Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can - pdf 17

Download miễn phí Khóa luận Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can


1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4. Phạm vi nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 2
CHƯƠNG I 4
KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH, NGUYÊN TẮC CỦA TÁC ĐỘNG TÂM LÝ 4
TRONG HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG BỊ CAN 4
1. Một số khái niệm cơ bản 4
1.1. Khái niệm tác động 4
1.2. Khái niệm tác động tâm lý 4
1.3. Khái niệm hỏi cung bị can 6
1.4. Khái niệm tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can 7
2. Mục đích của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can 8
2.1. Tác động tâm lý nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án một cách đầy đủ, toàn diện 8
2.2. Tác động tâm lý nhằm khắc phục những động cơ tiêu cực, khơi dậy những động cơ tích cực ở bị can tạo điều kiện cho việc xác lập chứng cứ được nhanh chóng, đúng đắn và khách quan 10
2.3. Tác động tâm lý kích thích sự tích cực hoạt động của bị can, giúp cho quá trình xác lập chứng cứ về sự việc phạm tội được chính xác đúng pháp luật 10
3. Nguyên tắc của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can 10
3.1. Tuân thủ chặt chẽ các qui định của pháp luật 10
3.2. Chú ý tới đặc điểm tâm lý bị can 11
3.3. Đảm bảo tính tích cực tâm lý ở bị can 11
3.4. Nội dung và phương pháp tác động tâm lý phải phù hợp với từng bị can 12
3.5. Chú ý những điều kiện, hoàn cảnh tiến hành tác động tâm lý 13
3.6. Điều tra viên là người có phẩm chất chính trị tư tưởng, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ 13
CHƯƠNG II 14
CƠ SỞ CỦA TÁC ĐỘNG TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG 14
BỊ CAN 14
1. Đặc điểm tâm lý của điều tra viên và đặc điểm tâm lý của bị can trong tác động tâm lý 14
1.1. Đặc điểm tâm lý của điều tra viên 14
1.2. Đặc điểm tâm lý của bị can 16
2. Các phương pháp tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can 22
2.1. Phương pháp thuyết phục 22
2.2. Phương pháp truyền đạt thông tin 24
2.3. Phương pháp ám thị gián tiếp 26
2.4. Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy 28
2.5. Phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển 30
3. Quy trình tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can 31
3.1. Chuẩn bị tác động tâm lý 31
3.1.1. Lựa chọn và chuẩn bị tâm lý cho các chủ thể thực hiện 31
3.1.2. Nghiên cứu tài liệu vụ án và các đặc điểm tâm lý của bị can 32
3.1.3. Xây dựng kế hoạch tác động tâm lý 33
3.1.4. Chuẩn bị môi trường và cơ sở vật chất cho quá trình tác động tâm lý 34
3.2. Thực hiện kế hoạch tác động tâm lý 34
3.2.1. Mở đầu tiếp xúc tâm lý với bị can 34
3.2.2. Sử dụng các phương pháp tác động tâm lý theo từng phương án đã định 35
3.2.3. Quan sát và ghi nhận các biểu hiện, phản ứng từ phớa bị can 35
3.2.4. Phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả tác động 36
3.2.5. Điều chỉnh kế hoạch tác động 36
3.2.6. Một số vấn đề cần chú ý khi thực hiện tác động tâm lý 36
3.3. Kết thúc tác động 37
CHƯƠNG III 39
THỰC TRẠNG CỦA TÁC ĐỘNG TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG BỊ CAN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA TÁC ĐỘNG TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG BỊ CAN 39
1. Thực trạng của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can 39
2. Một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can 43
KẾT LUẬN 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

Hiện nay cùng với công cuộc cải cách kinh tế và cải cách hành chính, Đảng và Nhà nước ta đang chủ trương đẩy mạnh cải cách tư pháp và coi đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhiều tư tưởng, quan điểm định hướng về cải cách tư pháp trong các nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị Quyết số 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, trong đó có giai đoạn điều tra. Đây là giai đoạn ban đầu với mục đích chính là thu thập chứng cứ, chứng minh hành vi tội phạm. Hỏi cung bị can là một trong những biện pháp điều tra chính nhằm mục đích thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can. Do đó, nếu hoạt động hỏi cung bị can đạt hiệu quả cao sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động điều tra nói riêng và quá trình giải quyết vụ án được nhanh chóng và thuận lợi.
Mặt khác, trên thực tế vẫn còn hiện tượng một số điều tra viên sử dụng nhục hình, bức cung đối với bị can gây oan sai. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH ngày 17/3/2003 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Đồng thời, trong hoạt động hỏi cung các điều tra viên nên sử dụng tác động tâm lý đến bị can. Mục đích của việc sử dụng phương pháp này là điều tra viên tạo ra trạng thái tâm lý tích cực nhất để bị can có thể khai về các tình tiết của vụ án.
Tuy nhiên trên thực tế, hoạt động này còn chưa đạt hiệu quả cao. Nhiều điều tra viên còn chưa có một hiểu một cách có hệ thống về các phương pháp này. Đồng thời, cũng chưa có một công trình nghiên cứu về đề tài này một cách cụ thể và kĩ lưỡng. Xuất phát từ những lý do trên đây, chúng tui lựa chọn đề tài: “Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can” là một yêu cầu cấp bách và cần thiết không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn
2. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ vai trò của những tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, các phương pháp tác động tâm lý hay được điều tra viên sử dụng, qui trình thực hiện tác động tâm lý đến bị can. Từ thực tế áp dụng, chúng tui đề cập đến một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can
- Đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can



DS49b55B426kneI
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status