Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài



MỤC LỤC
 
CHƯƠNG I 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI 1
1. Một số vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 1
1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 1
1.2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 4
1.2.1. Về chủ thể của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 4
1.2.2. Về nguồn vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 4
1.2.3. Về mục đích đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 4
1.2.4. Về tính chất của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 5
1.2.5. Về mối quan hệ giữa nhà đầu tư với nước tiếp nhận đầu tư 5
1.3. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 6
1.3.1. Vai trò, ý nghĩa chung 6
1.3.2. Vai trò, ý nghĩa riêng đối với Việt Nam 9
2. Một số vấn đề lý luận về pháp luật đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 10
2.1. Khái niệm và nội dung cơ bản của pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 10
2.2. Vai trò của pháp luật đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 13
2.2.1. Pháp luật về ĐTTTRNN thừa nhận, định hướng và thúc đẩy các hoạt động ĐTTTRNN, qua đó là công cụ bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho nhà đầu tư 13
2.2.2. Pháp luật ĐTTTRNN là công cụ quản lý của nhà nước về ĐTTTRNN 14
2.2.3. Pháp luật ĐTTTRNN góp phần thúc đẩy sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật về đầu tư 14
2.3. Pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của một số nước trên thế giới 15
2.4. Khái lược sự hình thành và phát triển của pháp luật về ĐTTTRNN ở Việt Nam 18
CHƯƠNG II 22
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 22
1. Về chủ thể đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 22
2. Về điều kiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 24
3. Về thủ tục đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 25
4. Về hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 34
5. Về lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 36
6. Về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 39
7. Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 43
CHƯƠNG III 44
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI 44
1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 44
2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 50
kÕt luËn 1
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

o kinh doanh, ghi nhận quyền ĐTRNN cho tất cả các loại hình DN, không phân biệt sở hữu, đã đăng ký theo Luật Doanh nghiệp mới hay chưa, kể cả các cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học và các hộ kinh doanh, cá nhân Việt Nam, phạm vi chủ thể ĐTTTRNN đã được mở rộng một cách đáng kể như sau:
- Một là, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp;
- Hai là, doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước chưa chuyển đổi sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
- Ba là, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư;
- Bốn là, doanh nghiệp thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp;
- Năm là, hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã;
- Sáu là, cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hoá, thể thao và các cơ sở dịch vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi;
- Bảy là, hộ kinh doanh, cá nhân Việt Nam.
Quy định mới này đã củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư, khơi dậy mọi tiềm năng kinh tế tạo điều kiện cho tất cả các chủ thể kinh doanh, tạo ra sự bình đẳng giữa các nhà đầu tư qua đó nâng cao hiệu quả đầu tư.
2. Về điều kiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Điều kiện ĐTTTRNN chính là thước đo cho chính sách khuyến khích ĐTTTRNN, cũng đồng thời phản ánh thái độ của nhà nước đối với hoạt động này. Tại NĐ 22 năm 1999 thái độ của nhà nước thể hiện rõ thông qua các điều kiện đối với nhà đầu tư để được ĐTRNN như sau:
- Một là, dự án ĐTRNN có tính khả thi;
- Hai là, có năng lực tài chính, đáp ứng yêu cầu ĐTRNN;
- Ba là, thực hiện đầu đủ các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước.
Thực tiễn đã chứng minh các quy định trên chưa tạo điều kiện cho nhà ĐTRNN, vì pháp luật không hề giải thích rõ các tiêu chí của một dự án ĐTTTRNN được coi là có tính khả thi. Nên việc xem xét điều kiện này là hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các cơ quan có thẩm quyền, rất dễ dẫn đến tiêu cực. Như vậy với quy định này nhà nước đã can thiệp quá sâu vào hoạt động đầu tư của nhà đầu tư, tạo cơ hội cho một bộ phận cán bộ “biến chất” có điều kiện gây phiền phức cho nhà đầu tư. Nhà nước cần cho nhà đầu tư tự quyết định, tăng tính tự chịu trách nhiệm của nhà đầu tư. Do đó việc đặt ra điều kiện về “tính khả thi” là hoàn toàn không cần thiết.
DN Việt Nam được tiến hành ĐTTTRNN không chỉ đáp ứng điều kiện về tính khả thi của dự án, pháp luật còn yêu cầu DN đó có năng lực tài chính đáp ứng yêu cầu ĐTRNN. Trong khi không hề có văn bản hướng dẫn cụ thể nào về tiêu chí “năng lực tài chính” của doanh nghiệp thế nào được coi là đáp ứng được yêu cầu ĐTRNN. Vì vậy, rõ ràng quy định này chưa tạo được tính thông thoáng cần thiết đối với hoạt động ĐTRNN của nhà nước ta thời điểm lúc bấy giờ. Sự cân nhắc có phần quá khắt khe và chặt chẽ trước khi quyết định đồng ý cho một DN Việt Nam tiến hành ĐTTTRNN đã tạo ra rào cản lớn đối với chính hoạt động này. Một doanh nghiệp mạnh dạn tiến hành ĐTRNN nhằm mở rộng thị trường tất yếu sẽ phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thử thách ở một môi trường cạnh tranh lớn hơn, tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn thì sự hỗ trợ, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi từ phía nhà nước là hết sức cần thiết, nhưng những quy định này của pháp luật lại đặt ra quá nhiều cản trở, gây không ít khó khăn cho họ. Vì các quy định về “tính khả thi” và “năng lực tài chính đáp ứng yêu cầu ĐTRNN” này đã dẫn tới hệ quả thời gian cấp phép bị kéo dài do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có đủ thời gian xem xét kỹ lưỡng về tính khả thi của dự án và khả năng tài chính của nhà đầu tư.
Khắc phục những hạn chế trên, hiện nay tại khoản 1 Điều 76 Luật đầu tư 2005 quy định các điều kiện mà nhà đầu tư phải đáp ứng khi tiến hành ĐTRNN theo hình thức ĐTTT là:
- Một là, có dự án ĐTRNN;
- Hai là, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước Việt Nam;
- Ba là, được cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư.
NĐ 78 năm 2006 quy định về ĐTTTRNN đã cụ thể hoá các điều kiện trên tại Điều 4 như sau:
- Một là, có dự án ĐTTTRNN;
- Hai là, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước Việt Nam;
- Ba là, tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước đối với các trường hợp sử dụng vốn nhà nước để ĐTTRNN;
- Bốn là, được Bộ KH – ĐT cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Như vậy, Luật đầu tư đã có những quy định thông thoáng và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư ĐTTTRNN, các nhà đầu tư chỉ còn phải đáp ứng một số điều kiện mang tính chất nghĩa vụ dưới góc độ quản lý nhà nước và để đảm bảo cho hoạt động đầu tư được hiệu quả.
3. Về thủ tục đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Tại NĐ 22 năm 1999, một trong những rào cản lớn nhất mà pháp luật đặt ra đối với hoạt động ĐTTTRNN chính là các quy định về thủ tục ĐTTTRNN. Sau một thời gian thực hiện một số doanh nghiệp Việt Nam ĐTTTRNN liên tục phàn nàn thủ tục xin cấp phép cho dự án chuyển tiền ra và chuyển lợi nhuận về…chỗ nào cũng vướng. Trong khi đó, dự án thì không thể chậm trễ, nhiều doanh nghiệp đã nản lòng và ngậm ngùi mong chờ một sự thay đổi [22].
Thông tư số 05/2001/TT - BKH ngày 38/8/2001 của Bộ KH – ĐT về hướng dẫn hoạt động ĐTRNN của các doanh nghiệp đã quy định rõ thủ tục ĐTRNN được tiến hành theo 2 thủ tục là đăng ký cấp giấy phép đầu tư và thẩm định cấp giấy phép đầu tư.
* Thủ tục đăng ký cấp giấy phép đầu tư: áp dụng đối với các dự án ĐTRNN mà chủ đầu tư không thuộc thành phần kinh tế nhà nước và có vốn đầu tư dưới 1 triệu đô la Mỹ.
Doanh nghiệp phải lập hồ sơ dự án gửi Bộ KH - ĐT bao gồm các tài liệu sau:
- Đơn đăng ký ĐTRNN;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
- Văn bản chấp thuận đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư cấp (nếu có); hợp đồng bản thoả thuận với bên nước ngoài về dự án đầu tư;
- Báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp trong 1 năm gần nhất.
* Thủ tục thẩm định cấp giấy phép đầu tư: áp dụng đối với những dự án ĐTRNN của doanh nghiệp nhà nước không phân biệt quy mô và mục đích đầu tư và các dự án đầu tư của các thành phần kinh tế khác có vốn đầu tư từ 1 triệu USD trở lên.
Doanh nghiệp phải lập hồ sơ dự án gửi Bộ KH - ĐT gồm các tài liệu sau:
- Đơn xin ĐTRNN;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
- Giải trình về dự án đầu tư;
- Văn bản chấp thuận đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư cấp: hợp đồng, bản thoả thuận với bên nước ngoài về dự án đầu tư;
- Văn bản chấp thuận ĐTRNN của cơ quan ra quyết định thành lập doanh nghiệp (là doanh nghiệp nhà nước) hoặ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status