Vấn đề hoàn thiện địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn trong giai đoạn hiện nay - pdf 17

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 3
Chương I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 5
I Sự ra đời và phát triển của công ty trách nhiệm hữu hạn 5
II Vị trí, vai trò của công ty trách nhiệm hữu hạn trong nền kinh tế thị trường 7
III Đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn 9
Chương II ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH 13
I Khái niệm và đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn theo pháp luật hiện hành 13
1 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên 13
2 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 14
II Thành lập, giải thể, phá sản công ty trách nhiệm hữu hạn 16
1 Quy chế thành lập công ty 16
2 Quy chế giải thể và phá sản công ty 23
III Quyền và nghĩa vụ của công ty trách nhiệm hữu hạn 27
1 Quyền của công ty trách nhiệm hữu hạn 27
2 Các nghĩa vụ của công ty trách nhiệm hữu hạn 31
IV Quy chế thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn 35
1 Xác lập và chấm dứt tư cách thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn 35
2 Quyền và nghĩa vụ của công ty trách nhiệm hữu hạn 38
V Tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn 39
1 Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên 39
2 Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 43
Chương III VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 45
I Những đổi mới của Luật doanh nghiệp về địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn 45
1 Thực trạng hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn 49
2 Những vấn đề pháp lý đặt ra cần giải quyết 51
II Một số ý kiến về địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn trong giai đoạn hiện nay 51
1 Một số ý kiến về công ty trách nhiệm hữu hạn trong giai đoạn hiện nay 51
2 Các giải pháp pháp luật bảo đảm cho hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn 53
KẾT LUẬN 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56


Lời nói đầu
Công ty trách nhiệm hữu hạn(TNHH) đã xuất hiện từ lâu, đầu tiên ở Đức năm 1982 là kết quả của hoạt động lập pháp. Đúng như đoán của các nhà làm luật sau khi có Luật công ty TNHH, ngay lập tức nó nhận được sự hưởng ứng của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có vốn nên nó kết hợp được ưu điểm về chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần và ưu điểm về chế độ trách nhiệm hữu hạn của công ty đối vốn, đồng thời nó còn kết hợp được ưu điểm về chế độ chịu trách nhiệm của công ty cổ phần và ưu điểm của các thành viên quen biết nhau trong công ty đối nhân. Từ khi ra đời đến nay, số lượng các công ty TNHH đã phát triển nhanh chóng, quy mô và là một trong những loại hình công ty quan trọng trên thế giới. Nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên khi tham gia công ty, Nhà nước cần có sự điều chỉnh đối với các hoạt động của công ty. Năm 1990 với sự ra đời của Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân thì sự tồn tại và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân mới được Chính phủ thừa nhận. Đây là bước chuyển biến cơ bản có vị trí đặc biệt quan trọng mở đầu cho quá trình đối mới nền kinh tế quốc dân và được lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến kỳ họp ngày 12/6/1999 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật doanh nghiệp thay thế cho Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân, trong đó quy định về công ty TNHH.
Luật doanh nghiệp được ban hành đã thể chế hoá đường lối đổi mới nền kinh tế của Đại hội Đảng VI thành pháp luật và được lối này thực tế đã khẳng định sự đúng đắn của nó. Luật doanh nghiệp được ban hành là một đảm bảo pháp lý cho các nhà đầu tư, giúp họ thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình. Luật doanh nghiệp ra đời để thực hiện đường lối phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, huy động và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, tạo thêm nhiều việc làm, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người góp vốn đầu tư, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh. Luật doanh nghiệp quy định về các loại hình doanh nghiệp trong đó có công ty TNHH, luật đã quy định về quyền và nghĩa vụ của công ty, cách thức thành lập, phạm vi hoạt động, điều kiện của thành viên công ty. Ưu điểm lớn nhất của công ty là chế độ TNHH, công ty chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ của công ty trong phạm vi tài sản của mình. Do có chế độ TNHH mà nó giúp cho các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực nào của nền kinh tế. Thực tế cho thấy công ty TNHH, các tổ chức thông thường là người quen biết, có sự tin cậy nhất định vào nhau, nó rất phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô trung bình và nhỏ.
Theo thống kê thực tế cho thấy hơn mười năm qua trong cả nước đã có hơn 35.000 doanh nghiệp gồm các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần được thành lập. Nhìn chung sự phát triển của công ty diễn ra khá nhanh. Trong một thời gian ngắn nó đã phát huy được tác dụng tích cực đối với việc huy động vốn, giải quyết việc làm, đám ứng được yêu cầu của thị trường, kích thích chức năng động sáng tạo và thức tỉnh ý thức kinh doanh tự vươn lên hạn chế sự trông chờ, ỷ lại của các công ty vào Nhà nước. Tuy nhiên, cho đến nay trước yêu cầu của công cuộc đổi mới kinh tế, qua thực tiễn áp dụng Luật công ty ở nước ta đã xuất hiện nhiều điểm bất cập, không phù hợp với nền kinh tế hiện nay. Chính vì vậy, vẫn còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, trao đổi thêm nhằm giúp cho Luật doanh nghiệp có thể thực sự phát huy tác dụng và đi vào cuộc sống, đồng thời nhằm hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của công ty TNHH, một loại hình doanh nghiệp có nhiều điểm phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay.
Bố cục của khoá luận được thực hiện qua các phần sau:
- Lời nói đầu.
- Chương I: Những vấn đề chung về Công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Chương II: Địa vị pháp lý của Công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Chương III: Vấn đề hoàn thiện địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn trong giai đoạn hiện nay.
- Kết luật.
- Tài liệu tham khảo.

Chương I
Những vấn đề chung về công ty trách nhiệm hữu hạn
I. Sự ra đời và phát triển của công ty trách nhiệm hữu hạn.
Trong nền kinh tế nước ta hiện nay tư trước tới nay có nhiều đơn vị gọi là công ty, khái niệm công ty được sử dụng cho các đơn vị kinh tế chuyên hoạt động thương nghiệp, dịch vụ để phân biệt với các doanh nghiệp chuyên hoạt động sản xuất. Khái niệm công ty không được hiểu theo bản chất pháp lý mà được hiểu theo hình thức kinh doanh. Trong nền kinh tế hàng hoá không có Luật công ty.
Theo khái niệm trên thì có nhiều loại công ty, với những mục đích khác nhau trong đó có các loại hình công ty thương mại hay kinh doanh là phổ biến ngoài ra còn có các loại hình công ty dân sự.
Từ khái niệm trên, công ty kinh doanh có những đặc điểm cơ bản sau:
- Công ty là sự liên kết nhiều cá nhân và pháp nhân, sự liên kết này được thể hiện ở hình thức bên ngoài là một một tổ chức.
- Các thành viên phải bỏ ra một số tài sản của mình để góp vốn vào công ty. Đây là điều kiện quan trọng để thành lập công ty. Tuy nhiên, vai trò góp vốn của các loại công ty khác nhau.
Mục đích của việc thành lập công ty là để kinh doanh kiếm lời. Như vậy, về thực chất, công ty kinh doanh là loại hình doanh nghiệp có sự liên kết ít nhất là hai bên, các bên tham gia có thể là nhân, pháp nhân, nó hoàn toàn khác với doanh nghiệp một chủ sở hữu.
Cũng như các hoạt động kinh tế khác, công ty ra đời, tồn tại và phát triển trong những điều kiện nhất định.
Trong xã hội, khi nền tảng hàng hoá đã phát triển ở lĩnh vực nhất định để mở mang kinh doanh, các nhà kinh doanh cần có nhiều vốn để đáp ứng nhu cầu về vốn buộc các nhà kinh doanh phải liên kết với nhau trên cơ sở vốn và tin tưởng lẫn nhau, sự liên kết theo các hình thức nhất định tạo ra mô hình tổ chức mới là công ty.
Mặt khác, khi sản xuất hàng tiêu dùng, hàng hoá phát triển thì sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khắc nghiệt hơn. Các nhà doanh nghiệp có vốn đầu tư thấp thường ở vào vị trí bất lợi trong quá trình cạnh tranh vì vậy, các nhà kinh doanh phải liên kết với nhau thông qua hình thức là góp vốn để thành lập một doanh nghiệp vững chắc trên thị trường. Hơn nữa, trong kinh doanh thường gặp rủi ro, các nhà kinh doanh phải liên kết với nhau để nếu có rủi ro xảy ra thì nhiều người cùng gánh chịu, điều này có lợi so với doanh nghiệp một chủ. Mô hình liên kết này tỏ ra hấp dẫn, phù hợp với nền kinh tế thị trường và những người kinh doanh.
Do vậy, công ty đã được các nhà kinh doanh tiếp thu và áp dụng. Như vậy, sự ra đời của công ty là một quy luật khách quan trong nền kinh tế thị trường.
Công ty ra đời là kết quả của việc thực hiện nguyên tắc tự do kinh doanh, tự do quy ước, tự do lập hội. Sự ra đời của công ty kinh doanh đã kéo theo những nhu cầu cần có luật về công ty. Pháp luật công ty là một tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ phát sinh trực tiếp trong quá trình thành lập, hoạt động, phát triển và kết thúc hoạt động của công ty. Pháp luật công ty bảo vệ lợi ích chung của công ty.
ở Việt Nam, Luật công ty ra đời muộn và chậm phát triển. Mặc dù hoạt động thương mại đã có từ lâu và trong lịch sử hoạt động thương mại để điều chỉnh cân bằng thông lệ thương mại, ở Việt Nam xuất hiện nhiều loại công ty dưới hình thức hội, vì thế Luật công ty gắn liền với Luật dân sự và Luật thương mại.
Từ sau năm 1854 đất nước chia làm hai miền, do đó, có hai hệ thống pháp luật khác nhau. ở miền Bắc bắt đầu xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung với hai thành phần kinh tế chủ yếu là quốc doanh và tập thể nên không có công ty và Luật công ty. ở miền Nam, Bộ luật thương mại Sài Gòn 1972 cũng có quy định về hội YNHH gần giống với các đặc điểm đặc trưng của công ty TNHH.
Từ năm 1986, Đảng ta quyết định chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngày 12/12/1990 Quốc hội đã thông qua Luật công ty, quy chế pháp lý của công ty TNHH và công ty cổ phần. Điều này đã đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới kinh tế ở Việt Nam. Thực tế cho thấy rằng, Luật công ty đã có những đóng góp tích cực vào thành công phát triển kinh tế xã hội ở nước ta trong gần 10 năm qua. Tuy nhiên, bên cạnh đó Luật công ty cũng dần dần bộc lộ nhiều thiếu sót, chưa theo kịp sự phát triển của nền kinh tế và sự hội nhập quốc tế. Nhận thức được yêu cầu của thực tế trên, ngày 12/6/1999 Quốc hội đã thông qua Luật doanh nghiệp năm 1999 thay thế cho Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân.
II. Vị trí, vai trò của công ty trách nhiệm hữu hạn trong nền kinh tế thị trường.
Vai trò quan trọng của Công ty TNHH không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường nên khi Việt Nam phát triển nền kinh tế thị trường thì cần có loại hình công ty này.
Ra đời năm 1982 tại Đức, công ty TNHH được luật pháp các nước Châu Âu lục địa thừa nhận và phát triển mạnh mẽ cho tới ngày nay. ở các nước phát triển đặc biệt là các nước tư bản chủ nghĩa, công ty TNHH đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động thương mại cũng như trong nền kinh tế tự tư bản chủ nghĩa. Đây là loại công ty kết hợp được những ưu điểm về chế độ TNHH của công ty cổ phần và ưu điểm các thành viên quen biết nhau của công ty đối nhân. Nó khắc phục được nhược điểm về sự phức tạp khi thành lập và quản lý của công ty cổ phần, nhược điểm không phân chia được rủi ro của công ty đối nhân. Chính vì vậy mà hiện nay công ty TNHH trở nên quan trọng bậc nhất và đã được phần lớn các nhà kinh doanh lưu tâm tới. Trong nền kinh doanh thị trường, chế độ trách nhiệm hữu hạn tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh hạn chế rủi ro bằng cách chia sử trách nhiệm cho nhiều người, giúp cho các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực kinh tế nào có lợi cho xã hội. Công ty đã tạo điều kiện cho bất kỳ nhà đầu tư nào cũng có thể góp vốn của họ. Điều này đã thu hút được nhiều các nhà đầu tư cũng như người có vốn quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì thế, có thể nói công ty TNHH đã chiếm vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Việc thu hút đầu tư từng bước đưa nền kinh tế phát triển, mở rộng quy mô địa bàn và đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh. Số lượng các công ty TNHH ngày càng tăng đã dần dần chứng minh được tầm quan trọng của nó. Thực tế ở Việt Nam cho thấy các nhà đầu tư cũng rất thích thú với loại hình kinh doanh này. Nhất là trong tình hình hiện nay nước ta đang từng bước đổi mới nên kinh tế toàn diện trong đó có cơ cấy kinh tế hoà nhập với nền kinh tế của các nước trên thế giới.
Trước năm 1986, nền kinh tế nước ta có đặc điểm là xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chủ yếu là hai thành phần quốc doanh và tập thể. Trong thời kỳ này kinh tế tư nhân không có điều kiện phát triển do hoàn cảnh lịch sử. Thành phần kinh tế tư nhân lại dựa trên cơ sở sản xuất nhỏ và là thành phần kinh tế không thuần nhất. Nói chung về mặt kinh tế họ đều là những sở hữu nhỏ, tiến hành hoạt động kinh tế bằng chính lao động của mình. Nền kinh tế Việt Nam giai đoạn này là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp chứ không phải là nền kinh tế hàng hoá với sự đa dạng của các thành phần kinh tế. ở đó không có sự cạnh tranh mà chỉ có hai thành phần là kinh tế quốc doanh và tập thể với vai trò bao trùm của Nhà nước từ khâu sản xuất đến khâu phân phối, lưu thông, Nhà nước không khuyến khích làm giàu, không khuyến khích tư nhân phát triển kinh tế. Tư nhân không được phép đầu tư vào các dự án lớn, vì vậy thời kỳ này không có cạnh tranh nên không có rủi ro. Cơ chế đó đã làm vai trò của nền kinh tế tư nhân trong giai đoạn này không phát triển và không có vị trí trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp ở nước ta.


kF4r2w6fAOS1mEK

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status