Giáo án môn Giáo dục trẻ tự kỷ - pdf 17

Download miễn phí Giáo án môn Giáo dục trẻ tự kỷ



Mục Lục
1. Mục đích yêu cầu: 3
2. Nội dung: 3
I. Khái niệm 4
1. Sự xuất hiện của khái niệm tự kỷ. 4
2. Khái niệm tự kỷ sử dụng trong giáo dục: 7
II. Đặc điểm của trẻ tự kỷ: 7
1. Theo Kanner. 7
2. Theo phân tâm học: 7
3. Theo Hiệp hội về chậm phát triển trí tuệ của Mỹ năm 2002. 9
III. Nguyên nhân. 10
IV. Phân loại tự kỷ. 12
1. Căn cứ vào chứng tật trong tương tác xã hội. 12
2. Căn cứ vào IQ. 13
3. Căn cứ vào tiêu chí chẩn đoán. 13
VI. Chẩn đoán. 13
1. Chẩn đoán xác định. 13
2. Chẩn đoán phân biệt. 15
3. Chẩn đoán mức độ bệnh. 15
4. Một số các lưu ý. 15
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

triển trí tuệ, và tất nhiên là cũng không có tâm lý nhi khoa mà chỉ có “những người điên” và “những kẻ ngu ngốc”.Nhưng có thể là trước kia đã có những trẻ nhỏ và người lớn mắc chứng rối loạn tự kỷ, kiểu tự kỷ với các dạng nghe và ghi biểu hiện khác nhau, trước khi tình trạng này được công nhận và đặt tên. Có lẽ vì lí do đó mà trong các huyền thoại cổ xưa về các “trẻ bị đánh tráo” có nói đến các bà tiên bắt các trẻ nhỏ của loài người mang đi và để lại một “tiên đồng” để thay thế. Trong một số chuyển kể về đứa bé “Con tiên” này rất xinh đẹp nhưng lại có các hành vi kì dị và ngôn ngữ khác hẳn loài người.
Học sinh nghe và ghi bài
Trong tác phẩm “giải thích điều bí ẩn của hiện tượng tự kỷ” bà Uta Frith đã nêu lên một số ví dụ về các huyền thoại và sự tích về những người có các biểu hiện của dạng rối loạn kiểu tự kỷ. Như chuyện kể về thầy Juniper trên đường đi hành hương, dân chúng La Mã kéo nhau đến chào ông nhưng ông không để ý gì đến họ mà chỉ chú ý đến các trò chơi bập bênh và chơi mãi trong khi dân chúng rất đỗi ngạc nhiên đã bỏ ra về. Điều này chứng tỏ ông ta hoàn toàn không có khả năng hiểu ược các tình huống giao tiếp xã hội và không hiểu được tình cảm yêu thương pha lẫn bực bội mà ông ta đã gây ra cho các bạn đồng hữu của mình.
Tháng 1 năm 1801, một bác sĩ người Pháp, ông Jean Marc Gaspard Itard được giao nhiệm vụ chăm sóc một câu bé 12 tuổi tên là Victor gọi là “cậu bé hoang dã ở Avayron cũng có rất nhiều các biểu hiện của rối loạn tự kỷ như không nói được, có các hành vi kỳ lạ, là người “rất ưa thứ tự” và thường khó chịu khi phải học cách chơi các đồ chơi.
Đến năm 1809, ông John Haslam ở nước Anh kể lại chuyện về một cậu bé bị lên sởi rất nặng khi mới được một tuổi. Sau đó các hành vi của cậu bé này giống hệt đứa trẻ bị rối loạn kiểu tự kỷ, khi nói thường hay lặp lại nhiều lần và có hành vi xung động hung tính. Khi được 5 tuổi, cậu bé này được đưa vào bệnh viện Hoàng gia Bethlem.
Một trăm năm sau đến năm 1911 một nhà tâm lý học người Mỹ ông Ligftnev Witnec có một bài viết về cậu bé Don hai năm 7 tháng như một đứa trẻ tự kỷ ở dạng điển hình đã dợc nhận vào trường học của ông. Sau một thời gian dạy dỗ riêng một mình học hành có tiến bộ và tập được các kỹ năng thiết thực.
Sau khoảng 20 năm (1930) Mélanine klein đã quan sát và chữa trị cho một trường hợp bị rối loạn tự kỷ đó là cậu bé Diak. Cho đến nay đây được coi là trường hợp đầu tiên được chữa trị theo phân tâm học.
Tuy nhiên cả Melanine Klein và các tác giả trước đó mới chỉ mô tả đối tượng một cách riêng biệt, chưa xem xét có những đối tượng nào cũng có những vấn đề tương tự hay không. Mà phải đợi tới đầu năm 40 với công trình nghiên cứu của nhà tâm thần học người Mỹ gốc áo, Leo Kanner, người đã đăng báo năm 1943 để diễn tả lần đầu tiên về rối loạn tự kỷ (hay tự kỷ sớm trẻ em)
Ông đã định nghĩa triệu chứng này bắt nguồn từ sự quan tâm 11 trường hợp ở bệnh viện được phân biệt do “sự rút lui cực đoan của các trẻ em từ lúc mới bắt đầu cuộc sống”. Kanner viết thêm: “Triệu chứng đặc biệt của bệnh là một sự hiếm thấy, đó là sự rối loạn từ cội rễ, là sự không có khả năng của ác trẻ này trong việc thiết lập các mối quan hệ bình thường với những người khác và hành động một cách bình thường với các tình huống từ lúc chúng bắt đầu cuộc sống”.
Ngoài ra Kanner còn nhấn mạnh vào hai điểm chính đặc biệt:
+ Đó không phải là những em bị thiểu năng trí tuệ.
+ Không phải là trẻ em bị tâm thần phân liệt.
* Một số điểm khác nhau giữa tự kỷ và tâm thần
Người tự kỷ
Người tâm thần
- Bệnh xuất hiện trước 3 tuổi
Bệnh xuất hiên sau 5 tuổi, thường bị sau một vấn đề về tâm lý
- Không có khả năng thiết lập các quan hệ xã hội
- Gặp khó khăn trong việc thiết lập các quan hệ xã hội.
- Gặp khó khăn trong việc giao tiếp bằng lời
- Không gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời
- Chống lại sự thay đổi
- Không gặp vấn đề gì khi đối diện với những thay đổi
- Không có các biểu hiện hoang tưởng và mê sảng
- Thường xuyên có những hoang tưởng và mê sáng
2. Khái niệm tự kỷ sử dụng trong giáo dục:
- Theo hiệp hội về CPTTT của Mỹ (AAMR) năm 2002.
Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển kéo dài suốt cuộc đời, nó cản trở các cá nhân hiểu hoàn toàn những gì họ nhìn thấy, nghe thấy và khác hẳn với các giác quan khác. Kết quả làm ảnh hưởng trầm trọng tới quan hệ xã hội, giao tiếp xã hội và hành vi xã hội.
Các bệnh nhân bị tự kỷ phải học cách giao tiếp thông thường và cách thích hợp để liên kết với con người, đồ vạt và sự kiện.
II. Đặc điểm của trẻ tự kỷ:
1. Theo Kanner.
- Theo Kanner thì trẻ tự kỷ gồm có một số đặc điểm sau:
+ Thiếu quan hệ tiếp xúc mặt tình cảm với người khác.
+ Thể hiện rất giống nhau trong cách chọn lựa các thói quen hàng ngày.
+ Không hề nói năng hay nói năng rất kì dị.
+ Rất thích xoay chuyển đồ vật và các thao tác khéo léo.
+ Có kỹ năng cao về ý thức không gian. Có trí nhớ vẹt trong khi lại rất khó khăn trong việc học tập các lĩnh vực khác.
+ Bề ngoài có vẻ nhanh nhẹn và thông minh, dễ thương.
2. Theo phân tâm học:
- Sự thu mình
Sự thu mình của trẻ tự kỷ là một sự cô đơn cùng cực của trẻ tự kỷ. Trẻ không có bạn, không quan tâm để ý đến người xung quanh cũng như các âm thanh hay các sự vật xung quanh.
+ Không tỏ ra một chút tình cảm nào ngay cả với cha mẹ chúng.
“Tính bất động”
Là một sự cần thiết gây dựng và duy trì một sự ổn định tuyệt đối của môi trường sống.
+ Trẻ có thể ở hàng giờ trong “cái góc của trẻ” một không gian ưu tiên nơi đó nó đảm bảo vì tính quen thuộc của trẻ.
+ Trẻ cũng có thể dành nhiều thời gian để kiểm soát trật tự những đồ đạc thân thiết của nó.
+ Trẻ có thể phản ứng bằng các cơn điên trước tất cả mọi thay đổi hay trẻ nhận thấy một đồ vật bị phá huỷ hay không đầy đủ.
+ Trẻ cần được nghe các câu nói mà nó đã được nghe và thông thường trẻ chỉ chọn một người ưu tiên, người có chức năng này của tính bất động.
- Sự rập khuôn
Là khuynh hướng nhắc đi, nhắc lại hay làm đi làm lại cùng một hoạt động.
+ Cùng một cách hành động.
VD: Làm đi làm lại những hoạt động của ngón tay như đập đập, gõ bằng ngón tay, trẻ quay vòng tròn, thổi, lắc lư cơ thể.
+ Có các hành động nghi thức ở một cấp độ nào đó.
VD: Cách mặc quần áo, cách ăn uống. vệ sinh.
+ Những trò chơi nhắc đi nhắc lại như làm cho quay, cho rơi, cho trượt.
+ Có sự rập khuôn bằng lời nói, nhắc lại những giọng nói hay tiếng nói, khi có sự hiện diện của ngôn ngữ.
Những rối nhiều về ngôn ngữ.
+ Có thể là sự vắng bóng của ngôn ngữ: đứa trẻ hoàn toàn im lặng hay chỉ có thể tạo ra tiếng động hay nói lẩm bẩm, hát lẩm bẩm không có ý nghĩa gì cả.
+ ở trường hợp có ngôn ngữ thì ngôn ngữ của trẻ đã bị tước đi tất cả mọi giá trị giao tiếp. Trẻ hay bị chứng lặ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status