tiết nước dãi nữa khi nghe tiếng chuông hãy ngừng đưa thịt khi rung chuông, sau 1 vài lần, nó sẽ không tiết nước bọt nữa. Ứng dụng của kĩ thuật này vào trong việc điều trị những bệnh nhân bị chứng sợ hãi vô lý bằng một liệu pháp gọi là tiếp cận dần lo âu. (còn gọi là giải mẫn cảm). Chẳng hạn 1 nhà trị liệu sử dụng cách liên tục đặt đối tượng trước kích thích hay vật thể họ sợ hãi, bắt đầu bằng các sự kiện ít sợ nhất rồi chuyển sang những sự kiện hay những kích thích đáng sợ hơn. Để dần dần chủ thể tự nhận ra tình huống đó không có gì đáng sợ, lúc đó sự sợ hãi sẽ bị dập tắt.
Điều kiện ảnh hưởng đến phản ứng cảm xúc cũng như hành vi, những quá trình nói trên với các rối loạn cảm xúc có một mối liên quan. Cách lý giải của trường phái Hành vi về hiện tượng ám ảnh sợ giả định rằng nó xuất phát từ một trải nghiệm được điều kiện hoá, trong đó cá nhân sợ hãi một cách không thích hợp một vật nào đó hay một tình huống nào đó, điều này có liên quan đến trải nghiệm sợ hãi hay e sợ ở một thời điểm nào đó trong quá khứ. Tiếp theo, kích thích có điều kiện sẽ gây ra phản xạ sợ hãi có điều kiện. Nếu cá nhân trải qua nỗi sợ hãi sâu sắc, quá trình điều kiện hoá có thể mạnh mẽ đến mức chỉ cần một kinh nghiệm được điều kiện hoá cũng có thể dẫn đến nỗi sợ hãi lâu dài khó mà dập tắt được. Phản xạ này bao gồm 3 yếu tố: Lẩn tránh hay chạy trốn vật gây sợ hãi; Tình trạng khuấy động sinh lý cao độ rõ rệt với một loạt những triệu chứng khác nhau như căng thẳng về mặt thể chất, phản xạ giật mình tăng lên, rùng mình hay đổ mồ hôi; Cảm xúc e sợ và sợ hãi.
Sau một thời gian bị dập tắt, đáp ứng có điều kiện có thể tự nhiên hồi phục trở lại (pha hồi phục tự nhiên) nếu lại có kích thích có điều kiện thì đáp ứng cú điều kiện cú thể xuất hiện lại ớt nhiều. Pavlov đó khỏm phỏ ra sự thật này khi ụng nghiờn cứu lại ở con chú đó cú phản xạ cú điều kiện tiết nước bọt với tiếng chuụng trước đây nay đã bị dập tắt. Ông lại tiến hành gõ chuông và con chó lại tiết nước bọt trở lại. Chúng ta cũng thấy điều này tương tự trong khi quan sát những người nghiện ma túy đang cố gắng cắt cơn. Ngay cả khi họ đã được điều trị, nhưng nếu được tiếp xúc với những loại chất bột trắng hay những ống hút, ống tiêm (những cái có liên kết chặt chẽ với ma túy) thì đột nhiên họ bị thôi thúc phải dùng ma túy mặc dù đã cắt cơn được 1 thời gian dài. Điều này cũng thường xảy ra với những trường hợp bệnh nhân có những biểu hiện rối loạn lo âu, sau 1 thời gian triệu chứng giảm nhưng bệnh nhân dễ dàng xuất hiện những triệu chứng khác khi có những kích thích tương tự gần giống với lo âu. Chính điều này đã làm các bậc cha mẹ nhiều khi chán nản mà bỏ cuộc giữa chừng.
3.2.Điều kiện hoá thao tác
Trái ngược với hành vi phản xạ liên quan đến điều kiện hoá kinh điển, điều kiện hoá thao tác đã đi đến chỗ giải thích rằng hành vi là chủ động và có mục đích. Theo tiền đề cơ bản của Skinner, hành vi nếu được củng cố sẽ tăng lên về tần suất hay được lặp đi lặp lại; còn nếu không được củng cố hay bị trừng phạt thì sẽ giảm tần suất hay không lặp lại nữa. Định nghĩa của ông về “cái củng cố” (reinforcer) cũng rất “hành vi”: đó là cái mà người ta quan sát thấy rằng nó làm tăng tần suất hay cường độ của một hành vi. Ông không đưa ra giả thuyết nào về các quá trình trung gian bên trong như sự yêu thích, sự thoả mãn hay hứng thú.
Skinner phân biệt giữa 2 loại củng cố: củng cố bậc một (primary reinforcer), như thức ăn và nước, những nhu cầu bẩm sinh của con người, và củng cố bậc hai, những củng cố liên hệ với củng cố bậc một thông qua quá trình điều kiện hoá kinh điển phức tạp. Theo cách này, chính thuộc tính của những củng cố như chú ý và tương tác xã hội cũng được củng cố. (VD:được tiền, có thể mua đồ ăn) – tiền cỏch củng cố bậc hai.
Quá trình thao tác hàm chứa sự phát triển của rất nhiều rối loạn tâm thần. Lewinsohn và cộng sự, vào năm 1979 cho rằng trầm cảm là hậu quả của việc một cá nhân bị tách ra khỏi hệ thống tán thưởng mà trước đó họ thuộc về. Ngược lại, Seligman (1975) cho rằng trầm cảm bắt nguồn từ thất bại trong việc trốn tránh kích thích tiêu cực của môi trường. Lý luận của ông xuất phát từ một serie những nghiên cứu mà trong đó người ta áp dụng sốc điện đối với động vật, chúng có thể tránh hay là không tránh những sốc điện này. Những con vật có thể tránh được sốc điện ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status