Những đặc điểm tâm lí của trẻ ấu nhi - pdf 17

Link tải luận văn miễn phí cho ae
II. Nội dung của đề tài
Vị trí và ý nghĩa của tuổi ấu nhi trong quá trình phát triển tâm lý con người
Những đặc điểm tâm lý ở tuổi ấu nhi
2.2.1 Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo
2.2.2 Sự phát triển ngôn ngữ
2.2.3 Sự phát triển tư duy trực quan hành động
2.2.4 Sự xuất hiện tự ý thức và nguyện vọng độc lập
2.2.5 Sự tiến triển tình cảm và xã hội
2.3. Bài học sư phạm- những phương pháp giáo dục hiúp trẻ phát triển tâm lý
2.3.1. Giáo dục trẻ ấu nhi thông qua thế giới đồ vật
2.3.2. Các biện pháp giáo dục cảm xúc- tình cảm cho trẻ
2.3.3. Các biện pháp giúp trẻ phát triển sự tự ý thức
2.3.4. Các cách giải quyết khủng hoảng của lứa tuổi lên 3
Những đặc điểm tâm lí của trẻ ấu nhi.
Lý do và mục đích chọn đề tài.
Tâm lí học là một khoa học tìm hiẻu ề ý thức con nguời để biét mình biét người,biết ứng xử sao cho hợp tình hợp lí, biết sống một cách hài hòa và sung mãn để trưởng thành tốt đẹp, tuơng ứng với từng lưa tuổi và tránh đựoc những thất bại trên đường đời. Đó là một khoa học về con người với những suy tư và hành động, cảm nhận và tương tác, bên trong và bên ngoài, chiếu sâu và chiều rộng. Trong chừng mực của vấn đề giáo dục thanh thiếu niên và thiếu nhi, các nhà sư phạm và giáo dục cũng sẽ không thể nào bỏ qua không thể tìm hiểu khoa tâm lí học đặc biệt đối với từng lứa tuổi các em.
Với mỗi chúng ta cũng nên đối chiếu lại chính kinh nghiệm thời thơ ấu và niên thiếu của mình, những gì mình đã gánh chịu thiệt thòi, cũng như những gì mình đã may mắn được nhận. Bản thân mỗi chúng ta là một đứa trẻ nhỏ, vậy đừn biến các em nhỏ trở thành “ những ông cụ non”, “ các bà thánh nhỏ” nghĩa là bắt các em rập khuôn theo về tâm lí theo kiểu người lớn, điều mà ngầy xưa chúng ta đã bực bội khó chịu và âm thầm đề kháng.
Trong thực tế, ở độ tuổi này, các em vẫn hoàn toàn nằm trong vòng tay chăm sóc và giáo dục của bố mẹ và các anh chị trong gia đình các em, trong bài viết này, người viết xin nghiên cứu giai đoạn này để có thể hiểu đựơc diễn biến tâm lí các cháu. Nơi mỗi một con người luôn có sự phát triển liên tục từ độ tuổi này sang độ tuổi khác, cací trước làm tiền đề cho cái sau kế thừa và phát triển.
Nội dung đề tài
2.1. Vị trí và ý nghĩa của tuổi ấu nhi trong quá trình phát triển tâm lí con người.
Lứa tuổi ấu nhi, là thời kì đứa bé bắt đầu thôi nôi và lẫm chẫm những bước đi đầu đời, đưa tay sờ nắm bất cứ vật gì trong tầm tay, dõ mắt khám phá những khung cảnh xa hơn và hoàn toàn mới lạ, phạm vi tiếp xúc với người khác cũng rọng hơn chứ không chỉ dừng lại nơi vòng tay người mẹ. do vậy cần chuẩn bị cho bé một không gian và môi trường an toàn, thoang đãng , không ô nhiễm về tiếng ộng và khi thở, có nhiều đồ vật tròn trĩnh, dễ thuơng, nhiều màu sắc hài hòa, hấp dẫn. bầu khong khí chung quanh phải trìu mến, yêu thương, hanh phúc.
Đây là thời kì của những giác động mở ra cho các em những tiếp xúc vật chất và những tương quan nhân vị, chủ yếu dựa vào ngũ giác ( nhìn, nghe, ngửi, nếm, sờ) vượt trội hơn hẳn giai đoạn bé nằm trong nôi hay ẵm ngửa trên tay người lớn, thời kì này là nền tảng hết sức quan trọng cho tương lai.
Hiểu được tâm lí của trể ấu nhi sẽ giúp chúng ta chăm sóc các trẻ nhỏ tốt hơn và xây dựng được những biện pháp giáo dục hiệu quả có tác động trực tiếp đến sự hình thành nhân cách của các bé sau này.Các giai đoạn phát triển trong tâm lí thanh thiếu niên được phân chia:
Từ 0-1 tuổi: Hoạt động giao lưu cảm xúc trực tiếp với người lớn, trước hết là mẹ chiếm vị trí hàn đầu, quyết định sự hình thành và nhân cách của trẻ. Đó là hoạt động chủ đạo đầu tiên trong cuộc đời con người. Đây là giai đoạn cộng sinhvề mối quan hệ tình cảm giửa trẻ và người mẹ, tiếp theo sau thời kì cộng sinh về cơ thể.
Từ 2-3 tuổi là thời kì vườn trẻ: Thời kì này xảy ra quá trình trẻ tiếp thu mạnh mẽ những thao tác công cụ- đối tượng, những tri thức thực tiễn đựơc hình thành. Hoạt động với đối tượng do xã hội tạo ra dần dần chiếm vị trí chủ đạo ở lứa tuổi này.
Từ 4-6 tuổi: Hoạt động trò chơi chiếm vị trí chủ đạo. Ở đây nhờ trò chơi đóng vai, đứa trẻ mô phỏng lại trong trò chơi những mối quan hệ con người với con người cùng với những chuẩn mực xã hội mà nó tiếp thu được trong cuộc sống. Nhờ đó nó dần dần phát triển nhân cách của mình với tư cách là một thành viên của xã hội.
Từ 6-7 tuổi: Hoạt động học tập nhằm chiếm lĩnh những hệ thống tri thức , những cách hoạt động chiếm vị trí chủ đạo. Đây là giai đoạn mà trí tuệ của trẻ phát triển rất thuận lợi.

jF7mnwKK2Oil9Nw
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status