Marketing nông nghiệp - Quan hệ thị trường theo không gian - pdf 17

Download miễn phí Chuyên đề Marketing nông nghiệp - Quan hệ thị trường theo không gian



MỤC LỤC
 
5.1 CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG
5.1.1 Khái niệm 3
5.1.2 Biểu hiện của thị trường 4
5.1.3 Chức năng của thị trường 4
5.2 CHI PHÍ LƯU THÔNG VÀ CƠ CẤU GIÁ CẢ THEO KHÔNG GIAN
5.2.1 Khái niệm cơ cấu giá cả theo không gian 5
5.2.2 Chi phí lưu thông 5
5.3 MỘT SỐ MÔ HÌNH CÂN BẰNG THEO KHÔNG GIAN
5.3.1 Mô hình 2 khu vực 8
5.3.2 Mô hình 2 khu vực 9
5.3.3 Mô hình ứng dụng đơn giản về cân bằng theo không gian 12
5.4 BÀI TOÁN VẬN TẢI
5.4.1 Khái niệm 12
5.4.2 Bài toán vận tải dạng tổng quát 13
5.4.3 Giải bài toán vận tải. 15
5.4.4 Ví dụ minh họa 16
5.5 BỐ TRÍ SỐ LƯỢNG, QUI MÔ VÀ VỊ TRÍ CỦA CÁC XÍ NGHIỆP
CHẾ BIẾN
5.5.1 Mô hình đơn giản 19
5.5.2 Mô hình ứng dụng 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp có thể cung ứng. [tài liệu 1, trang 25 – 26]
5.1.2 Biểu hiện của thị trường
Thị trường được biểu hiện ở một số nơi như sau:
Chợ là nơi người mua và người bán trực tiếp thỏa thuận (mặc cả) giá của hàng hóa.
Siêu thị là nơi người bán quyết định giá cả, người mua chỉ được chọn lựa.
Chứng khoán là nơi người mua và người bán đều phải thông qua môi giới trung gian.
Đấu giá là nơi người mua và được quyền quyết định.
5.1.3 Chức năng của thị trường
5.1.3.1 Chức năng thừa nhận
Trách nhiệm của các doanh nghiệp là phải nghiên cứu thị trường để cho ra đời các loại sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với thị hiếu tiêu dùng. Hiệu quả kinh doanh phụ thuộc vào việc sản phẩm hay dịch vụ của các doanh nghiệp có được thị trường thừa nhận các nội dung sau:
Thị trường thừa nhận chủng loại và cơ cấu chủng loại hàng hóa;
Thị trường thừa nhận khối lượng sản phẩm hàng hóa;
Thị trường thừa nhận giá cả;
Thị trường thừa nhận cách trao đổi với một loại hàng háo hay dịch vụ cụ thể nào đó.
5.1.3.2 Chức năng thực hiện
Thông qua chức năng này hàng hóa và dịch vụ sẽ hoàn thành quá trình chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ.
Quá trình trao đổi hay mua bán là quá trình chủ yếu diễn ra trên thị trường. Thông qua quá trình này sản phẩm hay dịch vụ bằng quan hệ cung cầu sẽ hình thành nên giá cả, cơ sở để thanh toán và điều kiện để thõa mãn nhu cầu.
Kết thúc một quá trình mua bán chức năng thực hiện của thị trường đã được hoàn thành.
5.1.3.3 Chức năng điều tiết kích thích
Lợi nhuận là mục đích cao nhất của quá trình sản xuất. Lợi nhuận kinh doanh chỉ hình thành thông qua hoạt động thị trường, vì vậy thị trường vừa là môi trường vừa là động lực để điều tiết kích thích các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp – sự điều tiết và kích thích sản xuất thể hiện ở các khía cạnh:
Dựa vào nhu cầu các loại sản phẩm hay dịch vụ trên thị trường, các doanh nghiệp có thể điều chỉnh các yếu tố sản xuất từ nghành này sang nghành khác, từ sản phẩm này sang sản phẩm khác để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn;
Sự thay đổi nhu cầu và cơ cấu nhu cầu bắt buộc các doanh nghiệp phải thay đổi phương hướng kinh doanh cho phù hợp hơn;
Thị trường sẽ tạo ra động lực cạnh tranh. Những doanh nghiệp mạnh sẽ phải phát huy lợi thế của mình để phát triển, các doanh nghiệp yếu sẽ phải tìm cách đổi mới, vươn lên để tồn tại nếu không bị muốn phá sản;
Thị trường có vai trò quan trọng trong điều tiết cung – cầu thông qua hệ thống giá cả. Doanh nghiệp muốn tồn tại phải tính toán các nguồn nhân lực, tiết kiệm chi phí để có mức giá phù hợp.
5.1.3.4 Chức năng thông tin
Trên thị trường sẽ hình thành nên hệ thống thông tin đa chiều. Hệ thống thông tin Marketing là hệ thống hoạt động thường xuyên của sự tương tác giữa con người, thiết bị và phương tiện kỹ thuật dùng để thu thập, phân tích, đánh giá và truyền đi những thông tin chính xác kịp thời và cần thiết để người phụ trách lĩnh vực Marketing sữ dụng chúng với mục tiêu lập, tổ chức thực hiện, điều chỉnh kế hoạch Marketing và kiểm tra hiệu quả của hoạt động Marketing. Chức năng này bao gồm:
Tổ chức hệ thống phương tiện thông tin phù hợp với điều kiện thị trường và năng lực của doanh nghiệp;
Tổ chức thu thập thông tin;
Tổ chức phân tích thông tin đã thu thập được;
Đánh giá kết quả thông tin và truyền thông. [tài liệu 1, trang 26 – 28]
5.2 CHI PHÍ LƯU THÔNG VÀ CƠ CẤU GIÁ CẢ THEO KHÔNG GIAN
5.2.1 Khái niệm cơ cấu giá cả theo không gian
Giá cả theo không gian chủ yếu đề cập đến giá cả của một loại hàng hóa trên các thị trường ở các vùng khác nhau và sự lưu chuyển hàng hóa giữa các thị trường/vùng đó.
5.2.2 Chi phí lưu thông
Chi phí lưu thông là các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ, thực hiện giá trị hàng hóa, bao gồm:
Chi phí lưu thông thuần túy là các khoản chi phí có liện quan đến bán hàng như chi phí sổ sách, kế toán, quảng cáo, tiền lương của nhân viên bán hàng. Chi phí này không làm tăng giá trị hàng hóa;
Chi phí lưu thông bổ sung là chi phí tiếp tục thực hiện quá trình sản xuất lưu thông như đóng gói, bao bì, vận chuyển, bảo quản hàng hóa. Chi phí này có tính chất sản xuất và làm tăng giá trị hàng hóa.
Trong điều kiện thị trường cạnh tranh thì chi phí lưu thông hàng hóa là nhân tố chủ yếu xác định quan hệ giá cả giữa các vùng. Chi phí lưu thông kể cả chi phí bốc dỡ, quản lý cũng như vận chuyển thường tương đối cao so với giá trị sản phẩm ở nông trại, đặc biệt đối với sản phẩm dễ hư hỏng. Nếu chi phí vận chuyển và chi phí tiêu thụ chiếm tỉ trọng cao so với giá người tiêu dùng có thể thay đổi đáng kể đến mức thu nhập của người sản xuất.
Trong các điều kiện thị trường cạnh tranh với sản phẩm đồng nhất thì những nguyên tắc quyết định đến sự khác biệt về giá cả giữa các cùng là:
Mức chênh lệch về giá cả giữa hai vùng (hay thị trường) bất kỳ có giao không thương với nhau bằng đúng với chi phí lưu thông.
Mức chênh lệch giá cả giữa hai vùng (hay thị trường) bất kỳ có giao không thương với nhau thì bằng hay thấp hơn phí lưu thông.
Mức chênh lệch giá cả giữa hai vùng không thể cao hơn chi phí lưu thông. Nguyên nhân của vấn đề có thể nhận biết dễ dàng: nếu giá cả chênh lệch lớn hơn chi phí lưu thông thì người kinh doanh có thể mua sản phẩm từ thị trường có giá thấp và chuyển đến thị trường có giá cao bán để hưởng lợi nhuận. Quá trình kinh doanh khiến giá cả của thị trường giá thấp sẽ tăng lên và giá cả của thị trường giá cao giảm bớt. Việc kinh doanh sẽ được tiếp tục cho đến khi nào lợi nhuận của kinh doanh không còn nữa, có nghĩa là sự chênh lệch về giá cả giữa hai nơi không còn vượt quá chi phí lưu thông. Các nguyên tắc có liên quan đến việc xác định cơ cấu giá cả theo không gian có thể được minh họa bằng hình 1. Giả sử có hai thị trường A và B giao nhận từ nơi khác chuyển đến để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại chỗ hay xuất khẩu. Hai nơi sản xuất lúa gạo hàng hóa là X và Y. Chi phí lưu thông hàng hóa giữa các địa điểm được thể hiện trên các đường thẳng nối các địa điểm. Nếu có được số liệu về giá cả lúa gạo ở một địa điểm bất kỳ thì ta có thể xác định mức giá lúa gạo các điểm còn lại.
A
B
Y
X
300 đ
200 đ
500 đ
100 đ
400đ
Hình 1. Mối quan hệ giữa chi phí lưu thông và giá cả mặt hàng gạo giữa hai khu vực sản xuất (X, Y) và hai thị trường (A, B)
Thí dụ: như biết được giá lúa gạo tại A là 3000đồng/kg. Lúa gạo có thể được chuyển từ A sang B với mức lưu thông là 500đồng/kg thì mức giá tối đa tại B có thể là 3500đồng/kg. Tuy nhiên, gạo có thể mua được tại X là 2900đồng/kg (bằng giá tại A trừ bớt 100 đồng). Gạo mua tại X có thể chuyển đến bán tại B với giá 3300đồng/kg (=2900đồng + 400đồng chi phí lưu thông). Giá gạo tại B được xác định dưạ theo giá thu mua tối thiểu (3300 đồng thay vì 3500 đồng) đối với người sản xuất tại Y, họ có thể tiêu t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status