Định hướng giá trị và hình thành hành vi đạo đức của thế hệ trẻ - pdf 17

Download miễn phí Tiểu luận Định hướng giá trị và hình thành hành vi đạo đức của thế hệ trẻ



Định hướng giá trị trong xã hội Việt Nam truyền thống.
Lịch sử phát triển của xã hội Việt Nam có đặc trưng lớn nhất, thể hiện rõ nhất là nó luôn luôn phải chống trả sự xâm lược của ngoại bang. Nhiều thập kỷ của nhiều thế kỷ dân tộc Việt Nam đã buộc phải đứng dậy chống lại kẻ thù, bảo về quyền tồn lại độc lập của mình. Ngoài việc chống trả sự xâm lược của ngoại bang, dân tộc Việt Nam còn phải đấu tranh chống lại với thiên tai, giông bão, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh mà hầu như năm nào cũng gặp phải.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Định hướng giá trị và hình thành hành vi đạo đức của thế hệ trẻ
Trong bài này chúng tui xin trình bày giá trị đạo đức nền tảng xưa và nay của Việt Nam. Đồng thời phác thảo đôi nét về sự phát triển cũng như sự hình thành thói quen, hành vi đạo đức của thế hệ trẻ của chúng ta trong giai đoạn hiện nay.
Theo hệ tư tuởng của nho giáo đã một thời dài là hệ tư tưởng chính thống của Trung Quốc mà nó ảnh hưởng mạnh mẽ tới các nước xung quanh, trong đó có Việt Nam. Thì ngày nay vai trò của nó vẫn còn rõ nét trong hệ tư tưởng giá trị đạo đức của chúng ta hiện nay. Theo Khổng Tử một người trong xã hội luôn phải phấn đấu hoàn thiện mình để trở thành một chính nhân quân tử văn võ song toàn. Theo ông đạo làm trai trong xã hội rèn luyện theo sách thánh hiền bao gồm Tứ Thư và Ngũ Kinh. Trong đó Tứ Thư bao gồm những cuốn: Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ và Mạnh Tử , còn Ngũ Kinh là:Kinh Thi, Kinh Dịch, Kinh Lễ và Kinh Xuân Thu.
1)Đại Học là cuấn sách dạy đạo làm người quân tử, gồm hai phần: Phần một chép lời Khổng Tử bao gồm một hệ triết học mang nặng yếu tố nhân xinh quan, nhằm mục đích tổ chức xã hội(tu, tề, trị, bình). Phần hai chép lời của Trang Tử mà theo ông người quân tử là phải cách vật( thấu hiểu mọi sự vật), trí trí( biết tới ngọn ngành), thành ý( thành thực) và chính tâm( lòng dạ phải chân chính ).
2)Trung Dung là cuấn sách dạy ta phải ăn ở đúng mực, không thái quá, không bất cập( bảo thủ). Phải luôn giữ cái trí để biết rõ sự lý, giữ cái nhân để làm điều thiện, cái dũng để kiên trì vượt khó mà hành thiện.
3) Luận Ngữ lá sách dạy đạo làm người một cách thực tiễn.
4)Mạnh Tử là sách do Mạnh Tử viết về thuyết nhân chính( bớt đánh nhau, thôn tính, cải thiện đời sống nhân dân ).
Những nội dung chính của đạo lý nho giáo này vẫn là những nền ảnh hưởng hưởng đến hệ đạo đức và vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Tuy rằng thời đại ngày nay vai trò cũng như quyền bình đẳng giữa nam và nữ đã khác trước nhiều dẫn đến hệ giá trị đạo đức khác trước. Song bên cạnh những yếu tố không phù hợp thì còn nhiều nét đẹp vẫn cần giữ lại làm định hướng giá trị đạo đức. Trong tiến trình lịch sử của mỗi dân tộc, giá trị bao giờ cũng đóng một là vai trò chỉ đạo và định hướng cho xã hội theo những mục tiêu to lớn được coi là có ý nghĩa cho sự tồn tại và phát triển. Quá trình phát triển của xã hội nhanh hay chậm tùy thuộc ở chỗ giá trị được định hướng có phù hợp với quy luật khách quan hay không, phù hợp nhiều hay ít, có tương ứng với giá trị của cộng đồng, của cá nhân hay không và sự tương ứng ấy ở mức độ nào. Sự phát triển nhanh của mỗi xã hội, mỗi cộng đồng, mỗi cá nhân bắt nguồn kể cả ở sự thống nhất giữa các định hướng giá trị từ phía xã hội, từ phía các cộng đồng và từ phía các cá nhân. Tầm quan trọng của giá trị và định hướng giá trị được nhiều khoa học: triết học, xã hội học, tâm lý học. . . nghiên cứu. Có thể quan niệm giá trị là ý nghĩa của khách thể thuộc thế giới xung quanh, hấp dẫn và cuốn hút và con người không phải ở chính giá trị, mà bởi sự phù hợp giữa một bên là ý nguyện , hứng thú, sở thích, lợi ích, nhu cầu cá nhân và một bên là mục tiêu phấn đấu đã được xác định. Giá trị cũng còn được quan niệm như là các quy phạm, các tiêu chuẩn để đánh giá đúng và sai, đẹp và xấu, thật và giả. Khi xã hội còn đang ở quá trình phôi thai thì không phải cá nhân tiếp xúc với cá nhân với tư cách là một nhân cách, mà là cộng đồng tiếp xúc với cộng đồng. Đó là những chủ thể tập thể này tiếp xúc với những chủ thể tập thể kia. Chủ thể tập thể đó đã tác động, chi phối và định hướng đối với ý thức và hoạt động của cá nhân. Khi xã hội đã tiến lên một trình độ phát triển nhất định, đã có một sự tương ứng về định hướng giá trị thì mới xuất hiện sự tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau giữa giá trị của xã hội, giá trị của cộng đồng và giá trị của cá nhân.
Như vậy, tính định hướng về giá trị của xã hội trở nên rất quan trọng trong quan hệ với định hướng về giá trị của gia đình. Đến lượt mình, tính định hướng về giá trị của gia đình càng trở thành một yếu tố rất quan trọng chi phối sự phát triển của cá nhân nói chung, sự phát triển của thế hệ trẻ nói riêng.
Thực tiễn cho thấy khi giá trị và định hướng giá trị của cá nhân phát triển và bộc lộ một cách cực đoan, vượt lên trên định hướng và trình độ phát triển của xã hội, của cộng đồng thì thường xuất hiện những hiện tượng lệch chuẩn, những hiện tượng phi đạo đức, phi văn hóa. Và một khi không có sự thống nhất, không có sự hài hòa giữa định hướng giá trị của - xã hội, của cộng đồng, của cá nhân cũng sẽ dẫn đến tình trạng chậm phát triển, lệch lạc và méo mó của xã hội - với tư cách là một chỉnh thể nói chung - của mỗi cộng đồng, của mỗi cá nhân nói riêng. Mặt khác, thực tiễn cũng cho thấy tình hình là xã hội đã xác định được định hướng của mình và cộng đồng cũng xác định được các mục tiêu theo định hướng đó, nhưng nếu không tính đến nhu cầu, năng lực và lợi ích cá nhân, thì rốt cuộc cả xã hội, cả cộng đồng, cả cá nhân đều không có cơ sở, không có động lực để phát triển.
Định hướng giá trị trong xã hội Việt Nam truyền thống.
Lịch sử phát triển của xã hội Việt Nam có đặc trưng lớn nhất, thể hiện rõ nhất là nó luôn luôn phải chống trả sự xâm lược của ngoại bang. Nhiều thập kỷ của nhiều thế kỷ dân tộc Việt Nam đã buộc phải đứng dậy chống lại kẻ thù, bảo về quyền tồn lại độc lập của mình. Ngoài việc chống trả sự xâm lược của ngoại bang, dân tộc Việt Nam còn phải đấu tranh chống lại với thiên tai, giông bão, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh mà hầu như năm nào cũng gặp phải.
Một cá nhân với sức lực bé bỏng và nhỏ nhoi, một mình không thể thắng nổi thiên tai và địch họa. Muốn bảo đảm sự sống của chính mình, mỗi cá nhân không có con đường nào khác là phải bổ sung cho sức mạnh của cộng đồng, dựa vào, bám vào sức mạnh ấy để tồn tại. Tinh thần cộng đồng, tâm lý cộng đồng trở thành một đòi hỏi khách quan và nó được cả cộng đồng cũng như mỗi cá nhân ra sức tạo lập và củng cố. Đó là một bảo đảm cho thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh cho độc lập dân tộc, cho sự tồn tại của mỗi cộng đồng và mỗi cá nhân.
Tinh thần cộng đồng, tâm lý cộng đồng trùm lên các lĩnh vực của đời sống xã hội, của đời sống cộng đồng và do đó nó đóng vai trò chi phối và định hướng về giá trị của cá nhân "Không có gì quý hơn độc lập tự do" là một hệ giá trị mà Hồ Chí Minh đã tổng kết và khái quát. Hệ thống giá trị này đã phản ánh một phương diện bức xúc của xã hội và đáp ứng một đòi hỏi khách quan của cả xã hội, của các cộng đồng, của các cá nhân. Hệ thống giá trị này định hướng cho nhiều lĩnh vực hoạt động. Xã hội trước hết phải chăm lo đến sự nghiệp bảo vệ tổ quốc và các d
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status