Bài giảng Pháp luật về hợp đồng trong họat động kinh doanh – thương mại - pdf 17

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Chöông 4
PHAÙP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG
HOÏAT ÑOÄNG KINH DOANH –THÖÔNG MAÏI
I. PHAÙP LUAÄTVỀ HỢP ĐỒNG:
1. Khaùi quaùt chung veà hôïp ñoàng
1.1. Khái niệm, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng:
1.1.1. Khái niệm hợp đồng:
Hợp đồng được hiểu theo nghĩa rộng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên về một vấn đề nhất định trong xã hội nhằm làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên đó.
Bộ Luật Dân sự 2005 đã đưa ra khái niệm về hợp đồng dân sự một cách khái quát như sau: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” (Điều 388 Boä Luaät daân söï.)
Để được coi là sự thỏa thuận thì hợp đồng phải thể hiện được sự tự do bày tỏ ý chí của các bên tham gia quan hệ hợp đồng. Nguyên tắc tự do hợp đồng cho phép các cá nhân, tổ chức được tự do quyết định việc giao kết hợp đồng với ai, như thế nào, vào thời điểm nào. Quan hệ hợp đồng này phải diễn ra trong những mối quan hệ xã hội nhất định và xuất phát từ lợi ích của mỗi bên.
Việc giao kết hợp đồng làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng. Tức là, thông qua hợp đồng, các bên xác lập được đối tượng nghĩa vụ của hợp đồng. Hợp đồng sẽ không có hiệu lực pháp lý đối với những nghĩa vụ không thể thực hiện được.
Các bên tham gia quan hệ hợp đồng gọi là chủ thể của hợp đồng. Chủ thể của hợp đồng có thể là cá nhân, pháp nhân hay các chủ thể khác.
Trong hợp đồng quyền và nghĩa vụ giữa các bên có tính chất tương ứng, là đặc trưng cơ bản của nghĩa vụ dân sự. Quyền lợi của bên này chỉ đạt được khi bên kia thực hiện các hành vi mang tính nghĩa vụ đã được hai bên xác nhận trong hợp đồng hay pháp luật quy định trong nội dung của quan hệ nghĩa vụ ấy. Mục đích của hợp đồng là nhằm dung hòa và thỏa mãn các lợi ích khác nhau của các bên.
1.1.2.Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng:
Quan hệ hợp đồng muốn có hiệu lực, được pháp luật bảo vệ thì phải tuân theo những quy định của pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
Thứ nhất, các chủ thể ký kết hợp đồng phải hợp pháp. Thông thường các bên giao kết phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Thứ hai, các chủ thể ký kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện tức là nó xuất phát từ ý chí thực, từ sự tự do ý chí của các bên trong các thỏa thuận hợp đồng đó.
Thứ ba, nội dung của hợp đồng không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Đối tượng của hợp đồng không thuộc hàng hóa cấm giao dịch, công việc cấm thực hiện. Bên cạnh đó, nội dung của hợp đồng cần cụ thể, bởi vì việc xác lập nghĩa vụ trong hợp đồng phải cụ thể và có tính khả thi. Những nghĩa vụ trong hợp đồng mà không thể thực hiện được thì hợp đồng cũng không được coi là có hiệu lực pháp lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ.
Thứ tư, thủ tục và hình thức của hợp đồng phải tuân theo những thể thức nhất định phù hợp với những quy định của pháp luật đối với từng loại hợp đồng.
1.2. Phân loại hợp đồng:
Hợp đồng là sự thể hiện chủ yếu của các giao dịch dân sự, có tính phổ biến trong hoạt động của đời sống xã hội. Vì thế có rất nhiều loại hợp đồng với nhiều cách phân loại theo các tiêu chí khác nhau.
1.2.1.Theo nội dung của hợp đồng:
 Hợp đồng giao dịch trực tiếp hàng hóa, dịch vụ: Là loại hợp đồng mà đối tượng giao dịch trực tiếp của hợp đồng là hàng – tiền. Phần nghĩa vụ của bên này được xác định dựa trên cơ sở ngang giá được coi như giá trị tương đương với phần nghĩa vụ của bên kia như hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng vận chuyển
 Hợp đồng không giao dịch trực tiếp hàng hóa, dịch vụ: Đó là các hợp đồng mà đối tượng giao dịch trực tiếp không phải là hàng – tiền mà nhằm để hình thành nên các quan hệ kinh doanh khác như: Đầu tư, góp vốn, liên doanh, thành lập công ty, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế. Phần nghĩa vụ của các bên giao kết hợp đồng khó hay không xác định được chắc chắn giá trị tương đương của nó. Trong quan hệ này, nếu một bên bị thiệt hơn so với bên kia thì đó cũng không phải là căn cứ để yêu cầu Tòa án hủy hợp đồng. Đối với hợp đồng loại này, nguồn luật điều chỉnh ngoài Bộ luật Dân sự 2005 còn có các văn bản pháp luật chuyên ngành tương ứng từng lĩnh vực.
1.2.2. Theo các lĩnh vực đời sống xã hội:
 Hợp đồng dân sự: là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
 Hợp đồng lao động: là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, về điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
 Hợp đồng trong hoạt động thương mại: là sự thỏa thuận giữa các thương nhân hay một bên là thương nhân để thực hiện các hoạt động thương mại.
 Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là văn bản ký kết giữa hai bên hay nhiều bên là nhà đầu tư Việt Nam và nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư ở Việt Nam và nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư ở Việt Nam, trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới.
 Hợp đồng liên doanh: là văn bản ký kết giữa bên Việt Nam và bên nước ngoài để thành lập doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam.
 Các loại hợp đồng khác.
1.2.3.Theo nghĩa vụ của hợp đồng:
 Hợp đồng song vụ: Là hợp đồng mà các bên chủ thể đều có nghĩa vụ tức là mỗi bên chủ thể của hợp đồng song vụ đều có quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau. Quyền dân sự của bên này tương ứng với nghĩa vụ dân sự của bên kia và ngược lại.
 Hợp đồng đơn vụ: là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
1.2.4. Theo hình thức của hợp đồng:
Theo cách phân loại này, hợp đồng được chia thành: hợp đồng bằng văn bản (kể cả dưới hình thức thông điệp dữ liệu), hợp đồng bằng lời nói, hợp đồng bằng hành vi cụ thể, hợp đồng có công chứng, chứng thực, hợp đồng phải đăng ký, xin phép.
1.2.5. Theo sự phụ thuộc nhau về hiệu lực của hợp đồng:
 Hợp đồng chính (Khoản 3 Điều 406 Bộ Luật Dân sự): là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
 Hợp đồng phụ (Khoản 4 Điều 406 Bộ Luật Dân sự): là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính
1.2.6. Theo đối tượng của hợp đồng:
 Hợp đồng có đối tượng là tài sản bao gồm: Hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng trao đổi tài sản, hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng vay tài sản, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng mượn tài sản.
 Hợp đồng có đối tượng là dịch vụ: Hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng ủy quyền, hợp đồng dịch vụ.
1.2.7.Theo tính chất đặc thù của hợp đồng:
 Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba (Khoản 5 Điều 406 Bộ Luật Dân sự) là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.



dHbxMJ55cn82pCO
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status