Thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại Toà kinh tế - Toà án nhân dân tỉnh Phú Thọ - pdf 17

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
PHẦN I 2
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ, THƯƠNG MẠI TẠI TOÀ KINH TẾ - TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ 2
1. Khái niệm về tranh chấp kinh tế, thương mại và việc giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại Toà án 2
1.1. Khái niệm tranh chấp kinh tế 3
1.2. Khái niệm và ý nghĩa của cách giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại Toà án 4
2. Quá trình giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại Toà kinh tế - Toà án nhân dân tỉnh Phú Thọ 5
PHẦN II 8
NHỮNG VẤN ĐỀ VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI ĐỊA PHƯƠNG 8
1. Vấn đề xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại của Toà kinh tế 8
1.1. Về thẩm quyền theo vụ việc 8
1.2. Về thẩm quyền của Toà các cấp 10
1.3. Về thẩm quyền theo lãnh thổ 10
2. Vấn đề áp dụng chế tài phạt hợp đồng trong thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng trong hoạt động thương mại 11
PHẦN III 14
MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC THI HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC KINH DOANH, 14
THƯƠNG MẠI CỦA TOÀ KINH TẾ Ở ĐỊA PHƯƠNG 14
1. Một số giải pháp khắc phục những thiếu sót, tồn tại trong thực tiễn xét xử của Toà án 14
2. Một số kiến nghị nhằm thực thi hiệu quả công tác giải quyết của Toà án 14
KẾT LUẬN 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu
Các hoạt động kinh tế luôn có vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội. Khi những hoạt động này diễn ra sẽ không thể tránh khỏi những mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh do nhiều nguyên nhân. Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, số lượng các tranh chấp trong kinh doanh ngày càng tăng với mức độ ngày càng phức tạp. Vì vậy, việc giải quyết các tranh chấp phát sinh là điều cần thiết để đảm bảo một môi trường kinh doanh lành mạnh cho các chủ thể kinh doanh.
Để thực hiện chức năng kinh tế của mình, nhà nước ta đã ban hành Hệ thống quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh tế. Nhà nước thông qua các cơ quan chức năng hay các tổ chức được pháp luật thừa nhận để giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn.
Hiện nay, có thể nói, Tòa án là cơ quan giải quyết tranh chấp quan trọng và phổ biến nhất ở Việt Nam. Trong hệ thống Tòa án nhân dân thì giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc chức năng của Tòa kinh tế, là một Toà chuyên trách thành lập theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Toà án nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 28/12/1993 và có hiệu lực ngày 01/07/1994.
Việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại cần được thực hiện đúng đắn, kịp thời; góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự cũng như đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh và an ninh quốc gia. Đây là mối quan tâm của nhiều người trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay. Chính từ thực tiễn này, trong quá trình thực tập tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam, tui lựa chọn vấn đề “Thực trạng giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa Kinh tế - Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam” làm đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp.

2. Tình hình nghiên cứu
Các hoạt động kinh doanh, thương mại trong thời kỳ hội nhập quá phong phú, đa dạng làm cho số lượng tranh chấp phát sinh trong hoạt động này ngày càng nhiều và ngày càng phức tạp. Nếu trước đây, các tranh chấp kinh doanh, thương mại thường là tranh chấp về mua bán hàng hóa và một phần về cung ứng dịch vụ; thì hiện nay, nhiều loại tranh chấp mới đã phát sinh như tranh chấp về mua bán licence, nhượng quyền thương mại, …Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát triển, cùng với mục tiêu lợi nhuận được đặt lên hàng đầu, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại thu hút rất nhiều các chủ thể; và cũng chính trong mối quan hệ kinh tế này luôn tìm ẩn các nguy cơ phát sinh tranh chấp nhằm tranh giành lợi ích giữa các bên tham gia. Do đó, hiện nay các vấn đề liên quan đến tranh chấp kinh doanh, thương mại được rất nhiều người quan tâm, bao gồm cả các cách giải quyết tranh chấp khi nó phát sinh.
Trước tình hình chung đó, sự phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Nam trong những năm trở lại đây đã kéo theo sự xuất hiện của hàng loạt các mô hình doanh nghiệp với quy mô khác nhau, hoạt động trong nhiều lĩnh lực kinh tế. Và điều này cũng làm cho các tranh chấp kinh doanh, thương mại trên địa bàn Tỉnh gia tăng trong những năm vừa qua về cả số lượng và mức độ phức tạp. Chính vì vậy, việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại phát sinh là yêu cầu cấp thiết đối với tỉnh Quảng Nam nói riêng và cả nước nói chung.
Ở nước ta hiện nay, Tòa án là cơ quan giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại phổ biến nhất và việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại được quy định trong khá nhiều văn bản pháp lý. Theo điều 29, BLTTDS thì các tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án rất đa dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế; và văn bản pháp lý giải quyết các tranh chấp trên có thể là Bộ luật dân sự hay Luật chuyên ngành như Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Doạnh nghiệp,...

3. Phạm vi nghiên cứu
Tranh chấp kinh doanh, thương mại và giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại là vấn đề rộng lớn, có thể nhìn nhận đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau. Trong phạm vi của chuyên đề tốt nghiệp, tui chỉ giới hạn nghiên cứu về thực trạng giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa Kinh tế - Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam.

4. Mục đích nghiên cứu
Thông qua chuyên đề, tui muốn mô tả một “bức tranh” cụ thể về thực trạng cũng như việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa kinh tế - Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam. Và với tình hình thực tiễn cùng với những kinh nghiệm, hiểu biết có được trong quá trình thực tập, tui xin đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa kinh tế - Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam.

5. Bố cục của chuyên đề
Chuyên đề trình bày các nội dung chính sau: ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung được trình bày theo 3 chương:
Chương I: Pháp luật về việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án
Chương II: Thực trạng giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa Kinh tế - Toà án nhân dân tỉnh Quảng Nam
Chương III: Giải pháp và kiến nghị



CHƯƠNG I
PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN

1. Tranh chấp kinh doanh, thương mại
Tranh chấp thương mại hay tranh chấp kinh doanh là những thuật ngữ quen thuộc trong đời sống kinh tế xã hội ở các nước trên thế giới. Khái niệm này mới được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở nước ta trong mấy năm gần đây cùng với sự nhường bước của khái niệm tranh chấp kinh tế - một khái niệm quen thuộc trong cơ chế kinh doanh kế hoạch hóa đã ăn sâu trong tiềm thức và tư duy pháp lý của người Việt Nam.
Khái niệm tranh chấp thương mại lần đầu tiên được đề cập trong Luật thương mại ngày 10/5/1997; theo văn bản này thì tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do do việc không thực hiện hay thực hiện hay thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại. Nhưng thực tế, cùng với sự chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa sang cơ chế thị trường và sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, thì thuật ngữ tranh chấp kinh doanh, thương mại không chỉ bó hẹp là những tranh chấp như Luật thương mại 1997 đã xác định mà nó còn bao hàm nhiều loại tranh chấp khác phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thị trường cùng với thời kỳ hội nhập như hiện nay.
Nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế có chế độ sở hữu khác nhau, đã tạo điều kiện thu hút đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa nước ta phát triển. Tìm kiếm lợi nhuận trong kinh doanh không những là động lực phát triển mà còn là lý do tồn tại của hầu hết các chủ thể tham gia. Nhưng cũng chính sự đa dạng trong hoạt động kinh doanh, đầu tư cùng với quy luật cạnh tranh mà các quan hệ kinh tế ngày càng trở nên phức tạp hơn; những mâu thuẫn phát sinh ngày càng nhiều, cạnh tranh ngày càng gay gắt, khốc liệt hơn. Biểu hiện cụ thể đó là các tranh chấp kinh doanh, thương mại mà các bên không thể tự thỏa thuận được với nhau. Do đó, việc có một tổ chức giúp các bên giải quyết các mâu thuẫn phát sinh là điều quan trọng và cần thiết, để đảm bảo tâm lý và sự công bằng cho các chủ thể khi tham gia kinh doanh.
Tranh chấp kinh doanh, thương mại là tranh chấp biểu hiện những mâu thuẫn hay xung đột về quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hay thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Như vậy, tranh chấp kinh doanh, thương mại có thể phát sinh trong cả quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Dù tồn tại dưới hình thức nào và bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan hay chủ quan thì đặc trưng chung của tranh chấp kinh doanh, thương mại là luôn gắn với hoạt động kinh doanh và chủ thể tham gia chủ yếu là các cá nhân, đơn vị kinh doanh. Về bản chất, mỗi tranh chấp xét cho cùng đều phản ánh những xung đột về lợi ích kinh tế giữa các bên tham gia vào quan hệ kinh tế đó.


eE2ys7ehh2o0MZ3
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status